Nhóm nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 51)

Năm 2010-2012, nền kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng tiếp tục trải qua giai đoạn khó khăn. Dưới tác động tiêu cực của khủng hoảng kinh tế

toàn cầu, tăng trưởng của kinh tế của Việt Nam có chiều hướng giảm sút; GDP năm 2009 được Chính phủ điều chỉnh giảm từ 6,5% xuống còn 5,3%, năm 2010 đạt 6,78% và 2011 đạt 5,89% (Tổng cục Thống kê, 2012a), thấp hơn rất nhiều so với thời kì trước đó (8,4% năm 2007). Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) liên tục tăng mạnh từ

2009 đến nay, tăng từ 6,52% năm 2009 lên 18,13% năm 2011 (Tổng cục Thống kê, 2012a). Tốc độ tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế 2009-2010 luôn trong tình trạng tăng cao, năm 2009 đạt 37,73%, 2010 đạt 27,65% (Phạm Xuân Hòe, 2013),

lạm phát tăng vọt lên 2 con số. Năm 2012, diễn biến CPI tháng có nhiều điểm đi ngược với quy luật của những năm trước đó khi vẫn tăng theo quy luật những tháng

đầu năm, giảm sâu vào giữa năm (giảm vào tháng 6 và tháng 7), đột ngột tăng vào tháng 9 và giảm từ tháng 9 cho đến cuối năm. Về chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước kiểm soát lạm phát ngay từ đầu năm 2011 qua Chỉ thị 01/CT-NHNN ngày 01/03/2011 với tăng trưởng tín dụng dưới 20%, tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất so với tổng dư nợ tối đa 22% và tối đa 16% vào 31/12/2011 và tiếp tục kiên định chính sách đó cho đến nửa đầu năm 2012 trước khi giảm lãi suất điều hành lần thứ nhất vào ngày 13/03/2012. Lãi suất huy động của ngân hàng năm 2011 bị khống chếở mức trần: khống chế lãi suất huy động có kỳ hạn dưới 14% (Thông tư 02/2011/ TT-NHNN ngày 03/03/2011), lãi suất huy động không kỳ hạn dưới 6% (Thông tư 30/2011/TT- NHNN ngày 28/09/2011).

Năm 2010-2012 là giai đoạn nhiều thử thách với với ngành ngân hàng do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vẫn chưa hoàn toàn khắc phục. Các Ngân hàng đã phải đối mặt với áp lực về huy động vốn và tăng vốn điều lệ, lãi suất và tỷ giá biến

43

toàn nền kinh tế chỉ đạt 1,24%, sau 11 tháng tín dụng mới nhích lên được 5,1% (Tổng cục Thống kê, 2012b). Tuy nhiên, điểm bất ngờ là tín dụng đã tăng mạnh vào cuối năm 2012, khiến cả năm tăng trưởng 8,85% (Tổng cục Thống kê, 2012b). Tín dụng năm 2012 tăng trưởng ở mức thấp kỷ lục, đây là lần đầu tiên kể từ năm 1992, mức tăng trưởng tín dụng ở một con số. Nguyên nhân tín dụng tăng thấp do cầu yếu, khả năng tiêu thụ sản phẩm khó khăn, hàng tồn kho cao nên nhiều DN không đủ điều kiện vay vốn; các TCTD phải kiểm soát chặt chẽ tín dụng nhằm ngăn chặn nợ xấu...

Hơn nữa, chỉ số tiêu dùng giảm còn do nền kinh tế khó khăn, doanh nghiệp phá sản nhiều, thu nhập người lao động giảm dẫn đến tốc độ tăng sức mua của nền kinh tế

giảm sút nhiều. Tổng cầu và sức mua có giảm, tồn kho, nợ xấu của doanh nghiệp tăng, người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu.... Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2012 theo giá so sánh 1994 ước tính tăng 5,03% (năm 2011 tăng 5,89%) so với năm 2011(Tổng cục Thống kê, 2012a) ; GDP năm 2013 theo giá so sánh 2010 ước tính tăng 5,42% . Đến ngày 12/12/2013, tổng phương tiện thanh toán tăng 14,64%; huy

động vốn tăng 15,61%; tăng trưởng tín dụng tăng 8,83% so với cuối năm 2012 và dự kiến sẽ cao hơn mức tăng của năm 2012 (Tổng cục Thống kê, 2013).

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, năm qua kinh tế - xã hội nước ta vẫn còn những bất cập và đây là khó khăn, thách thức: Sức cầu của nền kinh tế yếu. Khả

năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp thấp. Hàng tồn kho tuy giảm nhưng vẫn ở mức cao. Xuất khẩu mặc dù có nhiều cải thiện nhưng ưu thế thuộc về khu vực có vốn

đầu tư nước ngoài với những mặt hàng gia công là chủ yếu, giá trị gia tăng thấp. Tốc độ cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước diễn ra chậm. Năng lực quản lý,

điều hành sản xuất của nhiều doanh nghiệp còn yếu dẫn đến hiệu quả sản xuất thấp hoặc thua lỗ khi phải đương đầu với khó khăn, thử thách. Về lĩnh vực ngân hàng, hoạt động ngân hàng vẫn đối mặt với nhiều thách thức. Tỷ lệ nợ xấu mặc dù có dấu giảm nhưng vẫn ở mức cao; chất lượng tín dụng chưa thực sự được cải thiện; nợ

xấu chưa được phân loại và đánh giá đầy đủ, chính xác. Hiệu quả kinh doanh của các tổ chức tín dụng thấp so với các năm trước đây. Chênh lệch thu nhập - chi phí

44

luỹ kế 11 tháng năm 2013 của toàn hệ thống chỉ tăng 3,2% so với cùng kỳ năm 2012 (Tổng cục Thống kê, 2013).

2.3.1.2 Hành lang pháp lý

Vào những năm 1993, 1994 hoạt động CVTD của các NHTM Việt Nam thực sự

phát triển và tập trung chủ yếu vào tiêu dùng trả góp. Cơ sở pháp lý của hoạt động cho vay dựa vào quyết định số 18/QĐ- NHNN5 ngày 16/2/1994 của thống đốc NHNN, ban hành “thể lệ vay vốn phát triển kinh tế hộ gia đình và CVTD”. Một trong những điều kiện được vay vốn là: “cơ quan quản lý, trợ cấp hàng tháng cho viên chức đó cam kết trích lương, trợ cấp hàng tháng trả nợ cho tổ chức tín dụng, nếu đến hạn người vay không trảđược nợ gốc và lãi.”

Đến năm 1999, loại hình cho vay không có bảm đảm bằng tài sản gặp nhiều khó khăn do “việc quản lý tiền lương, trợ cấp của cán bộ công nhân viên thực hiện khấu trừ các khoản thu nhập này để thu hồi nợ đến hạn theo thỏa thuận hoặc khi người vay chưa trả được nợ là chưa phù hợp, xa lạ với bản thân chế độ của ta. Bởi vì tiền lương là thu nhập cơ bản nhằm tái sản xuất sức lao động giản đơn và mở rộng cho người lao động. Nếu thực hiện biện pháp này người lao động sẽ lao vào tình trạng khó khăn vềđời sống.” (Trích theo văn bản số 938/CVTD- CSTT3 về việc phục vụ đời sống đảm bảo an toàn vốn của tổ chức tín dụng bằng biện pháp thu hồi nợ từ

lương, trợ cấp của cán bộ công nhân viên ngày 03/12/1999 của NHNN). Cũng chính từ văn bản này NHNN cũng tạm ngưng loại cho vay này. Sau đó, văn bản số

34/CV- NHNN1 ngày 7/1/2000 và văn bản số 98/CVTD- NHNN1 ngày 28/1/2000 của Thống đốc NHNN hướng dẫn, cho phép các tổ chức tín dụng cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đối với cán bộ công nhân viên và thu hồi nợ từ tiền lương, trợ

cấp và các khoản thu nhập khác.

Thời gian sau đó NHNN có ban hành thêm một số văn bản khác, trong đó đáng lưu ý là quyết định số 266/2000/QĐ- NHNN ngày 18/7/2000 về việc cho vay không có tài sản bảo đảm bằng tài sản đối với các NHTMCP, công ty tài chính cổ phần, ngân hàng liên doanh. Quyết định 284/2000/QĐ- NHNN về việc ban hành quy chế cho vay của các TCTD đối với khách hàng. Gần đây nhất là quyết định số

45

1627/2001/QĐ- NHNN về việc ban hành quy chế cho vay đối với khách hàng, thay cho quyết định số 284/2000/QĐ- NHNN . Trong quy chế mới này, NHNN đã cho phép các TCTD thực hiện các loại hình cho vay hợp pháp, và phần điều kiện vay vốn là: “ Khách hàng có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ có khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật”. Đến đây có thể nói hoạt động CVTD đã có cơ sở pháp lý nhất định để phát triển và mở rộng. Ngày 03/02/2005, NHNN đã ban hành quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Năm 2006 Chính phủ ra Nghị định số 163/2006/NĐ-CP thay thế Nghị định số

165/1999/NĐ-CP ngày 19/11/1999 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm và bãi bỏ

các Nghịđịnh số 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 của Chính phủ về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng; Nghị định số 85/2002/NĐ-CP ngày 25/10/2002 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Nghịđịnh số 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 của Chính phủ về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng; Khoản 2 Điều 2 Nghịđịnh số 08/2000/NĐ-CP ngày 10/3/2000 của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm. Nghịđịnh này quy định chi tiết thi hành một sốđiều của Bộ luật Dân sự về việc xác lập, thực hiện giao dịch bảo đảm để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự và xử lý tài sản bảo đảm. Trong đó có một mục riêng dành cho cho vay không có tài sản đảm bảo trong chương thực hiện giao dịch đảm bảo. Điều này cho thấy cơ hội cho CVTD phát triển đang được mở rộng. Ngày 23 tháng 7 năm 2010 Chính phủđã ban hành Nghị định số 83/2010/NĐ-CP về đăng ký giao dịch bảo đảm. Nghị định số

83/2010/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 09/9/2010 và thay thế Nghịđịnh số

08/2000/NĐ-CP ngày 10/3/2000. Năm 2012, Chính phủ đã ban hành nghị định số

11/2012/NĐ- CP ngày 22/02/2012 sửa đổi một số điều tại 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006. Nghị định 11/2012/NĐ-CP đã quy định cụ thể về các loại tài sản hình thành trong tương lai được sử dụng làm tài sản bảo đảm bao gồm: (i) Tài sản hình thành từ vốn vay; (ii) Tài sản đang trong giai đoạn hình thành hoặc đang được tạo

46

lập hợp pháp tại thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm; (iii) Tài sản đã hình thành và thuộc đối tượng phải đăng ký quyền sở hữu, nhưng sau thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm thì tài sản đó mới được đăng ký theo quy định của pháp luật. Đồng thời, Nghị định 11/2012/NĐ-CP cũng quy định rõ tài sản hình thành trong tương lai không bao gồm quyền sử dụng đất.

Vào ngày 20/05/2010 thông tư 13/2010/TT-NHNN của NHNN chính thức có hiệu lực, với điều khoản tỷ lệ cho vay không vượt quá 80% vốn huy động trong đó nguồn vốn để cung ứng tín dụng không bao gồm tiền giử không kỳ hạn của tổ chức, vốn tự có của NHTM. Nhưng sau đó, vào ngày 30/8/2011, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ký ban hành Thông tư số 22/2011/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, đã được sửa đổi bởi Thông tư số 19/2010/TT- NHNN. Với Thông tư số 22, Ngân hàng Nhà nước đã chính thức cụ thể hóa định hướng đưa ra trước đó, chính thức hủy bỏ tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động, khơi thông nguồn vốn và tạo thêm điều kiện để các tổ chức tín dụng có thể giảm lãi suất. Với việc hủy bỏ quy định nói trên, một rào cản trong sử dụng vốn để cho vay

được gỡ bỏ, đồng nghĩa với các tổ chức tín dụng có thêm điều kiện để tận dụng các nguồn vốn đểđẩy mạnh cho vay, cũng như giảm thêm chi phí để có thêm cơ sở thực tế hưởng ứng chủ trương hạ lãi suất mà Ngân hàng Nhà nước đưa ra. Đây cũng là một phương án mà Ngân hàng Nhà nước triển khai theo thông điệp sẽđiều chuyển vốn từ chỗ thừa sang chỗ thiếu, để các nhà băng có thêm điều kiện cho vay và giảm lãi suất như đề cập ở trên. Đây cũng là một giải pháp hỗ trợ giảm lãi suất bằng sự

cân đối lại các nguồn vốn trong hệ thống, thay vì tăng cung tiền để giảm lãi suất có thể dẫn tới áp lực tăng lạm phát.

Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay để phát triển CVTD vẫn còn gặp một số vướng mắc pháp lý: (i) Theo khoản 1, điều 18 trong Nghị định số 83/2010/NĐ-CP: Cơ

quan đăng ký giao dịch bảo đảm có trách nhiệm giải quyết hồ sơđăng ký, đăng ký thay đổi, đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm, sửa chữa sai sót vềđăng ký giao dịch bảo đảm, xoá đăng ký giao dịch bảo đảm trong ngày nhận hồ

47

sơ đăng ký hợp lệ; nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ, thì hoàn thành việc đăng ký ngay trong ngày làm việc tiếp theo; trong trường hợp phải kéo dài thời gian giải quyết hồ

sơ đăng ký thì cũng không quá 03 ngày làm việc. Tuy nhiên ,trên thực tế các cơ

quan thường hẹn trễ hơn so với quy định; (ii) Về việc thông báo về việc thế chấp phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện thủy nội địa, phương tiện giao thông đường sắt, theo khoản 1, điều 7a của Nghịđịnh số 11/2012/NĐ-CP: Sau khi đăng ký thế chấp phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện thủy nội địa, phương tiện giao thông đường sắt, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đăng ký phương tiện giao thông phải cập nhật thông tin về việc phương tiện giao thông

đang được thế chấp ngay trong ngày nhận được bản sao văn bản chứng nhận đăng ký giao dịch bảo đảm nhưng chưa quy định cách thức xử lý như thế nào khi cơ quan Nhà nước phát hiện tại sản đã được đăng ký trước đó; (iii)Hiện nay, quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành theo Quyết định số

1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đang áp dụng cho cả vay sản xuất và vay tiêu dùng khiến các NHTM gặp nhiều bất cập. Chẳng hạn, việc hoàn thiện hồ sơ vay vốn phức tạp, nhiều giấy tờ, đặc biệt là phải có phương án vay cụ thể, …. Ngoài ra, chưa có quy định cụ thể về lãi suất áp dụng

đối với hoạt động cho vay tiêu dùng.

2.3.1.3 Môi trường khoa hc công ngh

Trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, các mảng hoạt động đều gắn liền với việc tiếp nhận và xử lý thông tin, do vậy việc ứng dụng công nghệ thông tin có ý nghĩa quan trọng đối với ngành ngân hàng để phát triển bền vững và có hiệu quả cao. Do đó, những thành tựu của ngành ngân hàng trong những năm qua cũng có sự góp mặt của việc ứng dụng công nghệ thông tin:

- Hệ thống các ngân hàng đã triển khai ứng dụng CNTT xử lý các nghiệp vụ ngân hàng theo mô hình tập trung, trực tuyến, đảm bảo cho hệ thống thông tin được liên thông, đồng nhất và chính xác, góp phần nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ, năng lực quản lý, điều hành, tăng cường hoạt động quản trị rủi ro trong ngân hàng. Theo báo cáo tổng hợp từ các TCTD, hầu hết các TCTD đã triển khai thành công

48

ứng dụng lõi Core banking, các ứng dụng quản trị theo mô hình tập trung. Tuy nhiên, vẫn còn một số ít các TCTD triển khai ứng dụng quản trị nội bộ, quản trị rủi ro theo mô hình phân tán (NHNN, 2013).

- Hệ thống Core banking đã được ứng dụng phổ biến ở phần lớn các ngân hàng, giúp ngân hàng đẩy mạnh công tác quản lý thông tin khách hàng nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, phát triển thêm nhiều dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, nâng cao công tác quản trị nội bộ, cải thiện năng suất lao động của nhân viên, tiết kiệm chi phí hoạt động.Với sự hiện đại của hệ

thống Core banking, khách hàng chỉ cần có một mã duy nhất ở một ngân hàng, khách hàng có thể giao dịch với rất nhiều sản phẩm, và ở bất kỳđiểm giao dịch nào trong và ngoại hệ thống. Theo thống kê, có 94% ngân hàng được khảo sát đã triển

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam (Trang 51)