Tổ chức các hoạt động đọc, phân tích và hiểu số liệu thống kê

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực suy luận thống kê cho học sinh lớp 10 ở trường trung học phổ thông (Trang 68)

Mục đích của biện pháp này là giúp HS phát triển năng lực suy luận thống kê từ hoạt động đọc, phân tích, diễn giải và kết luận. Cụ thể là phát triển năng lực 5: Quan sát thông tin thống kê để rút ra các kết luận thống kê mà ta đã nêu trong chương 1.

Đồ thị thống kê được sử dụng khá phổ biến trên nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội khác nhau nhằm cung cấp hình ảnh trực quan sinh động giúp người xem nhanh chóng nắm bắt, phân tích và xử lý thông tin thống kê một cách thông minh và hữu hiệu nhất. Tuy nhiên, phương pháp giảng dạy thống kê hiện nay cho HS nói chung chỉ chú trọng vào trang bị công thức, quy trình tính toán cồng kềnh nhưng những điều đó lại không giúp ích được nhiều cho HS trong việc phát triển năng lực toán học hóa tình huống thực tiễn. Qua mục này thông qua đồ thị, biểu đồ, GV sẽ tổ chức các hoạt động nhằm

rèn luyện cho HS khả năng nhận biết, suy luận có tính thống kê về xu hướng và quy luật phát triển cũng như biến động của hiện tượng nghiên cứu.

Ngoài ra, luyện tập năng lực đọc hiểu thông tin thống kê cho HS làm tiền đề, nền tảng cho suy luận thống kê là nhiệm vụ mà mỗi nhà giáo, chúng ta cần quan tâm phát triển giúp các em trở thành những công dân có tri thức, có thể áp dụng những kiến thức học tập trên ghế nhà trường để thích nghi và xử lí một cách thông minh các bài toán thực tế bắt gặp trong đời sống lao động và sản xuất.

Dựa trên các biểu diễn số liệu thống kê, GV tổ chức cho HS các hoạt động đọc, phân tích và hiểu số liệu thống kê dựa trên các biểu diễn của nó nhằm phát triển nhóm năng lực suy luận thống kê từ hoạt động phân tích, diễn giải và kết luận. Trước tiên GV đưa ra quy trình dạy học giúp HS đọc, phân tích, hiểu số liệu thực tế:

- Bước 1: GV đưa ra một số biểu đồ, đồ thị, bảng số liệu cho HS quan sát và thảo luận.

- Bước 2: GV đưa ra hệ thống câu hỏi có thể yêu cầu HS đọc, phân tích biểu đồ và rút ra nhận xét hoặc đòi hỏi HS phải có năng lực suy luận đối với các con số hay một biểu đồ bất kỳ để HS phân tích và thảo luận.

- Bước 3: Cho các nhóm báo cáo kết quả thảo luận hoặc cá nhân báo cáo. - Bước 4: GV phân tích và đưa ra kết luận.

Sau đây là một vài ví dụ thể hiện:

Ví dụ 2.9. Biểu đồ sau cho biết tổng số HS ba cấp học (Tiểu học, Trung học Cơ sở, Trung học Phổ thông; đơn vị triệu người) và tỉ lệ HS của các cấp ở Việt Nam trong năm học 2008 – 2009.

Biểu đồ 2.3:Tổng số HS trong các năm học

12.9 15.4 16.6 18.5 17.2 18.1 0 5 10 15 20 2002-2003 2003-2004 2004-2005 2005-2006 2006-2007 2008-2009 số học sinh(triệu người)

Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ HS các cấp năm 2008 - 2009

Câu hỏi 1: Tổng số HS của Việt Nam trong năm học 2008 - 2009 là bao nhiêu? Số HS Trung học Phổ thông (THPT) chiếm tỉ lệ bao nhiêu phần trăm?

Bối cảnh của bài toán rất gần gũi với người học, thông tin thống kê về số lượng HS được liệt kê ngay trên từng cột của biểu đồ. Với câu hỏi này, các em chỉ việc căn cứ vào dữ liệu trên cột thứ 6 từ trái qua (Biểu đồ 2.3) để đọc số liệu tương ứng với năm học đó là 18,1 triệu và căn cứ vào biểu đồ hình quạt (Biểu đồ 2.4) để đọc được số HS THPT chiếm tỉ lệ 8%. Câu hỏi 1 là câu hỏi đề cập đến khả năng đọc hiểu dữ liệu trên biểu đồ của HS.

Câu hỏi 2: Năm học 2008 - 2009 có tất cả bao nhiêu HS THPT? Trình bày cách tính.

Rõ ràng dữ liệu cần tìm không được liệt kê trên biểu đồ. Tình huống của câu hỏi này tuy không khó nhưng hơi lạ với HS, nó đòi hỏi năng lực liên kết, suy luận thống kê của các em để tìm ra đáp án. Các em cần căn cứ vào dữ liệu phản ánh trên biểu đồ hình cột để tìm tổng số HS THPT năm học 2008 - 2009, sau đó liên kết với dữ liệu phản ánh trên biểu đồ hình quạt để xác định tỉ lệ HS THPT, với các số liệu đó các em cần lí giải, xử lí và suy luận nhằm đạt được mục đích. Từ đó, vận dụng kỹ năng tính toán các em đi đến kết quả:

1 8 ,1 8

1, 4 4 8 1 0 0

 (triệu)

Với câu hỏi này, có thể một số HS sẽ gặp lúng túng nếu các em chỉ căn cứ vào một biểu đồ đã cho để tìm câu trả lời. Tuy nhiên, ở đây chắc chắn trong đầu các em đã diễn ra các quá trình lí giải và suy luận từ những số liệu thống kê. Vì vậy, qua quá

Trung học cơ sở 31% Trung học phổ thông 8% Tiểu học 61% Năm học 2008-2009

trình thực nghiệm, chúng tôi đã thu được kết quả như sau: có đến 100% số HS đạt được cấp độ 2, vì các em đã biết cách đọc biểu đồ, dựa vào biểu đồ đọc ra đáp án trả lời chính xác câu hỏi 1, tuy nhiên chỉ có đến 65% số HS biết liên kết 2 biểu đồ, tính toán và trả lời đúng câu hỏi 2. Vì vậy các em được đánh giá là đạt cấp độ 3.

Ví dụ 2.10. Quan sát các biểu đồ, đồ thị dưới đây và phân tích về tỷ lệ giới tính của dân số Việt Nam, tỷ trọng dân số chưa đến trường và tỷ suất sinh. Hãy rút ra những kết luận cần thiết.

Quy trình tổ chức dạy học: GV hướng dẫn HS quan sát biểu đồ 2.5 và yêu cầu chỉ ra nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ giới tính của Việt Nam tăng liên tục sau khi Việt Nam thống nhất vào năm 1975.

Biểu đồ 2.5: Tỷ lệ giới tính của dân số Việt Nam thời kì 1960 – 2012

Qua quá trình thực nghiệm của các nhóm, chúng tôi đã thu được kết quả thảo luận của HS các nhóm như sau: có đến 98% số HS đạt được cấp độ 2, các em đã đưa ra nhận xét sau “Nhìn vào biểu đồ 2.5 ta thấy tỷ lệ giới tính của dân số Việt Nam năm 1960 là 95,9 nam/100 nữ, năm 1970 là 94,7 nam/100 nữ, năm 1979 là 94,2 nam/100 nữ, năm 1989 là 94,7 nam/100 nữ, năm 1999 là 96,4 nam/100, năm 2009 là 97,6 nam/100 nữ, năm 2010 là 97,7 nam/100 nữ, năm 2011 là 97,9 nam/100 nữ, năm 2012 là 97,9 nam/100 nữ”. Trong đó có đến 18,6% số HS đạt được cấp độ 3, các em đã đưa ra những suy luận hợp lôgíc, cụ thể các em đã giải thích, chỉ ra được nguyên nhân vì sao lại có sự mất cân bằng giới tính như vậy “Hiện nay, toàn Châu Á đang thiếu hụt khoảng 117 triệu phụ nữ do mất cân bằng giới tính khi sinh. Điều này bắt nguồn từ

việc chọn giới tính trước khi sinh, do những chuẩn mực văn hóa có từ lâu đời về việc ưa thích con trai và đánh giá thấp giá trị con gái. Những truyền thống này đã tạo nên áp lực to lớn về việc phải sinh được con trai đối với phụ nữ và cuối cùng ảnh hưởng tới địa vị kinh tế - xã hội, đời sống sinh sản cũng như sức khỏe và sự sinh tồn của họ. Tỷ lệ mất cân bằng giới tính của Việt Nam hiện nay cao là do các nguyên nhân cơ bản như: ảnh hưởng của quan niệm coi trọng sinh con trai của người phương Đông; việc lạm dụng những tiến bộ khoa học công nghệ để lựa chọn giới tính trước sinh... Tất cả điều này sẽ dẫn đến các hệ lụy khó lường về mặt xã hội, an ninh, chính trị như dư thừa nam giới, thiếu phụ nữ trong độ tuổi kết hôn, sẽ dẫn tới tan vỡ cấu trúc gia đình. Ngoài ra, còn làm gia tăng bất bình đẳng giới, phụ nữ kết hôn sớm, tỷ lệ ly hôn, tái hôn cao, bạo hành giới…”.

Tiếp theo, GV cho HS quan sát biểu đồ về tỷ trọng dân số chưa bao giờ đến trường (Biểu đồ 2.6) và hướng dẫn HS phân tích sự khác biệt về giới tính và nhóm tuổi.

Biểu đồ 2.6: Tỷ trọng dân số chƣa bao giờ đến trƣờng năm 2012

Có đến 67% số HS đạt được cấp độ 2, các em cho rằng “Tỷ trọng dân số chưa bao giờ đến trường của nam cao hơn nữ. Hai đường đồ thị gần nhau ở nhóm tuổi trẻ và ngày càng xa nhau ở những độ tuổi già hơn, điều này cho ta thấy tỷ trọng chưa đi học theo giới giảm đáng kể trong những năm gần đây”. Tuy nhiên chỉ có 18% số HS đạt được cấp độ 3, các em cho rằng “Tỷ trọng chưa đi học của nữ cao hơn nam, hay nói cách khác, phụ nữ bị thiệt thòi hơn nam giới về hưởng thụ nền giáo dục. Tuy nhiên, hai đường đồ thị gần nhau ở nhóm tuổi trẻ và càng cách xa nhau ở những độ

tuổi già hơn, phản ánh sự khác biệt của tỷ trọng chưa đi học theo giới đã được thu hẹp đáng kể trong những năm gần đây, chứng tỏ sự nhận thức của con người ngày nay đã tăng lên rất nhiều, điều này khẳng định hai khuynh hướng đồng hành của giáo dục là sự cải thiện chung về mức độ đi học và ngày càng thu hẹp sự khác biệt về giới”.

Qua các ví dụ trên ta thấy HS đã biết cách đọc biểu đồ, dựa vào biểu đồ để phân tích và hiểu được ý nghĩa của nó đồng thời cũng chỉ ra được nguyên nhân dẫn đến việc mất cân bằng giới tính của dân số Việt Nam hiện nay. Thông qua các hoạt động này, GV cần tích hợp giáo dục dân số, giúp cho HS phổ thông nắm được chính sách phát triển dân số của đất nước.

Ví dụ 2.11. Quan sát bảng số liệu, biểu đồ dưới đây và phân tích về tỷ lệ biết chữ của dân số Việt Nam từ 15 tuổi trở lên chia theo giới tính, thành thị, nông thôn và vùng kinh tế. Hãy rút ra kết luận cần thiết.

Quy trình tổ chức dạy học: GV hướng dẫn HS quan sát bảng số liệu, biểu đồ và chỉ ra nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ dân số biết chữ của Việt Nam tăng lên rõ rệt.

Bảng 2.6: Tỷ lệ biết chữ của dân số từ 15 tuổi trở lên chia theo giới tính, thành thị/nông thôn và vùng kinh tế - xã hội, 1/4/2012

(Đơn vị tính: Phần trăm) Giới tính/vùng kinh tế - xã hội Tổng số Thành thị Nông

thôn Chênh lệch thành thị - nông thôn Toàn quốc 94,7 97,5 93,3 4,2 Nam 96,6 98,4 95,7 2,7 Nữ 92,9 96,7 91,0 5,7 Vùng kinh tế - xã hội

Trung du và miền núi bắc 89,2 97,5 87,3 10,2

Trung du và miền núi phía Bắc 98,0 98,9 97,6 1,3

Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung

94,5 96,9 93,6 3,3

Tây Nguyên 92,1 96,6 90,1 6,5

Đông Nam Bộ 97,0 98,2 95,0 3,2

“Nhìn vào bảng 2.6 ta thấy tỷ lệ biết chữ của dân số 15 tuổi trở lên là 94,7%, tỷ lệ biết chữ của thành thị cao hơn nông thôn 4,2% do có khoảng cách chênh lệch phát triển giữa thành thị và nông thôn. Tỷ lệ biết chữ của nam cao hơn nữ ở cả khu vực thành thị và khu vực nông thôn. Chênh lệch về tỷ lệ biết chữ giữa khu vực thành thị và nông thôn của nữ cao hơn nam (mức chênh lệch là 5,7 điểm phần trăm đối với nữ và 2,7 điểm phần trăm đối với nam). Đồng bằng sông Hồng có tỷ lệ biết chữ cao nhất (98%), đứng thứ hai là Đông Nam Bộ với tỷ lệ biết chữ là 97%, đứng thứ ba là Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung với tỷ lệ biết chữ là 94,5%, đứng thứ tư là đồng bằng sông Cửu Long với tỷ lệ biết chữ là 93,1%, tiếp theo là Tây Nguyên với tỷ lệ biết chữ là 92,1%, và thấp nhất là vùng Trung du và miền núi phía Bắc với tỷ lệ biết chữ là 89,2%. Trung du và miền núi phía Bắc là vùng có sự chênh lệch về tỷ lệ biết chữ giữa thành thị và nông thôn cao nhất cả nước với 10,2 điểm phần trăm, Trung du và miền núi phía Bắc có sự chênh lệch về tỷ lệ biết chữ giữa thành thị và nông thôn thấp nhất cả nước với 1,3 điểm phần trăm” là suy luận của HS được đánh giá là đạt cấp độ 2, chiếm 45% trong tổng số HS.

Có đến 19% số HS đạt được cấp độ 3, các em cho rằng “Tỷ lệ biết chữ là một trong những số đo chung nhất phản ánh đầu ra của giáo dục, được định nghĩa là số phần trăm những người biết chữ của một độ tuổi nhất định trong tổng dân số của độ tuổi đó. Tỷ lệ biết chữ của thành thị cao hơn nông thôn nguyên nhân là do có khoảng cách phát triển giữa thành thị và nông thôn, nền kinh tế và sự nhận thức của thành thị cao hơn nông thôn rất nhiều. Tuy nhiên trong những năm gần đây, nhờ chính sách phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ, nên sự chênh lệch về tỷ lệ biết chữ giữa khu vực thành thị và nông thôn là rất thấp - dưới 5 điểm phần trăm (97,5% ở khu vực thành thị so với 93,3% ở khu vực nông thôn). Tỷ lệ biết chữ của nam cao hơn nữ ở cả khu vực thành thị và khu vực nông thôn, chênh lệch về tỷ lệ biết chữ giữa khu vực thành thị và nông thôn của nữ cao hơn nam (mức chênh lệch là 5,7 điểm phần trăm đối với nữ và 2,7 điểm phần trăm đối với nam). Đồng bằng sông Hồng là vùng có tỷ lệ biết chữ cao nhất (98,0%), thấp nhất là vùng Trung du và miền núi phía Bắc (89,2%), đây cũng là vùng có sự chênh lệch về tỷ lệ biết chữ giữa thành thị và nông thôn cao nhất cả nước (10,2 điểm phần trăm), tiếp theo là Tây Nguyên với mức chênh

lệch thành thị - nông thôn là 6,5 điểm phần trăm trong khi mức chênh lệch này ở các vùng còn lại chỉ khoảng 3 điểm phần trăm”. Tuy nhiên suy luận này cũng được đánh giá là đạt cấp độ cao.

Tiếp theo, GV cho HS quan sát biểu đồ tỷ lệ biết chữ của dân số từ 15 tuổi trở lên đặc trưng theo tuổi và giới tính và hướng dẫn HS phân tích biểu đồ.

Biểu đồ 2.7: Tỷ lệ biết chữ của dân số từ 15 tuổi trở lên đặc trƣng theo tuổi và giới tính, 1/4/2012

Qua những suy luận của HS trong việc đọc các biểu đồ trên, nhờ có sự đánh giá, nhận xét bài làm của HS mà trong tình huống này đa số các em HS đã đọc, phân tích biểu đồ 2.7 một cách khá chính xác. 90% số HS đạt được cấp độ 2, các em cho rằng “Biểu đồ 2.7 cho biết tỷ lệ biết chữ của dân số từ 15 tuổi trở lên theo nhóm tuổi. Số liệu này cho thấy tỷ lệ biết chữ của Việt Nam đã được cải thiện đáng kể trong các thập kỷ qua. Càng ở nhóm tuổi trẻ hơn thì tỷ lệ biết chữ càng cao, đồng thời sự khác biệt về tỷ lệ biết chữ giữa nam và nữ cũng được thu hẹp dần trong các nhóm tuổi trẻ”. Nhưng có đến 83% số HS đạt được cấp độ 3, các em đã giải thích được sự thay đổi đó “Hai đường đồ thị về tỷ lệ biết chữ của nam và nữ gần nhau ở nhóm tuổi trẻ và càng cách xa nhau ở những nhóm tuổi từ 50 trở lên cho thấy trong quá khứ phụ nữ bị thiệt thòi hơn nam giới trong học vấn, do quan niệm trọng nam khinh nữ. Nhưng sự bất bình đẳng này đã được thu hẹp đáng kể trong những năm gần đây. Các số liệu trên cho thấy kết quả thành công của sự nghiệp giáo dục không chỉ thể hiện ở tỷ lệ

Tóm lại, HS đã biết cách đọc biểu đồ, dựa vào biểu đồ để phân tích và hiểu được ý nghĩa của nó đồng thời cũng chỉ ra được nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ dân số

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực suy luận thống kê cho học sinh lớp 10 ở trường trung học phổ thông (Trang 68)