Bố trí thí nghiệm chi tiết

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của bao bì đến chất lượng và thời gian bảo quản rong nho tươi (caulerpa lentillifera) (Trang 46)

2.5.2.1. Bố trí thí nghiệm đo cường độ hô hấp của Rong nho

Mục đích: Theo dõi cường độ hô hấp của Rong nho tươi theo thời gian bảo quản.

Cách tiến hành: Cân chính xác 150 gram Rong nho cho vào trong thiết bị đo có thể tích xác định và đậy kín. Thiết lập chế độ đo sau 24 giờ đo một lần. Máy sẽ ghi nhận các thông số đo được.

Sơ đồ bố trí thí nghiệm

Hình 2.4 Sơ đồ bố trí thí nghiệm đo cường độ hô hấp của Rong nho theo thời gian

Rong nho được sơ chế, xử lý (theo Nguyễn Thị Mỹ Trang, Lê Thị

Tưởng, 2013)

Cho vào bình đo hô hấp chuyên dùng

Đo cường độ hô hấp

Xác định được cường độ hô hấp theo thời gian

2.5.2.2. Bố trí thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của loại bao bì đến thời gian bảo quản của Rong nho tươi

Mục đích: Theo dõi thời gian bảo quản Rong nho tươi trong các loại bao bì khác nhau ( PP, PA, PVC ). Từ đó, lựa chọn loại bao bì thích hợp dùng trong bảo quản Rong nho tươi bằng khí nitơ.

Cơ sở lý thuyết: Kết quả xác định cường độ hô hấp cho thấy Rong nho là loại Rong có cường độ hô hấp khá thấp, vì vậy để kéo dài thời gian bảo quản cần bao gói trong các loại bao bì có độ thấm khí thấp và bao bì PP, PA, PVC là những loại bao bì có độ thấm khí thấp [14] được phép sử dụng trong thực phẩm.

Cách tiến hành: Rong nguyên liệu sau khi phân loại, xử lý, rửa, ly tâm tách nước (kế thừa nghiên cứu của Ths Nguyễn Thị Mỹ Trang và Ths Lê Thị Tưởng 2013).Rong nho được bao gói trong bao bì PP, PA, PVC có lót giấy lụa, bơm 100% khí nitơ và mẫu đối chứng (không bao gói) sau đó đem đi bảo quản ở nhiệt độ phòng( 30 ±20C) . Theo dõi sự biến đổi của mẫu Rong nho được bảo quản ở bao bì PA, PP, PVC và mẫu đối chứng từ đó dựa vào tỷ lệ hư hỏng để xác định thời gian bảo quản của Rong nho ở các loại bao bì khác nhau. Tất cả các thí nghiệm đều bố trí lặp lại 3 lần

Hình 2.5 Sơ đồ bố trí thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của loại bao bì đến thời gian bảo quản của Rong nho tươi

Theo dõi thời gian bảo quản

Đánh giá sự ảnh hưởng của của loại bao bì đến thời gian bảo quản

Mẫu đối chứng

Rong nho đã được xử lý, sơ chế ( theo Nguyễn Thị Mỹ Trang, Lê Thị

Tưởng, 2013)

Bơm 100% khí nitơ

Bảo quản ở nhiệt độ thường (30± 20C) Bao gói

Hàn kín

Bao bì PA Bao bì Bao bì PP PVC

2.5.2.3. Bố trí thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của loại bao bì đến chất lượng cảm quan của Rong nho tươi theo thời gian bảo quản.

Mục đích: Theo dõi sự biến đổi chất lượng cảm quan của Rong nho tươi theo thời gian bảo quản ở các loại bao bì khác nhau (PP, PA). Từ đó, lựa chọn loại bao bì thích hợp dùng trong bảo quản Rong nho tươi bằng khí nitơ.

Cơ sở lý thuyết: Theo thời gian bảo quản, cường độ hô hấp tăng làm tăng nhiệt độ từ đó thúc đẩy các phản ứng sinh hóa và quá trình thoát hơi nước ở Rong nho diễn ra mạnh mẽ làm cho chất lượng cảm quan bị biến đổi [18]. Mặt khác, chất lượng cảm quan là một chỉ tiêu quan trọng đối với sản phẩm thực phẩm, nó ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý người tiêu dùng. Vì vậy theo dõi sự biến đổi chất lượng cảm quan là cần thiết.

Cách tiến hành: Rong nho sau khi thu hoạch được xử lý, sơ chế tiền bảo quản ( theo Th.s Nguyễn Thị Mỹ Trang, Th.s Lê Thị Tưởng, 2013 ). Sau đó bao gói trong túi PP, PA, bơm khí nitơ, hàn kín miệng và mẫu đối chứng ( không bao gói) được bảo quản ở nhiệt độ thường. Theo dõi sự biến đổi chất lượng cảm quan theo thời gian bảo quản. Cứ sau 3 ngày bảo quản tiến hành lấy mẫu đã được bao gói trong bao bì PP, PA và mẫu đối chứng đem đi đánh giá chất lượng cảm quan. Sau đó tiến hành cho điểm và đánh giá sự ảnh hưởng của loại bao bì đến chất lượng cảm quan của Rong nho tươi theo thời gian bảo quản, chọn được bao bì bảo quản thích hợp. Tất cả các thí nghiệm đều bố trí lặp lại 3 lần.

Sơ đồ bố trí thí nghiệm

Hình 2.6 Sơ đồ bố trí thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của loại bao bì đến chất lượng cảm quan của Rong nho tươi

Rong nho đã được xử lý ( theo Nguyễn Thị Mỹ Trang, Lê Thị

Tưởng, 2013)

Mẫu đối chứng

Lựa chọn loại bao bì thích hợp

0 ngày 3 ngày 6ngày 9ngày 12ngày 15ngày 18ngày 21ngày

Bao bì PP Bao bì PA

Bơm 100% khí nitơ

Bảo quản ở nhiệt độ thường (30± 20C) Bao gói

Hàn kín

2.5.2.4. Bố trí thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của loại bao bì đến sự biến đổi cường độ màu sắc của Rong nho tươi theo thời gian bảo quản

Mục đích: Theo dõi sự biến đổi cường độ màu sắc của Rong nho tươi theo thời gian bảo quản ở các loại bao bì khác nhau (PP, PA). Từ đó, lựa chọn loại bao bì thích hợp dùng trong bảo quản Rong nho tươi bằng khí nitơ.

Cơ sở bố trí thí nghiệm: Trong Rong nho các chất màu đặc biệt là chlorophyll- sắc tố đặc trưng của Rong nho. Phần lớn chlorophyll ở rau quả bị phá hủy trong quá trình bảo quản. Tuy nhiên, một số loài thực vật trong điều kiện tồn trữ nhất định có khả năng tổng hợp chlorophyll sau đó mới giảm dần ( theo Zhuang, 1994). Vì vậy theo dõi sự biến đổi cường độ màu sắc của Rong nho trong thời gian bảo quản là cần thiết.

Cách tiến hành: Rong nho sau khi thu hoạch được xử lý, sơ chế tiền bảo quản ( theo Th.s Nguyễn Thị Mỹ Trang, Th.s Lê Thị Tưởng, 2013 ). Sau đó bao gói trong túi PP, PA, bơm khí nitơ, hàn kín miệng và mẫu đối chứng ( không bao gói) được bảo quản ở nhiệt độ thường. Theo dõi sự biến đổi cường độ màu sắc theo thời gian bảo quản. Cứ sau 3 ngày bảo quản tiến hành lấy mẫu đã được bao gói trong bao bì PP, PA và mẫu đối chứng xếp vào các khay riêng biệt và tiến hành chụp hình bằng chụp bằng máy ảnh kĩ thuật số (Nikon coolpix s3300, 16 Megapixel, Nikon STYLE Series (S), Nhật Bản). Mẫu rong được chụp trong hộp đen để ngăn chặn ánh sáng bên ngoài. Cuối cùng đánh giá sự ảnh hưởng của loại bao bì đến sự biến đổi màu sắc của Rong nho tươi theo thời gian bảo quản và chọn được loại bao bì bảo quản phù hợp. Tất cả các thí nghiệm đều bố trí lặp lại 3 lần.

Sơ đồ bố trí thí nghiệm

Hình 2.7 Sơ đồ bố trí thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của loại bao bì đến sự biến đổi cường độ màu sắc của Rong nho tươi

Rong nho đã được xử lý ( theo Nguyễn Thị Mỹ Trang, Lê

Thị Tưởng, 2013)

Mẫu đối chứng

Lựa chọn loại bao bì thích hợp 0 ngày 3 ngày 6 ngày 9 ngày 12 ngày 15 ngày 18 ngày 21 ngày Bao bì PP Bao bì PA Bơm 100% khí nitơ

Bảo quản ở nhiệt độ thường(30± 20C) Bao gói

Hàn kín

2.5.2.5. Bố trí thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của loại bao bì đến tỷ lệ hư hỏng của Rong nho tươi theo thời gian bảo quản. của Rong nho tươi theo thời gian bảo quản.

Mục đích: Theo dõi sự biến đổi tỷ lệ hư hỏng của Rong nho tươi theo thời gian bảo quản ở các loại bao bì khác nhau (PP, PA). Từ đó, lựa chọn loại bao bì thích hợp dùng trong bảo quản Rong nho tươi bằng khí nitơ.

Cơ sở lý thuyết : Tỷ lệ hư hỏng là một chỉ tiêu quan trọng đối với sản phẩm thực phẩm, nó ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý người tiêu dùng và giá trị sử dụng của sản phẩm đó. Vì vậy bố trí thí nghiệm theo dõi tỷ lệ hư hỏng của Rong nho theo thời gian bảo quản là cần thiết.

Cách tiến hành: Rong nho sau khi thu hoạch được xử lý, sơ chế tiền bảo quản ( theo Th.s Nguyễn Thị Mỹ Trang, Th.s Lê Thị Tưởng, 2013 ). Sau đó bao gói trong túi PP, PA, bơm khí nitơ, hàn kín miệng và mẫu đối chứng ( không bao gói) được bảo quản ở nhiệt độ thường. Theo dõi sự biến đổi tỷ lệ hư hỏng của Rong nho theo thời gian bảo quản với tần suất 3 ngày một lần. Mỗi lần lấy khoảng 100 g mẫu đem đi cân để xác định tỷ lệ hư hỏng . Cuối cùng đánh giá sự ảnh hưởng của vật liệu bao bì đến tỷ lệ hư hỏng của Rong nho tươi theo thời gian bảo quản và chọn bao bì bảo quản thích hợp. Tất cả các thí nghiệm đều bố trí lặp lại 3 lần

Sơ đồ bố trí thí nghiệm

Hình 2.8 Sơ đồ bố trí thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của loại bao bì đến tỷ lệ hư hỏng của Rong nho tươi theo thời gian bảo quản

Mẫu đối chứng

Rong nho đã được xử lý (theo Nguyễn Thị Mỹ Trang,

Lê Thị Tưởng, 2013)

Lựa chọn loại bao bì thích hợp 0 ngày 3 ngày 6 ngày 9 ngày 12 ngày 15 ngày 18 ngày 21 ngày Bao bì PP Bao bì PA Bơm 100% khí nitơ

Bảo quản ở nhiệt độ thường(30± 20C) Bao gói

Hàn kín

2.5.2.6. Bố trí thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của loại bao bì đến hàm lượng ẩm của Rong nho tươi theo thời gian bảo quản.

Mục đích: Theo dõi sự biến đổi hàm lượng ẩm của Rong nho tươi theo thời gian bảo quản ở các loại bao bì khác nhau (PP, PA). Từ đó, lựa chọn loại bao bì thích hợp dùng trong bảo quản Rong nho tươi bằng khí nitơ.

Cơ sở bố trí thí nghiệm: Theo thời gian bảo quản, cường độ hô hấp tăng, quá trình thoát hơi nước diễn ra mạnh mẽ làm cho hàm lượng ẩm trong Rong nho có sự biến đối. Vì vậy theo dõi sự biến đổi hàm lượng ẩm theo thời gian bảo quản là cần thiết.

Cách tiến hành: Rong nho sau khi thu hoạch được xử lý, sơ chế tiền bảo quản ( theo Th.s Nguyễn Thị Mỹ Trang, Th.s Lê Thị Tưởng, 2013 ). Sau đó bao gói trong túi PP, PA, bơm khí nitơ, hàn kín miệng và mẫu đối chứng ( không bao gói) được bảo quản ở nhiệt độ thường. Theo dõi sự biến đổi hàm lượng ẩm theo thời gian bảo quản với tần suất 3 ngày 1 lần đến khi Rong nho bị hư hỏng thì kết thúc quá trình lấy mẫu. Mỗi lần lấy khoảng 4 g mẫu đem đi sấy để xác định hàm lượng ẩm. Sau đó đánh giá sự ảnh hưởng của loại bao bì đến hàm lượng ẩm của Rong nho tươi theo thời gian bảo quản và chọn bao bì bảo quản thích hợp. Tất cả các thí nghiệm đều bố trí lặp lại 3 lần

Sơ đồ bố trí thí nghiệm

Hình 2.9. Sơ đồ bố trí thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của loại bao bì đến hàm lượng ẩm của Rong nho tươi

Mẫu đối chứng

Rong nho đã được xử lý (theo Nguyễn Thị Mỹ Trang,

Lê Thị Tưởng, 2013)

Lựa chọn loại bao bì thích hợp 0 ngày 3 ngày 6 ngày 9 ngày 12 ngày 15 ngày 18 ngày 21 ngày Bao bì PPBao bì PP Bao bì PABao bì PA

Bơm 100% khí nitơBơm 100% khí nitơ

Bảo quản ở nhiệt độ thường(30± 20C) Bảo quản ở nhiệt độ thường (30± 20C)

Bao góiBao gói

Hàn kínHàn kín

2.5.2.7. Bố trí thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của loại bao bì đến hao hụt trọng lượng của Rong nho tươi theo thời gian bảo quản.

Mục đích: Theo dõi sự biến đổi tỷ lệ hao hụt trọng lượng của Rong nho tươi theo thời gian bảo quản ở các loại bao bì khác nhau (PP, PA). Từ đó, lựa chọn loại bao bì thích hợp dùng trong bảo quản Rong nho tươi bằng khí nitơ.

Cơ sở lý thuyết: Hao hụt trọng lượng phản ánh được sự tổn thất các thành phần của Rong nho theo thời gian bảo quản. Vì vậy, theo dõi sự biến đổi hao hụt trọng lượng của Rong nho theo thời gian bảo quản là cần thiết.

Cách tiến hành:Rong nho sau khi thu hoạch được xử lý, sơ chế tiền bảo quản ( theo Th.s Nguyễn Thị Mỹ Trang, Th.s Lê Thị Tưởng, 2013 ). Sau đó bao gói trong túi PP, PA, bơm khí nitơ, hàn kín miệng và mẫu đối chứng ( không bao gói) được bảo quản ở nhiệt độ thường. Cứ sau 3 ngày bảo quản tiến hành lấy mẫu đã được bao gói trong bao bì PP, PA và mẫu đối chứng đem đi cân xác định hao hụt trọng lượng so với trọng lượng mẫu rong ban đầu đem đi bảo quản. Sau đó đánh giá sự ảnh hưởng của loại bao bì đến hao hụt trọng lượng của Rong nho tươi theo thời gian bảo quản và chọn bao bì bảo quản thích hợp. Tất cả các thí nghiệm đều bố trí lặp lại 3 lần.

Sơ đồ bố trí thí nghiệm

Hình 2.10 Sơ đồ bố trí thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của loại bao bì đến tỷ lệ hao hụt trọng lượng của Rong nho tươi

Mẫu đối chứng

Rong nho đã được xử lý (theo Nguyễn Thị Mỹ Trang,

Lê Thị Tưởng, 2013)

Lựa chọn loại bao bì thích hợp 0 ngày 3 ngày 6 ngày 9 ngày 12 ngày 15 ngày 18 ngày 21 ngày Bao bì PP Bao bì PA Bơm 100% khí nitơ

Bảo quản ở nhiệt độ thường(30 ± 20C) Bao gói

Hàn kín

2.5.2.8. Bố trí thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của loại bao bì đến hàm lượng Vitamin C của Rong nho tươi theo thời gian bảo quản.

Mục đích: Theo dõi sự biến đổi hàm lượng vitamin C theo thời gian bảo quản Rong nho tươi ở các loại bao bì khác nhau (PP, PA). Từ đó, lựa chọn loại bao bì thích hợp dùng trong bảo quản Rong nho tươi bằng khí nitơ

Cơ sở bố trí nghiệm: Trong Rong nho hàm lượng vitamin C khá lớn và có vai trò quan trọng đối với con người, tuy nhiên vitamin C rất dễ bị tổn thất theo thời gian bảo quản ở các kiểu kiện khác nhau [20]. Vì vậy theo dõi sự biến đổi hàm lượng vitamin C theo thời gian bảo quản là cần thiết.

Cách tiến hành:Rong nho sau khi thu hoạch được xử lý, sơ chế tiền bảo quản ( theo Th.s Nguyễn Thị Mỹ Trang, Th.s Lê Thị Tưởng, 2013 ). Sau đó bao gói trong túi PP, PA, bơm khí nitơ, hàn kín miệng và mẫu đối chứng ( không bao gói) được bảo quản ở nhiệt độ thường. Theo dõi sự biến đổi hàm lượng ẩm theo thời gian bảo quản với tần suất 3 ngày 1 lần đến khi Rong nho bị hư hỏng nhiều thì kết thúc quá trình lấy mẫu. Mỗi lần lấy khoảng 5g mẫu đem nghiền nhỏ cùng với dung dịch HCl 5% sau đó thêm nước vào cho đủ 50ml, tiến hành ly tâm, lấy 20ml dịch chiết đi chuẩn độ bằng dung dịch Iod 0,01N đến khi xuất hiện màu xanh đem để xác định hàm lượng vitamin C. Sau đó đánh giá sự ảnh hưởng của loại bao bì đến hàm lượng vitamin C của Rong nho tươi theo thời gian bảo quản và chọn bao bì bảo quản thích hợp. Tất cả các thí nghiệm đều bố trí lặp lại 3 lần.

Sơ đồ bố trí thí nghiệm

Hình 2.11 Sơ đồ bố trí thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của loại bao bì đến hàm lượng Vitamin C của Rong nho tươi

Mẫu đối chứng

Rong nho đã được xử lý (theo Nguyễn Thị Mỹ Trang,

Lê Thị Tưởng, 2013)

Lựa chọn loại bao bì thích hợp 0 ngày 3 ngày 6 ngày 9 ngày 12 ngày 15 ngày 18 ngày 21 ngày Bao bì PP Bao bì PA Bơm 100% khí nitơ

Bảo quản ở nhiệt độ thường(30± 20C) Bao gói

Hàn kín

2.5.2.9. Bố trí thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của loại bao bì đến hàm lượng chất khô của Rong nho tươi theo thời gian bảo quản.

Mục đích: Theo dõi sự biến đổi hàm lượng chất hòa tan theo thời gian bảo quản Rong nho tươi ở các loại bao bì khác nhau (PP, PA). Từ đó, lựa chọn loại bao bì thích hợp dùng trong bảo quản Rong nho tươi bằng khí nitơ

Cơ sở bố trí thí nghiệm: Theo thời gian bảo quản, cường độ hô hấp tăng, quá trình thoát hơi nước diễn ra mạnh mẽ làm cho hàm lượng chất hòa tan trong Rong nho có sự biến đối. Vì vậy theo dõi sự biến đổi hàm lượng chất hòa tan theo thời gian bảo quản là cần thiết.

Cách tiến hành: Rong nho sau khi thu hoạch được xử lý, sơ chế tiền bảo quản ( theo Th.s Nguyễn Thị Mỹ Trang, Th.s Lê Thị Tưởng, 2013 ). Sau đó bao gói trong túi PP, PA, bơm khí nitơ, hàn kín miệng và mẫu đối chứng ( không bao gói) được bảo quản ở nhiệt độ thường. Theo dõi sự biến đổi hàm lượng chất hòa tan theo thời gian bảo quản với tần suất 3 ngày 1 lần đến khi Rong nho bị hư hỏng nhiều thì kết thúc quá trình lấy mẫu. Mỗi lần lấy khoảng 10g mẫu đem đi nghiền, lấy dịch chiết xác

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của bao bì đến chất lượng và thời gian bảo quản rong nho tươi (caulerpa lentillifera) (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)