Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của loại bao bì đến tỷ lệ hư hỏng của Rongnho

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của bao bì đến chất lượng và thời gian bảo quản rong nho tươi (caulerpa lentillifera) (Trang 77)

nho tươi theo thời gian bảo quản.

Tiến hành làm thí nghiệm theo hình 2.8- Nghiên cứu ảnh hưởng của loại bao bì đến tỷ lệ hư hỏng của Rong nho tươi theo thời gian bảo quản, kết quả thu

Hình 3.9: Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của loại bao bì đến tỷ lệ hư hỏng của Rong nho tươi theo thời gian bảo quản.

Chú thích:

a, b, c, d, e biểu hiện diễn sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê (p < 0,05) giữa các giá trị trung bình đối với mẫu Rong nho bảo quản trong bao bì PA.

a*, b*, c*, d*,e* biểu hiện diễn sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê (p < 0,05) giữa các giá trị trung bình đối với mẫu Rong nho bảo quản trong bao bì PP.

Nhận xét:

Dựa vào kết của ở hình 3.9 cho thấy, theo thời gian bảo quản tỉ lệ hư hỏng ở 3 mẫu đều tăng nhưng tốc độ tăng nhiều hay ít phụ thuộc vào từng mẫu. Cụ thể, mẫu đối chứng ( không bao gói) có tỉ lệ hư hỏng tăng nhanh hơn so với 2 mẫu được bảo quản trong bao bì PP và PA. Tỷ lệ hư hỏng của Rong nho khi bảo quản trong bao bì PP (8,08%) cao hơn và cao gấp 1,13 lần so với Rong nho bảo quản trong bao bì PA (7,12%) ở ngày thứ 12 bảo quản. Điều này cho thấy mẫu rong bảo quản trong bao bì PA cho tỉ lệ hư hỏng thấp hơn mẫu rong bảo quản trong bao bì PP.

Đồng thời kết quả nghiên cứu thể hiện ở hình 3.9 cho thấy, sử dụng bao bì PA bảo quản Rong nho được 21 ngày, trong khi sử dụng bao bì PP bảo quản được 12 ngày và không bao gói là 3 ngày.

Kết quả trên có thể giải thích rằng, do mẫu đối chứng (không bao gói) bảo quản ở điều kiện thường, trong quá trình bảo quản dưới tác động của các yếu tố bên ngoài như nhiệt độ, ánh sáng, oxi không khí đã tạo điều kiện cho VSV phát triển và làm cho quá trình gây hư hỏng rong diễn ra nhanh hơn và do quá trình hô hấp của

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 0 3 6 9 12 15 18 21 Tỷ lệ h ư hỏ ng (% )

Thời gian bảo quản (Ngày)

Mẫu đối chứng PP PA a* b* c* d* e* a a a b c d e e

rong diễn ra mạnh mẽ làm rối loạn các hoạt động sinh hóa ở trong Rong nho từ đó làm rong nhanh hư hỏng. [19].

Mặt khác đối với mẫu rong bảo quản ở bao bì PP và PA có tỉ lệ hư hỏng khác nhau một phần là do tính chất của bao bì. Bao bì PP có khả năng chống thấm khí thấp hơn bao bì PA [14], qua thời gian loại bao bì này nhanh chóng bị xẹp làm cho mật độ rong trong bao bì tăng lên, nhiệt độ trong rong sẽ tăng làm rối loạn quá trình hô hấp của rong dẫn đến sự rối loạn sinh lý, sinh hóa của rong nên nhanh chóng bị hư hỏng. Còn bao bì PA có khả năng chống thấm khí tốt hơn, khả năng biến dạng thấp nên hư hỏng thấp hơn.

3.6. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của loại bao bì đến hàm lượng ẩm của Rong nho tươi theo thời gian bảo quản.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của bao bì đến chất lượng và thời gian bảo quản rong nho tươi (caulerpa lentillifera) (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)