Các luật điều chỉnh chung cho hoạt động sáp nhập và mua lại

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG SÁP NHẬP VÀ MUA LẠI (M&A) NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM (Trang 47)

Qui định của Nhà nước liên quan đến hoạt động M&A được đề cập đến trong nhiều

văn bản pháp luật khác nhau như Bộ Luật Dân sự; Luật Cạnh tranh 2004; Luật đầu tư

2005; Luật Doanh nghiệp 2005; Luật Chứng khoán 2006.

Do chịu sự điều tiết của nhiều văn bản Pháp Luật khác nhau nên hoạt động M&A vần tồn tại những cách hiểu khác nhau:

Luật Cạnh tranh 2004

Luật cạnh tranh 2004 đưa ra các khái niệm về sáp nhập, mua lại và hợp nhất và phân biệt nhóm hành vi hạn chế cạnh tranh và hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Hoạt

động M&A được xem là hành vi tập trung kinh tế thuộc nhóm các hành vi hạn chế

cạnh tranh. Luật cạnh tranh 2004 chỉ kiểm soát hoạt động M&A dựa trên cơ sở xem xét qui mô kiểm soát thị trường của doanh nghiệp sau khi thực hiện hoạt động M&A (quy

định cụ thểở các điều từ 16-20). Áp dụng các qui định của Luật cạnh tranh trong việc

xác định thị phần đối với các TCTD dựa trên doanh thu nếu muốn tham gia vào hoạt

động M&A bằng tổng các khoản thu nhập sau: (1) Thu nhập tiền lãi. (2) Thu nhập phí từ hoạt động dịch vụ. (3) Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối. (4) Thu nhập từ

lãi góp vốn, mua cổ phần. (5) Thu nhập từ hoạt động kinh doanh khác. (6) Thu nhập khác1.

Luật đầu tư 2005

Quy định về M&A xuất phát từ việc phân loại đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp.

Các quy đinh này được nêu rõ trong điều 21 (hoạt động sáp nhập và mua lại là hình thức đầu tư trực tiếp), điều 25 (quy định về góp vốn, mua cổ phần và sáp nhập, mua lại) và điều 76 (quy định về điều kiện đầu tư ra nước ngoài với hình thức đầu tư gián

tiếp mà M&A là một trong những hoạt động được điều chỉnh). Theo đó, M&A đầu tư

trực tiếp được thực hiện dưới các hình thức: (i) đóng góp vốn để thành lập doanh nghiệp mới hoặc để tham gia quản lý hoạt động đầu tư; (ii) mua toàn bộ hoặc một phần doanh nghiệp đang hoạt động và ; (iii) mua cổ phiếu để thôn tính hoặc sáp nhập doanh nghiệp. M&A là hình thức đầu tư gián tiếp là đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ

phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các

định chếtài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt

động đầu tư.

Luật doanh nghiệp 2005

Luật Doanh nghiệp năm 2005 xem xét sáp nhập doanh nghiệp như một hình thức tổ

chức lại doanh nghiệp xuất phát từ nhu cầu tự thân của doanh nghiệp. Luật này cũng đề

cập đến các vấn đề như “hợp nhất doanh nghiệp” và “bán doanh nghiệp tư nhân”. Cụ

trách nhiệm của công ty hợp nhất và bị hợp nhất khi tiến hành hợp nhất hai hay một số

công ty cùng loại.

Luật Chứng khoán 2006

Luật chứng khoán 2006 không quy định rõ về hoạt động M&A nhưngcó quy định về

một hoạt động cụ thể có liên quan trực tiếp tới hình thức mua bán và sáp nhập doanh nghiệp đó là chào mua công khai, theo đó một doanh nghiệp đăng ký mua lượng cổ

phiếu lớn và nắm quyền chi phối một doanh nghiệp khác (Điều 32). Ngày 3/3/2010, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ra Công văn số 583/UBCK-PTTT gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM và Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam quy định chi tiết thêm về phương thức thực chào mua công

khai. Quy định này giúp công ty bị chào mua có biện pháp phòng vệtrước việc bị thâu tóm bởi tổ chức hoặc cá nhân thông báo chào mua công khai trên sàn.

Một cách tổng thể, do chịu sự điều tiết của nhiều văn bản pháp luật khác nhau nên hoạt động M&A vẫn tồn tại những cách hiểu khác nhau như đã nêu ở trên. Những quy

định về M&A nằm trong các văn bản pháp luật như Luật Đầu tư, Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp, Luật Cạnh tranh... nhưng chưa có những quy định tổng thể về M&A, chưa có văn bản hướng dẫn các thủ tục, quy trình M&A rõ ràng, cụ thể gây nhiều khó khăn cho hoạt động M&A tại Việt Nam thời điểm hiện tại.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG SÁP NHẬP VÀ MUA LẠI (M&A) NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)