Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG SÁP NHẬP VÀ MUA LẠI (M&A) NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM (Trang 44)

Hoạt động M&A rất phổ biến trên thế giới nhưng lại khá mới mẻ tại Việt Nam có thể đây lại là cơ hội cho Việt Nam vì là người đi sau luôn có lợi thế, có thể tránh được

những thất bại khi thực hiện M&A từ việc tích lũy kinh nghiệm của các nước trên thế

giới. Thông qua tình hình hoạt động M&A của cá nước trên thế giới ngân hàng Việt

Nam rút ra bài học kinh nghiệm:

Thứ nhất, tình hình kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sáp nhập, mua lại như tăng trưởng GDP, FDI….đợt khủng hoảng tài chính năm 1997 đã làm xuất hiện nhiều

vụ sáp nhập, mua lại tăng lên. Đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng, vì là khủng hoảng

tài chính ảnh hưởng nhiều đến ngân hàng, các ngân hàng muốn tồn tại phải dựa vào nhau, cách tốt nhất là thực hiện M&A.

Thứ hai, mỗi thương vụ M&A đều có đặc điểm, mục đích riêng. Do đó các NHTMCP ở Việt Nam muốn thực hiện M&A phải tìm rõ mục đích, để có thể xây dựng

kế hoạch M&A thích hợp. Khi xác định đúng loại giao dịch M&A ngân hàng dự định

tiến hành là giao dịch nào: sáp nhập, mua lại …Việc xác định đúng loại giao dịch

M&A sẽ giúp cho các bên xác định, nhận thức cụ thể loại giao dịch mà mình tiến hành; luật điều chỉnh chủ yếu trong giao dịch M&A; cơ chế, quy trình tiến hành giao dịch; định hướng việc thiết lập các điều khoản trong hợp đồng M&A; Và xác định nghĩa vụ

thông tin, thông báo đến cơ quan quản lý của các bên…

Thứ ba, tùy theo đặc điểm của nền kinh tế trong nước và trên thế giới,. Tác động

thực hiện giao dịch M&A nào (M&A trong nước hay xuyên biên). Vì vậy, các ngân

hàng cần phải tìm hiểu về tình hình kinh tế thế giới để thực hiện M&A đạt kết quả tốt.

Các giao dịch sáp nhập, mua lại không phải tất cả đều mang lại kết quả tốt đẹp. Vì thế, khi có ý định thực hiện một giao dịch M&A, các bên phải cân nhắc thật kỹ có thật cần

thiết phải thực hiện M&A không. Cần phải tìm hiểu đối tác thật kỹ, tự dự đoán kết quả

Thứ tư, có hình thức M&A là tự nguyện và bắt buộc. Trong đó hoạt động M&A tự

nguyện là cách để tăng tính cạnh tranh và bền vững trên thị trường, chống lại sự suy

yếu của các ngân hàng có tiềm lực thấp hoặc đang bị sụt giảm. Với qui mô của các

NHTMCP ở Việt Nam có thể tận dụng M&A tự nguyện để phát triển hơn.

Thứ năm, đa phần các vụ M&A trên thế giới thành công là do nước họ có sự hỗ trợ

về chính phủ thông qua các đạo lực ban hành về qui định, hướng dẫn về các hoạt động

M&A ngân hàng, tạo điều kiện hoạt động M&A hoạt động sôi động, thuận lợi hơn. Ở

Việt Nam, cơ sở pháp lý chưa đầy đủ. Vì vậy để thúc đẩy M&A phát triển, NHNN Việt

Nam cần ban hành những đạo luật cụ thể, rõ ràng và phù hợp với giai đoạn kinh tế

trong từng thời kỳ, tạo hành lang pháp lý thông thoáng hơn, cụ thể rõ ràng cho hoạt động M&A.

Thứ sáu, các ngân hàng thương mại Việt Nam cần phân tích những thương vụ M&A

quốc tế để có thể rút ra kinh nghiệm từ những thất bại và học hỏi những thành công.

Đặc biệt, chú ý những vấn đề như: văn hóa, nhân sự, phong cách lãnh đạo..

Sáp nhập, mua lại ngân hàng không phải lúc nào cũng tốt hết, nhất là trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Tuy nhiên trong điều kiện hiện nay toàn cầu hóa kinh tế và xu

hướng tự do hóa tài chính ngày càng được nhấn mạnh. Xuất hiện nhiều vụ sáp nhập,

mua lại hình thành những tập đoàn tài chính lớn mạnh.Ảnh hưởng của của cuộc khủng

hoảng tài chính toàn cầu M&A trong lĩnh vực ngân hàng Việt Nam đang ngày càng sôi động. Ngân hàng Việt Nam cần học hỏi kinh nghiệm từ các nước trên thế giới để quá

trình M&A diễn ra chuyên nghiệp hơn và ngày càng sôi động để tăng năng lực cạnh

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Sau khi tìm hiểu chương 1, chúng ta có cái nhìn khái quát về hoạt động sáp nhập, mua lại, giúp cho bạn đọc có thể hiểu thế nào là sáp nhập, mua lại sự khác nhau của sáp nhập, mua lại. Tùy theo mỗi khía cạnh khác nhau ta có thể có những loại hình sáp nhập, mua lại khác nhau, biết được các phương thức thực hiện khác nhau. Sáp nhập, mua lại đem đến những lợi ích đặc biệt là tạo ra “giá trị cộng hưởng”, tuy nhiên bên cạnh những lợi ích cũng không tránh khỏi những hạn chế bởi sáp nhập, mua lại đòi hỏi phải có một trình tự thực hiện khá phức tạp. Và một điều không thể bỏqua đó là những vấn đề hậu sáp nhập. Một thương vụ M&A thành công không phải khi đã hoàn thành

giai đoạn sáp nhập, mua lại mà quan trọng là hậu sáp nhập của hai bên có thuận lợi

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SÁP NHẬP. MUA LẠI NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM

2.1.Thực trạng hoạt động M&A của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam

2.1.1.Quản lý của Nhà nước về sáp nhập, mua lại trong lĩnh vực Ngân hàng

2.1.1.1 Quan điểm của Nhà nước về M&A Ngân hàng

Sáp nhập, mua lại là một định hướng đúng đắn cho ngân hàng Việt Nam để tăng năng lực cạnh tranh và để chống đỡ với cuộc khủng hoảng tài chính đến từ bên ngoài.

Nhà nước đã nhìn ra những bất cập của sự phát triển tràn lan và nguy cơ của các tổ

chức tín dụng quy mô nhỏ có thể ảnh hưởng tới sự an toàn của toàn hệ thống ngân hàng, vì vậy đã đưa ra những chủ trương nhằm lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng.

Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan pháp luật nước ta khuyến khích sáp nhập, mua lại vì đây là phương án nhằm bảo vệ khoản dự trữ bảo hiểm tiền gửi và tránh cho việc phục vụ khách hàng bị gián đoạn khi ngân hàng có nguy cơ phá sản. Tuy nhiên, quan

điểm của Nhà nước về vấn đề này chỉ dừng ở mức khuyến khích chứ không dùng mệnh lệnh ép buộc các ngân hàng. Thông qua các văn bản luật quy định về sáp nhập và mua lại, Chính phủ cũng tạo điều kiện về mặt pháp lý cho các doanh nghiệp nói chung thực hiện sáp nhập, mua lại thông qua các luật và văn bản dưới luật.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG SÁP NHẬP VÀ MUA LẠI (M&A) NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)