Giao dịch M&A là một vấn đề phức tạp, nó kéo theo hàng loạt các vấn đề liên quan
như: tư cách pháp nhân, tài chính, thương hiệu, thị phần, thịtrường, kiểm soát tập trung kinh tế, kiểm soát giao dịch cổ phiếu... Do đó, cần nhận thức rõ vai trò của các công ty
tư vấn trong việc hỗ trợ, tư vấn cho ngân hàng các vấn đề trên khi có ý định giao dịch M&A:
- Xác định cụ thể loại giao dịch M&A ngân hàng cần tiến hành: Tổ chức tư vấn với vai trò giúp ngân hàng xác định loại giao dịch M&A sẽ giúp cho các bên nhận thức cụ
thể loại giao dịch mà mình tiến hành; luật điều chỉnh chủ yếu trong giao dịch M&A; cơ
chế, quy trình tiến hành; định hướng việc thiết lập các điều khoản trong hợp đồng M&A; cũng như xác định nghĩa vụ thông tin, thông báo đến cơ quan quản lý của hai bên liên quan...
- Hỗ trợ trong quá trình thẩm định pháp lý và thẩm định tài chính ngân hàng bị sáp nhập: Ở đây, các luật sư của ngân hàng bên bán sẽđứng ra tiến hành thẩm định pháp lý và các công ty kiểm toán hay kiểm toán viên độc lập sẽđảm nhận thẩm định tài chính. Thẩm định pháp lý của ngân hàng giúp cho bên mua hiểu rõ tư cách pháp lý, các quyền và nghĩa vụ pháp lý, chếđộ pháp lý đối với các loại tài sản, hợp đồng đối với người lao
động, hồ sơ đất đai, xây dựng, đầu tư... để trên cơ sở xác định tình trạng và các rủi ro
pháp lý đưa ra quyết định mua ngân hàng. Vì vậy, luật sư tư vấn M&A đóng vai trò rất quan trọng trong việc kết luận về hồsơ pháp lý của ngân hàng sáp nhập, làm cơ sở để các bên đưa ra quyết thực hiện M&A hay từ chối. Trong đó, thẩm định tài chính cũng
là một vấn đề khá quan trọng trong chiến lược thực hiện M&A. Về nguyên tắc, các ngân hàng bên mua muốn mua với giá rẻ, ngân hàng bên bán muốn bán với giá cao và có thể che giấu những vấn đề hay rủi ro tài chính của ngân hàng. Bởi thế, trong một
thương vụ M&A, vai trò kiểm toán viên rất quan trọng để thẩm định và đưa ra kết luận về giá trị thực tế doanh nghiệp, giúp cho hai bên tiến lại gần nhau để đi đến thống nhất nhanh hơn là để ngân hàng tự giao dịch.
Hỗ trợ các bên ngân hàng thỏa thuận các quy định, các điều khoản cơ bản liên
quan đến giao dịch M&A: Các ngân hàng trong mỗi thương vụM&A đều có những nét
khác biệt về yêu cầu, lợi ích, sự ràng buộc bởi vậy không thể có hợp đồng mẫu nào chung cho tất cả các giao dịch M&A. Nếu hợp đồng M&A chỉ dừng lại ở các nội dung
cơ bản, không bao quát hết sẽ dẫn đến những mâu thuẫn nội tại ngay bên trong khi quá trình M&A kết thúc. Vì thế, các bên tham gia M&A ngân hàng cần được tư vấn về các thỏa thuận, quy định cụ thểliên quan đến giao dịch M&A. Ngoài ra, các bên ngân hàng cũng cần được tư vấn về các vấn đề cần lưu tâm của “hậu” M&A.
Ngoài ra, các nhà môi giới chứng khoán là cầu nối chiến lược trên thị trường đối với cả Bên Mua và Bên Bán. Họ có trách nhiệm giúp các cổ đông của ngân hàng đưa ra
những thông tin hữu ích trong quá trình đánh giá, huy động các ngân hàng và người môi giới khác nhờ những kinh nghiệm sẵn có về thị trường của mình. Các nhà tư vấn về quan hệ công chúng hỗ trợ truyền tải thông tin tới các đối tượng liên quan trong ngân hàng.
Vai trò của các tổ chức luật, công ty tư vấn… luôn được đánh giá rất cao trong mỗi
thương vụ M&A. Vì thế, cần có sự phối kết hợp nhịp nhàng, bổ sung, tương tác giữa các tổ chức này nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động M&A.
Những thương vụ M&A thành công gần đây chủ yếu do ngân hàng chủ động tiến hành với sự trợ giúp của các văn phòng luật sư, của các tổ chức dịch vụtư vấn hay dịch vụ tài chính trung gian.
3.3.1.8.Xây dựng văn hóa doanh nghiệp sau sáp nhập
Văn hóa doanh nghiệp là yếu tố quan trọng để quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Sau M&A thì văn hóa ngân hàng sau sáp nhập là sự hòa trộn giữa ngân hàng sáp nhập và ngân hàng bị sáp nhập. Vì vậy ban đầu không thể tạo ra sự hòa hợp ngay giữa văn hóa hai doanh nghiệp. Cho nên, Ban Lãnh đạo ngân hàng sau sáp nhập phải có những chính sách để tạo sự đoàn kết nội bộ, tinh thần đoàn kết giữa các nhân viên vì hai nền văn hóa khác nhau dễ tạo nên sự bất đồng giữa các nhân viên với nhau. Và với Ban lãnh đạo mới. Để tạo sự hòa hợp trong văn hóa doanh nghiệp, ngân hàng sau sáp nhập cần thực hiện các giải pháp:
Xây dựng niềm tin: Ban lãnh đạo phải tạo cho nhân viên niềm tin vào ngân hàng sau sáp nhập, phải giao cho họ những việc tích cực tạo dựng giá trị, uy tín và xây dựng một
văn hóa doanh nghiệp phù hợp với ngân hàng sau sáp nhập thông qua các buổi họp nhân viên. Cho họ thấy được tầm quan trọng của họ trong việc xây dựng một văn hóa
doanh nghiệp chung để tạo môi trường hòa hợp, đoàn kết cho tất cả các nhân viên.
sự hiểu biết chung về môi trường văn hóa mà ngân hàng muốn xây dựng và ý thức
được những hành vi, hành động của họ phải thực hiện để phù hợp với nét văn hóa mới. Tích cực giao tiếp: phải tích cực thông báo cho nhân viên về quá trình thay đổi văn
hóa của ngân hàng để đảm bảo họ có thể biết và tiếp nhận những thay đổi đó. Đồng thời phải luôn khích lệ rằng họ có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng trong góp phần xây dựng thành công môi trường văn hóa doanh nghiệp chung, trong quá trình xây dựng
văn hóa doanh nghiệp cho ngân hàng mới cần phải tìm mọi biện pháp để khuyến khích sựđóng góp ý kiến của các nhân viên và lắng nghe ý kiến từ phía họ.
Điều chỉnh quy chế nội bộ phù hợp: ngân hàng sau sáp nhập đang từng bước xây dựng một văn hóa doanh nghiệp chung. Vì vậy phải xem xét lại các qui chế trong nội bộngân hàng như nội quy về kỷ luật, khen thưởng, quy định ởnơi làm việc, quy chế về
sự phối hợp giữa các bộ phận… phải được điều chỉnh phù hợp với văn hóa doanh
nghiệp mới mà ngân hàng đang xây dựng. 3.3.2.Giải pháp vềphía ngân hàng nhà nước
3.3.2.1.Hoàn thiện hành lang pháp lý, thúc đẩy hoạt động M&A ngân hàng
Về bản chất M&A nói chung , M&A ngân hàng nói riêng là phương thức hữu hiệu và là giải pháp tốt để cải tạo và tái cấu trúc hệ thống vì M&A ngân hàng mang lại nhiều lợi ích như: tập trung nguồn lực, mở rộng và phát triển mạng lưới nhanh chóng
để nâng cao khả năng cạnh tranh, cải thiện công nghệ, nâng cao trình độ quản lý để tăng cường cạnh tranh, giảm chi phí hoạt động, đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa các NHTM NN. Loại bỏ và làm sạch khỏi thịtrường những ngân hàng yếu kém, là phương
thức đầu tư trực tiếp và gián tiếp hiệu quả thúc đẩy thị trường chứng khoán thị trường cổ phiếu ngân hàng phát triển.
Với vai trò là người quản lý trực tiếp đối với hệ thống NHTM Việt Nam, NHNN Việt Nam cần tăng cường hơn nữa trong việc nghiên cứu, xây dựng hệ thống văn bản
quy định và hướng dẫn tạo hành lang pháp lý đồng bộ và hợp lý, tạo điều kiện cho việc
hoạt động M&A, quy định rõ ràng cụ thểhơn về trách nhiệm và quyền lợi của các chủ
thểtham gia trong giai đoạn hậu M&A nhằm tránh những mâu thuẫn nội bộ.
- Cần chú trọng đến quy định về nội dung liên quan đến M&A hơn là việc xác lập về
mặt hình thức: Hiện nay là mặc dù các quy định liên quan đến hoạt động sáp nhập và mua lại để xác lập giao dịch đã được hình thành trong các quy định của Bộ luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Cạnh tranh... nhưng tất cả mới chỉ dừng lại ở
việc xác lập về mặt hình thức. Ngay cả thông tư mới ban hành Thông tư 04/200/TT-
NHNN ban hành ngày 11/02/2010 Quy định về việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại TCTD
và Thông tư 34/2011/TT-NHNN cũng chỉ tập trung đề cập tới các yếu tố liên quan tới “giấy tờ” gồm trình tự, thủ tục, điều kiện, hồ sơ sáp nhập, thủ tục thanh lý… Những
quy định về các yếu tố quan trọng trong hoạt động M&A ngân hàng như: định giá,
phương pháp định giá, cách thức phân chia quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia, các vấn đề liên quan hậu sáp nhập….vẫn chưa được đề cập đến. Vì thế, các vấn đề về
mặt nội dung trong M&A cần phải được quy định đầy đủ hơn, cụ thểhơn, đổi mới hệ
thống luật pháp sao cho phù hợp với tình hình kinh tế, thị trường của nước ta hiện nay
là điều đáng quan tâm.
- Các quy định về thủ tục pháp lý khi thực hiện M&A cần phải thông thoáng và giám sát thời gian xét duyệt: Đây là điểm yếu rất lớn về thủ tục hành chính, cần có những quy định và chế tài rõ ràng giúp tiết kiệm được thời gian và các chi phí phát sinh, điều này cũng góp
phần thúc đẩy hoạt động sáp nhập và mua lại ngân hàng.
- Hoàn thiện khung pháp lý nhằm kiểm soát, hạn chếcác tác động tiêu cực của hoạt
động M&A: Theo Luật Cạnh tranh ban hành năm 2004, hành vi mua lại, sáp nhập, hợp nhất có thể dẫn tới tập trung kinh tế, tính độc quyền sau hoạt động M&A. Tuy nhiên,
cho đến nay chưa có bất kì văn bản pháp luật nào làm rõ các vấn đề về “tập trung kinh tế”, đặc biệt liên quan đến ngành Ngân hàng. Nếu các ngân hàng tập trung kinh tế có thị phần kết hợp từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì phải thông báo cho cơ
tế chiếm trên 50% thị phần trên thị trường có liên quan là hoàn toàn bị cấm. Thực tế
cho thấy, các ngân hàng đang cung cấp các dịch vụ trọn gói rất phổ biến bao gồm nhiều dịch vụ như cho vay, bảo lãnh, thư tín dụng, chiết khấu hối phiếu... Vì vậy, cần quy
định rõ cách tính thị phần là theo từng dịch vụ hay theo gói dịch vụ, các quy định của pháp luật cần cụ thể. Việc sử dụng phương pháp tính thị phần theo từng dịch vụ riêng biệt thường sẽ cho kết quả chính xác hơn, nhằm tránh trường hợp ngân hàng lợi dụng
cách tính để gây nên tình trạng độc quyền.
- Quy định rõ về ràng buộc trách nhiệm giữa các đối tượng tham gia hoạt động M&A. Ngoài các ngân hàng thì tham gia trong hoạt động M&A còn có các tổ chức tư
vấn (công ty môi giới, Công ty kiểm toán, chuyên gia, luật sư... ) góp phần quan trọng tới sự thành công của thương vụ M&A. Vì vậy, quy định về trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ ràng buộc họ đối với hoạt động M&A là cần thiết để giúp tăng thêm mức độ
an toàn cho ngân hàng khi thực hiện M&A.
Rõ ràng, một khung pháp lý chặt chẽ và hiện đại, lường trước được mọi khảnăng có
thể xảy ra đểđiều chỉnh các hành vi đa dạng và liên tục thay đổi ảnh hưởng rất lớn tới sự thành công của mỗi thương vụ M&A hiện nay.
3.3.2.2.Phổ biến kiến thức và định hướng sáp nhập mua lại cho các chủ thể NH. Hoạt động M&A tại Việt Nam còn khá mới mẻ, vì vậy mức độ hiểu biết về hoạt
động này còn chưa cao trong doanh nghiệp và người dân. Thông qua việc nâng cao mức độ hiểu biết về hoạt động M&A sẽ giúp hoạt động này diễn ra thuận lợi hơn.
NHNN Việt Nam với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động ngân hàng. Cần phải tăng cường phổ biến rộng rãi kiến thức về hoạt động M&A ngân hàng. Vì thế, việc xây dựng những chương trình đào tạo đội ngũ chuyên viên tư vấn, môi giới chuyên nghiệp tạo môi trường hoạt động hiệu quả là một mục tiêu đáng được quan
tâm. Các Cơ quan lãnh đạo và NHNN cần chú trọng tới việc giúp đỡ, yêu cầu các
trường đại học bổ sung các kiến thức liên quan đến M&A trong các chuyên ngành Tài chính, Ngân hàng, Kế toán, Kiểm toán, Quản trị nhân lực… Hoặc Bộ Giáo dục & Đào
tạo cho phép các trường Đại học kinh tế hay các tổ chức tư vấn chuyên nghiệp mở các lớp đào tạo nghiệp vụ, cung cấp cho người học những kiến thức sâu hơn, toàn diện hơn
về hoạt động M&A.
3.3.2.3.Nâng cao vai trò của NHNN Việt Nam trong định hướng và xây dựng lộ
trình hoạt động M&A ngân hàng
Thứ nhất, cần tăng cường hoạt động truyền thông về M&A ngân hàng:
Ở Việt Nam hiện nay, hoạt động M&A vẫn còn tương đối mới mẻ. Đóng vai trò là
người định hướng và quản lý cho hệ thống NHTM, NHNN cần chủđộng hơn nữa trong việc phổ biến rộng rãi các kiến thức vềM&A thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm,
hội thảo chuyên đề với sự tham gia của các lãnh đạo các ngân hàng nhằm chia sẻ hiểu biết, kinh nghiệm về hoạt động M&A trên thế giới và Việt Nam trong thời gian qua..
Mặt khác, hiện nay, số lượng các ngân hàng nước ngoài đang thâm nhập vào thị trường tài chính Việt Nam đang có xu hướng tăng cao. Sự hỗ trợ về mặt thông tin từ
phía NHNN có tác dụng giúp các NHTM trong nước không bị lép vế trong việc đàm
phán sáp nhập, mua lại hoặc có thể hạn chế, ngăn ngừa hoạt động sáp nhập mang tính chất “thôn tính” của các ngân hàng nước ngoài.
Thứ hai, NHNN Việt Nam cần xác định rõ vai trò trong định hướng và xây dựng lộ
trình hoạt động M&A ngân hàng.
Định hướng của ngành Ngân hàng Việt Nam sắp tới đây là nâng cao năng lực quản trị điều hành, năng lực tài chính, năng lực về công nghệ,… nhằm tăng sức cạnh tranh với các TCTD nước ngoài, nhằm đảm bảo an toàn hệ thống. Tuy nhiên, muốn đảm bảo thực hiện mục tiêu nói trên và giảm thiểu hoạt động “thâu tóm” khi các giới hạn đối với nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam dần được nới lỏng thì vai trò của NHNN Việt
Nam trong định hướng và thúc đẩy hoạt động M&A ngân hàng là vô cùng quan trọng. NHNN cần chịu trách nhiệm dàn xếp, trung gian các hoạt động M&A ngân hàng giữa các TCTD Việt Nam trước khi có sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài với một số phương án cụ thể gồm:
+ NHNN cần có các cơ chế chính sách để thúc đẩy, hoàn thiện hơn hoạt động mua lại, sáp nhập, hợp nhất nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các ngân hàng. Hiện tại Việt Nam vẫn còn rất nhiều NHTM cổ phần nhỏ, hoạt động kém hiệu quả, thiếu nhà quản trị điều hành cấp cao có chiến lược đe dọa đến sự an toàn hoạt động của cả toàn hệ thống ngân hàng, NHNN phải thực hiện trách nhiệm là đầu mối nối kết các TCTD Việt Nam trong hoạt động M&A, ban hành các chính sách ưu đãi về thủ tục hành chính, khi tham gia các giao dịch với NHNN, dự trữ bắt buộc nhằm thúc đẩy các ngân hàng nhỏ tìm đến sáp nhập, hợp nhất với nhau…
+ NHNN cần sửa đổi, bổ sung các quy định về việc thành lập mới các ngân hàng
theo hướng chặt chẽ và nghiêm ngặt hơn, nhằm đảm bảo cho các ngân hàng ra đời sau