1.6.1.Nguyên tắc thực hiện thương vụ sáp nhập và mua lại
1.6.1.1. Tác động của việc xem xét tài chính đến việc định giá
Ngoài việc định giá doanh nghiệp mục tiêu khi đứng độc lập, còn phải định giá doanh nghiệp trong tổng thể doanh nghiệp sau khi sáp nhập, mua lại. Do phần lớn các
thương vụ M&A được kỳ vọng để hợp lực cùng công ty mẹ nên thường áp dụng
phương thức khấu trừ dòng vốn, cho phép tính đến các lợi ích tương lai mà người mua nhận được.
1.6.1.2. Khi mua lại một doanh nghiệp mà việc định giá tài sản phải do một cơ quan
Việc định giá do các chuyên gia đảm nhận nhằm tránh thất thoát tài sản mà chủ sở
hữu có thể không nắm được chính xác (như trường hợp bán doanh nghiệp của Nhà
nước) do không phản ánh đúng giá trị kinh tế của doanh nghiệp.
1.6.1.3.Các khía cạnh pháp lý và các khía cạnh tài chính trước đàm phán M&A
Trong thực tế có một số lĩnh vực đòi hỏi phải xem xét cả khía cạnh pháp lý lẫn tài chính, vì nếu tách riêng chúng thì có thể sẽ có những kết luận khác nhau. Ở một số lĩnh
vực khác , việc phân chia nhiệm vụ chính và phụ cho các chuyên gia tài chính và pháp lý cũng là cách hữu hiệu để tránh chồng chéo trùng lắp.
Các chuyên gia nghiên cứu phải đảm bảo rằng, tất cả các kết quả điều tra đều phải
được trao đổi kịp thời trong nhóm làm việc. Để quá trình điều tra trước đàm phán thành công đòi hỏi phải có sự phối hợp của một nhóm công tác, gồm người mua và các chuyên gia. Tốt nhất là có một người làm chủ nhiệm dự án, để điều phối chung quá trình điều tra, nhằm giảm tối đa sự chồng chéo công việc giữa các thành viên. Cần tránh giới hạn quá khắt khe phạm vi công việc của các chuyên gia.
1.6.1.4. Xác định các nghĩa vụ và rủi ro tiềm ẩn
Các nghĩa vụ và rủi ro tiềm ẩn là lĩnh vực cần được quan tâm trong các thương vụ M&A; đồng thời cũng là một trong những vấn đề khó khăn nhất. Sẽ không có một thủ
tục định sẵn nào có thể đảm bảo tất cả các nghĩa vụ và rủi ro sẽ được phát hiện mới. Tuy nhiên, công việc điều tra tài chính cần quan tâm trước tiên là phải xem xét các đặc
điểm riêng có của doanh nghiệp mục tiêu đểxác định các rủi ro chủ yếu. Danh mục các vấn đề cần quan tâm nhất thiết phải đề cập bản chất ngành nghề, các sự kiện chủ yếu gần nhất liên quan đến sản xuất, kinh doanh, lịch sử phát triển doanh nghiệp, địa bàn hoạt động, đặc điểm và môi trường giám sát của quản trị doanh nghiệp, cũng như mức
độ sử dụng các chuyên gia trong quá khứ.
1.6.1.5. Xung đột lợi ích
Trong các thương vụ M&A, các vấn đề cần luôn phải quan tâm là xem xét có xung
xung đột giữa người bán với người mua và xung đột xảy ra khi có một hãng kiểm toán chung cho các khách hàng có lợi ích xung đột.
Xung đột giữa người bán và người mua luôn tồn tại, vì người bán không muốn cung cấp tất cảthông tin cho người mua trong giai đoạn điều tra trước đàm phán , do người bán không chắc người mua có thực sự muốn mua hay không; trong khi đó, người mua muốn biết càng nhiều thông tin càng tốt để có thể đánh giá đúng doanh nghiệp mục tiêu. Trong phần lớn các thương vụ M&A, bên bán buộc phải giữ cân bằng giữa các rủi ro và lợi ích cung cấp thông tin kinh doanh nhạy cảm cho bên mua. Đối với người mua, việc có đầy đủ thông tin là hết sức cần thiết đểđánh giá đúng doanh nghiệp mục tiêu và
định giá mua doanh nghiệp mục tiêu. Đối với người bán, việc cung cấp các thông tin nhạy cảm có thể gây tổn hại cho doanh nghiệp trong trường hợp việc mua bán không
thành, nhưng đồng thời nó cũng giúp nâng cao giá bán doanh nghiệp nếu thương vụ được hoàn tất. vì vây, thông thường bên bán kiểm tra việc cung cấp thông tin sao cho các thông tin nhạy cảm chỉ được tiết lộ khi họ cảm thấy thương vụ M&A có khả năng
thực hiện được.
1.6.2.Quy trình để thực hiện giao dịch M&A
Có nhiều cách thức, các bước để thực hiện M&A, tuy nhiên vấn đề cần quan tâm
trước tiên đó là hình thức pháp lý mà pháp luật cho phép để thực hiện giao dịch. Hình thức pháp lý để thực hiện giao dịch cũng rất phong phú và khác nhau. Đó là các trình tự, điều kiện do pháp luật quy định mà các bên tham gia giao dịch phải tuân thủ. Không những thế, hình thức pháp lý của giao dịch M&A sẽ quyết định các công việc cụ thể khác cần có để tiến hành giao dịch M&A cũng như quyết định chúng sẽ được thực hiện như thế nào và tại thời điểm nào.
Tùy vào nội dung và hình thức giao dịch M&A cụ thể ( mua bán cổ phần hay sáp nhập, hợp nhất…) mà các bên tham gia cần thực hiện là:
Để đảm bảo M&A thành công, các bên cần lựa chọn nhiều hơn một doanh nghiệp mục tiêu nếu có thểđược. Doanh nghiệp mục tiêu ở đây có thể được hiểu là bên mua hoặc bên bán chứ không phải chỉ là bên bán, điều này xuất phát từ chính nhu cầu thực hiện M&A của cả hai bên chứ không phải riêng của một bên bán hay bên mua. Hơn
nữa khi có nhiều doanh nghiệp mục tiêu, các bên sẽ có nhiều phương án và điều kiện thuận lợi cho việc đàm phán giao dịch M&A.
Để xác dịnh được doanh nghiệp mục tiêu không phải dễ dàng đối với tất cả các
trường hợp, nhất là trong trường hợp muốn xác định nhiều doanh nghiệp mục tiêu. Việc xác định doanh nghiệp mục tiêu về bản chất là lấy được các thông tin chính xác về những doanh nghiệp mục tiêu. Vì vậy, không phải bên tham gia M&A nào cũng dễ dàng có được các thông tin này. Có nhiều cách thức để tiếp cận và có được các thông tin. Trong sốđó, cách thức hợp tác với các tổ chức tài chính (như công ty chứng khoán, quỹđầu tư…) là một trong những cách thức hiệu quảđể đạt được mục đích.
1.6.2.2. Xác định giá trị giao dịch
Công việc này không hoàn toàn đồng nhất với hoạt động định giá doanh nghiệp. Thực chất, định giá doanh nghiệp là một công cụ để các bên có thể xác định được giá trị giao dịch, căn cứ vào giá trị doanh nghiệp được định giá và các điều kiện cụ thể
khác mà các bên tham gia giao dịch có thểđàm phán và thương lượng các mức giá giao dịch M&A khác nhau.
1.6.2.3.Đàm phán, giao kết và thực hiện thỏa thuận, hợp đồng giao dịch M&A
Quá trình này dẫn đến một kết quả phản ánh tập trung giao dịch M&A, đó chính là
thỏa thuận và hợp đồng giao dịch M&A được ký kết giữa các bên. Có thể nói quá trình này là rất quan trọng đối với giao dịch M&A, nếu hợp đồng M&A không phản ánh đủ
và chính xác tất cả các kết quả của những công việc trước đó. Các mong muốn và kỳ
vọng của các bên hay hạn chế tối đa các rủi ro những công việc đã thực hiện sẽ không có giá trị hoặc giảm giá trị đi rất nhiều cũng như mục đích M&A có thể bị ảnh hưởng không tốt.
Hợp đồng M&A không phải chỉ là yếu tố pháp lý. Hợp đồng M&A là sự phối hợp hài hòa các yếu tố có liên quan đến giao dịch M&A khác như tài chính, kinh doanh…
Chỉ khi kết hợp hoàn chỉnh các yếu tố có liên quan thì hợp đồng M&A mới thật sự là công cụđể bảo đảm quyền lợi cho các bên tham gia giao dịch. Đàm phán hợp đồng có thể thực hiện tại bất cứ giai đoạn nào, thông thường các bên chỉ chính thức tiến hành
đàm phán khi đã có được một lượng thông tin nhất định về nhau cũng như hiểu được mục đích của nhau. Giao kết hợp đồng là công đoạn cuối cùng của việc thỏa thuận giao dịch M&A. Đó là khi các bên đã hiểu rõ về nhau cũng như hiểu rõ về mục đích và yêu
cầu của mỗi bên, hiểu rõ các lợi ích và rủi ro khi thực hiện M&A. Hợp đồng là sự thể
hiện và ghi nhận những cam kết của các bên đối với giao dịch. 1.6.3. Xử lý những vấn đề hậu sáp nhập và mua lại
1.6.3.1. Vấn đề thuế
Cách tính thuế có ảnh hưởng không nhỏđến giá trị của vụ sáp nhập, mua lại tùy vị trí của các bên. Bên bị sáp nhập phải nộp thuế thu nhập cá nhân trong khi bên sáp nhập
quan tâm đến thuế chuyển nhượng tài sản. Bên sáp nhập có thể giảm trừ thuế bằng cách coi tài sản của công ty bị sáp nhập như tài sản thanh lý (bị khấu hao nhanh hơn).
Tuy nhiên, các cổđông bên bị sáp nhập lại đòi hỏi bên sáp nhập phải bồi thường cho họ khoản thuế thu nhập cá nhân, họ phải trả cho khoản tiền mặt có được từ bán cổ
phiếu. Khoản bồi thường này được hiểu như một phần trong khoản chênh lệch giá mà bên bị sáp nhập đưa ra trong hình thức chào thầu.
1.6.3.2. Vấn đề xử lý nợ
Trong một vụ sáp nhập, công ty sáp nhập sẽ tiếp quản toàn bộ nghĩa vụ nợ của công ty mục tiêu. Chẳng hạn, trong vụ mua tập đoàn khách sạn Hilton Hotels, công ty quản lý quỹ BlackStone chào thầu cả gói với giá 26 tỷ USD, trong đó 20 tỷ USD để mua toàn bộ 421 triệu cổ phiếu của Hilton ở mức 47.5 USD/cổ phiếu (cao hơn 32% thị giá ngày chốt quyền) và 6 tỷUSD để thanh lý nợ của tập đoàn này.
Trong nhiều trường hợp, nhất là trường hợp lôi kẽo cổ đông bất mãn, cố đông thiểu số có nguy cơ bị gạt ra ngoài các quyết định sáp nhập công ty. Ngoài ra, lợi ích của
người lao động trong công ty bị sáp nhập cũng cần được chú ý đúng mức. Thực tế cho thấy hàng vạn công nhân có thể bị mất việc làm sau khi hãng của họ bịthâu tóm và cơ
cấu lại nhằm giảm chi phí nhằm tìm kiếm tăng trưởng kinh tế nhanh chóng cho công ty thâu tóm ngay sau vụ sáp nhập. Do đó, để tránh sự phản đối có thể đến từ phía công
đoàn, các bên cần thỏa thuận cả vấn đề chếđộ bồi thường hợp lý cho các nhân viên và công nhân một khi bị hãng mới sa thải.
1.6.3.4. Vềcơ cấu tổ chức và Ban điều hành
Trong thương vụ sáp nhập và mua lại, sau khi chuyển giao quyền sở hữu, có rất ít cơ
cấu tổ chức của công ty mục tiêu bị xáo trộn đáng kể trong khoảng thời gian ngắn (6-
18 tháng). Tùy đặc điểm và mục tiêu của từng vụ sáp nhập, nếu công ty mục tiêu đang
hoạt động tốt và mục đích sáp nhập nhằm thâu tóm tài sản cũng như nguồn lợi nhuận từ công ty bị sáp nhập thường không xảy ra. Công ty sáp nhập sẽ chỉ tiếp quản các chức danh trong Ban quản trị để thực hiện quyền chủ sở hữu, trong khi giữ công ty bị
sáp nhập cùng Ban điều hành hoạt động bình thường và độc lập như một thành viên của mình. Trong trường hợp ngược lại, nếu công ty mục tiêu đang thua lỗ và xuống dốc, công ty sáp nhập hy vọng sẽ thực hiện được một cuộc lội ngược dòng, thì Ban
điều hành cũ cầm chắc suất ra đi, cơ cấu tổ chức sẽ bị xáo trộn hoặc sáp nhập thẳng vào các phòng ban của công ty mới và nhân công bị sa thải hàng loạt.
1.6.3.5. Vềvăn hóa doanh nghiệp
Một điểm đáng chú ý là hầu hết các vụ sáp nhập đều thất bại trong việc hòa nhập văn
hóa của các công ty với nhau. Văn hóa của công ty là một thực thể trừu tượng và vô hình, gắn chặt với lịch sử phát triển, tài sản nhân sự và chính sách của từng công ty, và
đúng ra phải được tính vào tài sản chung của công ty. Do đó chúng không dễ tìm được tiếng nói chung và thỏa hiệp, ngay cả khi Ban lãnh đạo của hai công ty đồng lòng thực hiện hợp nhất. Trong trường hợp công ty mục tiêu bị thay thế triệt đểnhư nói trên, văn
hóa công ty đó kể như bị xóa bỏ. Điều đó có hai mặt, nếu văn hóa tổ chức và kinh doanh góp phần vào sự thua lỗ của công ty thì sự thay thế là cần thiết, nhưng trong trường hợp văn hóa công ty không phải là nguyên nhân chính dẫn đến sự yếu kém trong kết quả kinh doanh (có thể vì chiến lược sai lầm, giá nguyên liệu tăng, khủng hoảng vĩ mô…) thì rõ ràng việc văn hóa công ty cũ bị thay thếlà điều đáng tiếc.
1.6.3.6. Vềthương hiệu và thị trường
Đối với vấn đề thị trường và thương hiệu, tùy thuộc sự giống nhau và khác nhau về
thị phần và sản phẩm của hai công ty mà công ty sáp nhập sẽ có quyết định nhập hay không nhập thị phần và hệ thống phân phối của họ sau khi sáp nhập.
Trong giao dịch M&A, thương hiệu được xem xét như vậy một dạng tài sản vô hình và trong một sốtrường hợp được xem là mục đích chính của giao dịch. Nhìn từgóc độ
quản trịthương hiệu đối với hoạt động M&A ở Việt Nam, hoạt động này được xúc tiến
dưới ba nguyên nhân: một doanh nghiệp muốn góp vốn với một doanh nghiệp khác
làm ăn tốt để cùng khai thác lợi thếthương hiệu, lợi thế thị trường; một doanh nghiệp yếu kém được các thương hiệu mạnh hơn mua lại để sử dụng cơ sở hạ tầng và các quan hệ khách hàng sẵn có; doanh nghiệp làm ăn khó khăn bị mua lại để khai thác lại thương
hiệu. Cảba trường hợp trên đều có một yếu tố giống nhau là bên đi mua là một thương
hiệu và thương hiệu bị mua dần dần sẽ bị lãng quên.
1.7.Tình hình hoạt động sáp nhập, mua lại trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
1.7.1.Khái quát về thực trạng hoạt động sáp nhập mua lại trên thế giới
Hoạt động M&A trên thế giới đã có bước hồi phục đáng kểtrong năm 2010, kết thúc sự suy giảm mạnh bắt đầu vào năm 2008 kéo dài qua năm 2009 do tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Biểu đồ 1.1: Hoạt động M&A trên thế giới giai đoạn 2000 - 2010
Nguồn: Wilmerhale(2010), 2010 M&A report
Trên thế giới, khối lượng các thương vụ M&A tăng từ 19.127 giao dịch trong năm
2009 lên tới 27.460 giao dịch vào năm 2010. Giá trị M&A tăng 81% lên 2,03 nghìn tỷ
USD từ mức 1,12 tỷUSD trong năm 2009. Mặc dù đã có những cải thiện đáng kể cả về
sốlượng và giá trị giao dịch nhưng dường như thịtrường M&A vẫn chưa thểsôi động trở lại so với năm 2007 với 31.883 thương vụ với giá trị các hợp đồng lên tới 2,69 nghìn tỷ.
Tại Hoa kỳ, số lượng các thương vụ M&A tăng 35% từ mức 6.853 giao dịch trong
năm 2009 lên mức 9.238 giao dịch trong năm 2010. Giá trị giao dịch cũng tăng mạnh 57% từ mức 564,3 tỷ USD của năm 2009 lên mức 887,3 tỷUSD trong năm 2010.
Ở châu Âu, cả khối lượng và giá trị giao dịch của các thương vụM&A đều tăng đáng
kể so với năm 2009. Khối lượng tăng 59% từ 7.371 lên tới 11.736 giao dịch trong năm
2010, trong khi tổng giá trị hợp đồng M&A được ký tăng 106% từ mức 379 tỷ USD lên 780,5 tỷ USD.
Khu vực châu Á – Thái Bình Dương cũng trải qua thời kỳ với sự tăng trưởng mạnh mẽ của hoạt động M&A. Số lượng giao dịch tăng 27% từ mức 6.285 trong năm 2009 lên mức 7970 trong năm 2010, tổng giá trị hợp đồng được xác định tăng 112% từ 308,1 tỷ USD lên 652,5 tỷ USD.