Bàn luận về thực trạng kiến thức, thái độ và thực hành đội MBH của đối tƣợng

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng kiến thức, thái độ và thực hành đội mũ bảo hiểm của thanh niên từ 18 24 tuổi, tại hoàn kiếm, hà nội, sau 6 tháng thực hiện nghị quyết 322007 NQ CP (Trang 64)

tƣợng nghiên cứu đánh giá:

4.3.1.Kiến thức về ATGT và MBH.

Kiến thức về ATGT và MBH đƣợc đánh giá dựa trên 3 yếu tố: Kiến thức về ATGT, kiến thức về MBH và kiến thức về quy định bắt buộc đội MBH.

a) Kiến thức về ATGT

Đa số thanh niên (75,5%) đƣợc hỏi đều cho rằng để đảm bảo ATGT khi tham gia giao thông cần phải tuân thủ luật lệ giao thông, 57% thanh niên cho rằng đảm bảo ATGT là cần phải đội MBH khi sử dụng xe máy, 17,7% thì cho rằng cần phải có ý thức trách nhiệm khi tham gia giao thông, chỉ có một tỉ lệ rất thấp 0,36% cho

rằng để đảm bảo ATGT là cần phải giữ an toàn cho mình và cho ngƣời khác. Ngoài ra còn một số thanh niên cho rằng không nên sử dụng rƣợu bia và chất kích thích khi tham gia giao thông, (Biểu đồ 3.1).

Khi đƣợc hỏi về các nguyên nhân gây TNGT, phần lớn thanh niên đều đề cập đến những nguyên nhân mang tính chủ quan; có tới 92,7% thanh niên cho rằng nguyên nhân gây TNGT là do ý thức tham gia giao thông kém nhƣ: (phóng nhanh, vƣợt ẩu, đi không đúng phần đƣờng, đi quá tốc độ quy định), nguyên nhân gây TNGT chủ quan thứ hai đƣợc kể đến là do uống bia, rƣợu khi tham gia giao thông chiếm 34%. Một số ít thanh niên đề cập đến một số nguyên nhân khách quan gây TNGT nhƣ: do chất lƣợng đƣờng kém chiếm 10,1%, do chất lƣợng xe máy kém chiếm tỉ lệ 10,7%, do thời tiết xấu (3,5%), do thời gian vào buổi tối (3,4%), do gặp phải chƣớng ngại vật bất ngờ (8,5%). Ngoài ra còn một số nguyên nhân đƣợc một số thanh niên quan tâm tới nhƣ: vừa đi xe máy vừa nghe điện thoại di động; do sự giám sát của lực lƣợng CSGT chƣa nghiêm khắc cũng là nguyên nhân góp phần gây TNGT, (Biểu đồ 3.2).

Khi đƣợc hỏi về các biện pháp phòng ngừa TNGT cho bản thân phần lớn (63,5%) thanh niên đều cho rằng cần phải tuân thủ luật lệ giao thông, có 57,7% thanh niên cho rằng cần phải đội MBH mỗi khi sử dụng xe máy, 19,4% thanh niên cho rằng để đảm bảo ATGT cho bản thân không uống rƣợu bia khi tham gia giao thông. Ngoài ra thanh niên còn đề cập tới công tác tăng cƣờng tuần tra giám sát của cảnh sát và biện pháp xử phạt nghiêm khắc của cảnh sát đối với những trƣờng hợp vi phạm luật ATGT, (Biểu đồ 3.3).

b) Kiến thức về MBH

Hiểu biết về lợi ích của việc đội MBH của thanh niên còn nhiều hạn chế, số thanh niên có hiểu biết đúng về lợi ích của việc đội MBH là tránh đƣợc CTSN khi bị TNGT chiếm 60% và làm giảm CTSN chiếm tỉ lệ 15,4%. Tuy nhiên, bên cạnh đó số thanh niên có hiểu biết chƣa đúng về lợi ích của việc đội MBH rằng đội MBH sẽ làm giảm TNGT chiếm tỉ lệ không nhỏ (27,1%), có một số cho rằng lợi ích của việc

đội MBH là tránh đƣợc cảnh sát phạt chiếm tỉ lệ (6,6%), ngoài ra còn có một số thanh niên còn cho rằng đội MBH là để tránh đƣợc bụi và tránh nắng, (Biểu đồ 3.4)

Khi đƣa ra tiêu chí để lựa chọn MBH, đa số thanh niên đều quan tâm tới tiêu chí chất lƣợng của MBH với tỉ lệ chung là 74,79%, trong đó tỉ lệ ở nam là 77,94% cao hơn ở nữ (72,6%), tiếp theo là tiêu chí hình thức của MBH với tỉ lệ chung là 16,08%, tỉ lệ này ở nam là 14,12% thấp hơn ở nữ (17,46%), và chỉ có số ít quan tâm tới tiêu chí giá cả lần lƣợt với tỉ lệ chung là 6,46%, nam là 7,06% và ở nữ là 6,03%, (Biểu đồ 3.5).

Khi bàn về MBH có chất lƣợng tốt là bao gồm những tiêu chí nào? Hiểu biết của thanh niên về vấn đề này còn nhiều hạn chế. Số thanh niên cho rằng MBH tốt là mũ có dán tem tiêu chuẩn chất lƣợng chiếm tỉ lệ cao nhất (47,08%). Còn các tiêu chí khác là MBH có vỏ cứng, trọng lƣợng phù hợp và quai đeo có khoá ít đƣợc mọi ngƣời nhắc đến có tỉ lệ tƣơng ứng lần lƣợt là 21,87%; 16,79% và 7,3%, (Biểu đồ 3.6).

c) Kiến thức về quy định bắt buộc đội MBH

Khi đƣa ra câu hỏi có biết về quy định bắt buộc đội MBH hiện nay không? Phần lớn (84,2%) thanh niên đều có biết về quy định bắt buộc đội MBH, Tuy nhiên bên cạnh đó số thanh niên chƣa biết về quy định này cũng chiếm một tỉ lệ không nhỏ gần 16%. Lý giải cho vấn đề này là do công tác truyền thông chƣa đƣợc tốt và mức độ thanh niên quan tâm tới các thông tin liên quan đến ATGT còn nhiều hạn chế. Đây thực sự là vấn đề cần quan tâm hơn nữa trong công tác tuyên truyền, vận động, đặc biệt là nhóm thanh thiếu niên. Có thanh niên còn đƣa ra lý do phải đội MBH khi đi xe máy là“ Do mẹ em bắt phải đội MBH” (nữ thanh niên 19 tuổi). Tỉ lệ thanh niên hiểu đúng về nội dung quy định bắt buộc đội MBH còn chƣa cao (66,8%). Có tới 32% thanh niên không rõ hoặc không biết nội dung quy định bắt buộc đội MBH là gì. Lý giải cho vấn đề này có thể đƣa ra 2 lý do, một là do công tác truyền thông về ATGT chƣa đƣợc tốt hai là thực sự một số thanh niên chƣa quan tâm tới các quy định về ATGT, (Bảng 3.8).

4.3.2.Thái độ của thanh niên đối với việc tuân thủ đội MBH

Để tìm hiểu thái độ đồng tình hay phản đối của thanh niên trong việc tuân thủ đội MBH, chúng tôi đã đƣa ra một số quan điểm liên quan tới một số bất bất tiện của việc đội MBH mang lại cho ngƣời đội. Kết quả cho thấy, đa số (89,8%) thanh niên đồng ý với quan điểm, những ngƣời đi xe máy nên đội MBH, chỉ có 5,2% phản đối quan điểm này. Số thanh niên phản đối quan điểm, đội MBH dễ làm ngƣời khác không nhận ra mình (81,9%), và vẫn còn một số ít (7,1%) đồng ý với quan điểm này. Khi đƣa ra quan điểm, không cần thiết phải đội MBH ở những đoạn đƣờng ngắn thì chỉ có 42,3% thanh niên phản đối quan điểm này và 50,1% số trƣờng hợp đồng ý với quan điểm này. Chỉ có 46,1% thanh niên phản đối quan điểm đối với phụ nữ, đội MBH dễ làm hỏng tóc và không bảo vệ đƣợc da mặt khi trời nắng và có tới 26,6% đồng ý với quan điểm này. Vẫn còn một tỉ lệ không nhỏ thanh niên đồng ý với một số quan điểm nhƣ vào mùa hè, đội MBH rất khó chịu là (28%), đội MBH bất tiện, vƣớng víu là (40,8%) và đội MBH làm hạn chế tầm nghe, nhìn và làm tăng nguy cơ gây TNGT là (17,7%), (Bảng 3.9).

Khi đƣa ra câu hỏi lý do phải tuân thủ đội MBH thì vẫn còn 8,04% thanh niên chỉ đội MBH ở những nơi có cảnh sát, điều này cho thấy họ đội MBH chỉ nhằm tránh bị cảnh sát phạt, “Tình trạng người đối phó vẫn còn nhiều. Có hiện tượng người không đội mũ do nắm địa bàn bố trí chốt của CSGT khá rõ nên cố tình dắt bộ khi qua chốt, như cố tình thách thức lực lượng công an” (Cán bộ cảnh sát giao thông, nam 43 tuổi).

4.3.3.Thực hành đội MBH

a) Thực hành đội MBH ở đối tượng thanh niên

Để đánh giá về thực hành đội MBH ở thanh niên, chúng tôi dựa trên 3 tiêu chí, Có đội hay không đội MBH khi sử dụng xe máy; trong nhóm có đội MBH thì có đội thƣờng xuyên hay không thƣờng xuyên và đội MBH đúng cách hay không đúng cách. Tuy nhiên nhƣ đã trình bày ở phần tiêu chí đánh giá, trong khuôn khổ của

nghiên cứu này để đánh giá về kỹ năng thực hành đội MBH, chúng tôi chỉ dựa trên sự mô tả về kỹ năng thực hành của đối tƣợng nghiên cứu.

Kết quả cho thấy, tỉ lệ chung thanh niên có đội MBH khi sử dụng xe máy là 96,22%, trong đó tỉ lệ thƣờng xuyên đội MBH khi điều khiển xe máy là 82,89%, tỉ lệ nữ thƣờng xuyên đội MBH là 84,05% và tỉ lệ này ở nam là 82,07%. Tỉ lệ thanh niên không thƣờng xuyên đội MBH là 17,11%, tỉ lệ này ở nữ là 15,95% thấp hơn ở nam (17,93%). Có tới 3,78% thanh niên không đội MBH bao giờ, tỉ lệ này ở nữ là 4,12% cao hơn ở nam (3,54%), (Bảng 3.12).

Đối với ngƣời ngồi sau xe máy cho thấy, tỉ lệ chung thanh niên có đội MBH khi ngồi sau xe máy là 93,9%, trong đó tỉ lệ thƣờng xuyên đội MBH khi ngồi sau xe máy là 84,82% và nữ thƣờng xuyên đội MBH chiếm 85,54% và nam chiếm 84,30%. Tỉ lệ chung thanh niên đội MBH không thƣờng xuyên là 15,18%, trong đó tỉ lệ ở nữ là 14,46% thấp hơn ở nam (15,7%). Tỉ lệ thanh niên không đội MBH là 6,1%, trong đó nữ chiếm 4,71% thấp hơn ở nam (7,08%), (Bảng 3.13).

Nhƣ vậy tình hình chấp hành đội MBH tại thời điểm sau 6 tháng thực hiện bắt buộc đội MBH trên mọi tuyến đƣờng theo tinh thần Nghị quyết 32/2007/NQ-CP có thay đổi một cách đáng kể so với tình hình chấp hành đội MBH trong thời gian trƣớc nhƣ kết quả của các nghiên cứu:

Trong nghiên cứu của tác giả Đặng Việt Hùng và cộng sự về thực trạng sử dụng MBH ở ngƣời lái xe máy tại Hải Dƣơng, năm 2005, đã cho thấy tỉ lệ đội MBH ở ngƣời điều khiển xe máy trung bình trên tất cả tuyến đƣờng chỉ xấp xỉ gần 30%. Tỉ lệ đội MBH ở những đoạn đƣờng bắt buộc đội MBH cũng chỉ đạt gần 60% ở quốc lộ và xấp xỉ 40% ở tỉnh lộ. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, việc chấp hành đội MBH tốt hơn ở những đoạn đƣờng có quy định bắt buộc và có sự xuất hiện của cán bộ cảnh sát [14]. Tuy nhiên tại thời điểm đó, mức độ xử phạt vi phạm không đội MBH tại những đoạn đƣờng bắt buộc là rất nhẹ (từ 20.000 đồng-40.000đ) [11].

Trong một nghiên cứu về tình hình TNGT tại 3 tỉnh/thành; Bình Dƣơng; Đà Nẵng và Yên Bái, của Trƣờng Đại học Y tế Công cộng, tháng 12/2007, đã cho thấy tỉ lệ đội MBH chung cho ngƣời điều khiển xe máy tại Yên Bái là 72,5% và tại thành

phố Đà Nẵng là nơi có điều kiện đô thị gần giống Hà Nội có tỉ lệ khá thấp 27,5% và tỉ lệ này trên các tuyến đƣờng quốc lộ và tỉnh lộ, nơi bắt buộc đội MBH thì cũng chỉ đạt 60% ở Yên Bái và Bình Dƣơng, còn ở Đà Nẵng tỉ lệ này khá thấp 40% [16].

Kết quả trong Điều tra Quốc gia về vị thành niên và Thanh niên (SAVY), 2003, cho thấy, tỉ lệ chung đội MBH là 26,2%, trong đó tỉ lệ nam là (29,7%) cao hơn ở nữ (22,7%) [ 5].

Đối với thực hành đội MBH đúng cách, cho thấy có tới 63,99% số thanh niên đƣợc hỏi về thực hành đội MBH đúng cách đều cho rằng cần phải đội mũ ngay ngắn ở trên đầu, trong đó ở nữ (66,18%) cao hơn ở nam (62,45%0). Có 63,82 % thanh niên cho rằng thực hành đội MBH đúng cách là dây quai mũ vừa khít với cằm, tỉ lệ này ở nữ là 63,82% và ở nữ là 63,83%. Có 30,94% thanh niên cho rằng thực hành đội MBH đúng cách là đội MBH không xe dịch khi lắc đầu, tƣơng ứng với nữ là 29,12% thấp hơn ở nam (32,22%), (Bảng 3.14).

b) Thực hành đội MBH qua thực trạng quan sát tại hai phường nghiên cứu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tại nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành quan sát thực trạng đội MBH của ngƣời dân tại cộng đồng thuộc hai phƣờng nghiên cứu, nhằm mô tả một bức tranh chung về thực trạng sử dụng MBH của ngƣời dân tại những đoạn đƣờng ngắn, không có sự kiểm soát của cảnh sát. Qua thực trạng quan sát việc tuân thủ đội MBH tại hai phƣờng nghiên cứu cho ta thấy tỷ lệ chung không đội MBH là 26,23%, trong đó tỉ lệ ngƣời điều khiển xe máy không đội MBH là 23,30% và ngƣời ngồi sau xe máy không đội MBH là 34,67%. Tỉ lệ ngƣời điều khiển xe máy đội MBH không đúng cách là 30,93% và ngƣời ngồi sau là 37,19%, (Biểu đồ 3.1). Kết quả này thấp hơn nhiều so với kết quả nghiên cứu của Trƣờng Đại học Y tế Công cộng, triển khai vào tháng 12/2007, tại Đà Nẵng là nơi có điều kiện đô thị gần giống Hà Nội, thì tỉ lệ chung không đội MBH tại các tuyến đƣờng bắt buộc cũng chỉ đạt 41,4%, tỉ lệ chung không đội MBH tƣơng ứng là 50,6%, [16]. Lý giải cho các phát hiện này là thời điểm thực hiện nghiên cứu của trƣờng Đại học Y tế Công cộng là trƣớc 15/12/2007, thời điểm chƣa áp dụng quy định bắt buộc đội MBH trên mọi tuyến đƣờng và áp

dụng quy định mức độ xử phạt mới ngƣời vi phạm không đội MBH và bƣớc đầu chủ yếu là nhắc nhở.

Đối với thời điểm khác nhau trong ngày, tỉ lệ không đội MBH có xu hƣớng tăng lên ở những khoảng thời gian trong ngày. Thấp nhất vào buổi sáng từ 7 giờ đến 8 giờ (chiếm 23,65%) và cao nhất là vào thời điểm buổi tối từ 20 giờ đến 21 giờ (chiếm 32,02%). Tƣơng tự tỉ lệ đội MBH không đúng cách cũng có xu hƣớng tăng dần theo thời gian trong ngày, cao nhất là vào thời điểm từ 20 giờ đến 21 giờ (chiếm tới 52,24%) và thấp nhất vào giờ đi làm buổi sáng từ 7 giờ đến 8 giờ (chiếm 20%) (Biểu đồ 3.8). Lý do cho các tỉ lệ này là vào giờ cao điểm, có sự giám sát của cảnh sát giao thông, ngoài giờ cao điểm chỉ có sự tuần tra của cảnh sát cơ động.

Khi phân tích sâu hơn số liệu về tỉ lệ không đội MBH và đội MBH không đúng cách giữa ngƣời điều khiến với ngƣời ngồi sau xe máy, tỉ lệ không đội MBH và đội MBH không đúng cách giữa ngày thƣờng với ngày cuối tuần thì tỉ lệ không đội MBH (23,30%) và đội MBH không đúng cách (34,67%) của ngƣời điều khiển phƣơng tiện thấp hơn ngƣời ngồi sau (30,99% và 37,19%), (Biểu đồ 3.7) và tỉ lệ này vào ngày thƣờng thấp hơn so với những ngày cuối tuần (tỉ lệ không đội MBH của ngƣời điều khiển phƣơng tiện và ngƣời ngồi sau trong những ngày thƣờng lần lƣợt là 15,99% và 17,04% và vào những ngày cuối tuần là 18,91% và 27,94%; tỉ lệ đội MBH không đúng cách của ngƣời điều khiển và ngƣời ngồi sau vào ngày thƣờng là 22,68% và 27,81% và vào ngày cuối tuần lần lƣợt là 25,84% và 31,56%), (Biểu đồ 3.13). Lý giải cho những phát hiện này là do ngƣời ngồi sau khi gặp cảnh sát có thể xuống đi bộ, lý do nữa là lực lƣợng cán bộ cảnh sát giao thông giám sát vào ngày nghỉ mỏng hơn ngày thƣờng.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng kiến thức, thái độ và thực hành đội mũ bảo hiểm của thanh niên từ 18 24 tuổi, tại hoàn kiếm, hà nội, sau 6 tháng thực hiện nghị quyết 322007 NQ CP (Trang 64)