Bàn luận về thực trạng TNGT liên quan đến đội MBH

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng kiến thức, thái độ và thực hành đội mũ bảo hiểm của thanh niên từ 18 24 tuổi, tại hoàn kiếm, hà nội, sau 6 tháng thực hiện nghị quyết 322007 NQ CP (Trang 60)

Về tình hình trật tự và ATGT trên toàn quốc sau 6 tháng thực hiện bắt buộc đội MBH trên mọi tuyến đƣờng theo nghị quyết 32/2007/NQ-CP của Chính phủ. Theo báo cáo mới nhất của Uỷ ban an toàn giao thông quốc gia, cho thấy tình hình trật tự và ATGT trong 6 tháng đầu năm 2008, so với cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2007, đã thay đổi một cách tích cực, TNGT đã giảm một cách đáng kể nhƣ: số vụ TNGT đƣờng bộ giảm 1.266 vụ, xuống còn 6.076 vụ tƣơng đƣơng với giảm 17,2%; số ngƣời bị thƣơng vong giảm 1.607 ngƣời, xuống còn 4.120, tƣơng đƣơng với giảm 28,1%; số ngƣời tử vong giảm 957 ngƣời tƣơng đƣơng với giảm 14,3% [18].

Tuy trƣớc thời điểm thực hiện nghị quyết 32/2007/NQ-CP, chƣa có một báo cáo thống kê một cách đầy đủ nào về tình hình TNGT liên quan đến sử dụng MBH hoặc MBH không đúng cách (đội MBH không cài quai, hoặc đội MBH không đảm bảo chất lƣợng). Do vậy chƣa thể đánh giá tác động của việc đội MBH liên quan đến TNGT đƣợc. Nhƣng hiện nay, Cục Y tế Dự phòng và Môi trƣờng, Bộ Y tế, bắt đầu thống kê tình hình TNGT từ tháng 1 năm 2008, tại 100 bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh và Trung ƣơng. Theo số liệu tổng hợp báo cáo đầy đủ 6 tháng đầu năm 2008 từ 29 bệnh viện trên tổng số 100 bệnh viện cho thấy có 21.853 trƣờng hợp đến cấp cứu do TNGT, trong đó có 435 trƣờng hợp bị tử vong (chiếm tỉ lệ 2%) và có 3.998 trƣờng hợp bị CTSN, trong đó có 501 trƣờng hợp không đội MBH (chiếm 12,5%), 586 trƣờng hợp MBH bị vỡ (chiếm 14,66%), 192 trƣờng hợp đội MBH không cài quai (chiếm 4,8%) và có 862 trƣờng hợp sử dụng MBH không rõ nguồn gốc (chiếm 21,6%) [7].

Tuy không thể so sánh chính xác đƣợc nhƣng cũng có thể so sánh tƣơng đối với kết quả về tình hình cấp cứu chấn thƣơng liên quan đến đội MBH tại hai bệnh viện lớn về ngoại khoa chấn thƣơng (Bệnh viện Việt Đức và bệnh viện Chợ Rẫy) cũng đã phần nào phản ánh đƣợc tác động của việc sử dụng MBH đối với tình hình

CTSN, sau khi thực hiện Nghị quyết 32/2007/NQ-CP. Tại bệnh viện Việt Đức, khoa Phẫu thuật thần kinh, sau 1 tháng thực hiện quy định bắt buộc đội MBH (từ 15/12/2007 đến 14/1/2008) số ca CTSN nặng giảm từ 25% xuống còn 15% và hầu hết các trƣờng hợp CTSN là do không đội MBH hoặc đội MBH không đúng cách. “Có ngày trong 5 ca CTSN thì có 3 ca chấn thương nặng do rơi MBH khi ngã. Như vậy, việc đội MBH đúng cách rất cần được lưu tâm”. Bệnh viện Chợ Rẫy là nơi tiếp nhận các trƣờng hợp nạn nhân TNGT nặng từ các tuyến dƣới chuyển lên. Theo Dƣơng Minh Mẫn và cộng sự, tại khoa khoa Chấn thƣơng sọ não cho biết, khoảng 1 tháng đầu sau khi quy định bắt buộc đội MBH trên mọi tuyến đƣờng có hiệu lực, “số người bị chấn thương sọ não do TNGT nhập khoa giảm khoảng 20% so với trước” [1 ].

Những số liệu trên cho ta thấy, có thể khẳng định quy định bắt buộc đội MBH khi đi mô tô, xe gắn máy là đúng và đã thực hiện thành công bƣớc đầu trên phạm vi toàn quốc, kể cả ở Hà Nội, TPHCM. Tỷ lệ ngƣời đi mô tô, xe gắn máy ở TP, trên quốc lộ đội MBH đạt 98-99%. Chủ trƣơng này cũng đã góp phần làm giảm tỉ lệ ngƣời bị CTSN và hạn chế số ngƣời bị chết vì TNGT. Tuy nhiên chúng ta cũng cần phải tích cực tăng cƣờng công tác truyền thông nhằm nâng cao ý thức của ngƣời dân khi tham gia giao thông và bên cạnh đó cần phải duy trì các biện pháp xử lý vi phạm ATGT một cách nghiêm khắc nhƣ: Kinh nghiệm thực hiện và duy trì chương trình bắt buộc đội MBH tại Thái Lan. “Phải mất hơn 10 năm để người dân Thái Lan có ý thức về việc đội MBH. Nhưng bây giờ, dù trên con đường nào, vào giờ nào, thời tiết nào, những chiếc MBH cũng được sử dụng tự giác”1

. Trong 2 năm gần đây (2005-2007), số vụ tai nạn dẫn đến tử vong, đặc biệt là ở đối tƣợng ngƣời đi mô tô, xe máy đã giảm tới 30%. Một trong những nguyên nhân là việc siết chặt quy định đội MBH trên tất cả các tuyến đƣờng. Quy định bắt buộc thắt dây an toàn khi đi ô tô và đội MBH khi đi xe máy đƣợc áp dụng ở Thái Lan từ năm 1994, nhƣng phải đến khi một chƣơng trình hành động gồm 9 bƣớc cụ thể với những quy

1Tại Thái Lan quy định đội MBH bắt buộc đối với ngƣời điều khiển và ngƣời ngồi sau xe gắn máy ra đời từ năm 1994 và chính thức áp dụng từ ngày 01/01/1996 [26 ]

định xử phạt nghiêm khắc, đồng thời xây dựng mô hình phối hợp giữa các bộ, ngành liên quan và kiểm soát chất lƣợng mũ bảo hiểm thì mới tạo ra những hiệu quả rõ rệt. Sự phối hợp đồng bộ giúp ngành giao thông Thái Lan có thể triển khai những chƣơng trình hành động hiệu quả. Nếu mua phải một chiếc MBH kém chất lƣợng có thể đổi lấy 1 chiếc đúng tiêu chuẩn từ chính phủ, số tiền chênh lệch đƣợc lấy từ 3 nguồn: ngân sách, các tổ chức quốc tế, và các nhà sản xuất mũ bảo hiểm chính hãng. Dẫu vậy, chƣơng trình hành động này vẫn còn nhiều điểm cần tiếp tục hoàn thiện [12].

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng kiến thức, thái độ và thực hành đội mũ bảo hiểm của thanh niên từ 18 24 tuổi, tại hoàn kiếm, hà nội, sau 6 tháng thực hiện nghị quyết 322007 NQ CP (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)