Bàn luận về mối liên quan đến việc tuân thủ đội MBH

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng kiến thức, thái độ và thực hành đội mũ bảo hiểm của thanh niên từ 18 24 tuổi, tại hoàn kiếm, hà nội, sau 6 tháng thực hiện nghị quyết 322007 NQ CP (Trang 70)

Khi phân tích mối liên quan giữa độ tuổi với việc tuân thủ đội MBH, cho ta thấy giữa độ tuổi và việc đội MBH không thƣờng xuyên có mối liên quan chặt chẽ với nhau, độ tuổi trẻ thì việc đội MBH không thƣờng xuyên nhiều hơn, với kết quả nghiên cứu này cho biết, nếu thanh niên ở độ tuổi từ 18-21 thì có tỉ lệ đội MBH

không thƣờng xuyên lớn hơn 1,41 lần thanh niên ở nhóm tuổi từ 22-24, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05, (Bảng 3.15).

Điều này cũng tƣơng tự nhƣ kết quả của nghiên cứu SAVY, tỉ lệ đội MBH khi đi xe máy ở thanh thiếu niên tăng dần theo lứa tuổi. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy rằng, 54,2% thanh thiếu niên tham gia điều tra đã từng điều khiển xe máy, tỉ lệ này tăng dần theo lứa tuổi; 36,6% ở nhóm 14-17 tuổi, 67,1% ở nhóm 18-21 tuổi và 70,5% ở nhóm 22-25 tuổi. Tƣơng ứng với tỉ lệ từng sử dụng xe máy, tỉ lệ thƣờng đội MBH khi đi xe máy (điều khiển xe hoặc ngồi sau) cũng tăng theo lứa tuổi. Tỉ lệ chung đội MBH là 26,2% (29,7% ở nam và 22,7% ở nữ) và theo nhóm tuổi: 14-17 tuổi (19,9%); 18-21 tuổi (28,2%) và 22-25 là 35,9% [5]. Lý giải cho điều này là lứa tuổi trẻ nhận thức chƣa hoàn toàn tốt về ATGT cũng nhƣ lợi ích cũng nhƣ hiệu quả của MBH trong việc làm giảm nguy cơ tử vong và mức độ trầm trọng của chấn thƣơng do TNGT. Điều này cũng thể hiện rõ là nhóm tuổi từ 14-25, chiếm 20% dân số cả nƣớc. Nhƣng tỉ lệ bị TNGT chiếm tới 40% trong tổng số các trƣờng hợp TNGT nghiêm trọng, [19].

Mối liên quan giữa việc đội MBH không thƣờng xuyên với kiến thức về ATGT và MBH cho thấy, nếu thanh niên thiếu hiểu biết về ATGT và MBH thì tỉ lệ đội MBH không thƣờng xuyên cao gấp 2,3 lần so với nhóm có hiểu biết về ATGT và MBH, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05, (Bảng 3.17). Kết quả này gợi ý rằng, nếu tăng cƣờng hoạt động truyền thông nâng cao kiến thức cho thanh niên về ATGT và đội MBH có thể sẽ giúp làm giảm tỷ lệ thanh niên vi phạm không chấp hành đội MBH khi đi xe máy.

Thanh niên là đối tƣợng nhạy cảm với các vấn đề mới, thái độ đối với một vấn đề thƣờng đi kèm với hành vi tƣơng ứng. Kết quả nghiên cứu này cũng cho thấy, thanh niên có thái độ đồng tình hay không đồng tình đối với việc tuân thủ đội MBH ảnh hƣởng rất rõ đến hành vi chấp hành đội MBH, kết quả nghiên cứu này cho thấy thanh niên có thái độ chƣa đúng về việc tuân thủ đội MBH thì tỉ lệ đội MBH không thƣờng xuyên cao gấp 5,86 lần nhóm thanh niên có thái độ đúng, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05, (Bảng 3.18).

KẾT LUẬN

Qua kết quả nghiên cứu và bàn luận, chúng tôi đi đến kết luận nhƣ sau:

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng kiến thức, thái độ và thực hành đội mũ bảo hiểm của thanh niên từ 18 24 tuổi, tại hoàn kiếm, hà nội, sau 6 tháng thực hiện nghị quyết 322007 NQ CP (Trang 70)