Lý thuyết về tạo việc làm bằng chuyển giao lao động giữa hai khu vực của

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và việc làm tại tỉnh khánh hòa (Trang 33)

xuất) để tăng tổng cầu thông qua tăng trực tiếp các khoản chi tiêu của chính phủ, hoặc thông qua các chính sách của Chính phủ nhằm khuyến khích đầu tư của tư nhân, của các tổ chức kinh tế xã hội. Keynes còn sử dụng các biện pháp: hạ lãi suất cho vay, giảm thuế, trợ giá đầu tư, in thêm tiền giấy để cấp phát cho ngân sách nhà nước nhằm tăng đầu tư và bù đắp các khoản chi tiêu của Chính phủ. Ông chủ trương tăng tổng cầu của nền kinh tế bằng mọi cách, kể cả khuyến khích đầu tư vào các hoạt động ăn bám nền kinh tế như: sản xuất vũ khí đạn dược, chạy đua vũ trang, quân sự hóa nền kinh tế.

Lý thuyết về việc làm của J.M Keynes được xây dựng dựa trên các giả định đúng với các nước phát triển, nhưng không hoàn toàn phù hợp với các nước đang phát triển. Bởi vì hầu hết các nước nghèo, nguyên nhân khó khăn cơ bản để gia tăng sản lượng, tạo việc làm không phải do tổng cầu không đủ cao. Ở các nước đang phát triển, khi tổng cầu tăng sẽ kéo theo giá cả tăng, dẫn đến lạm phát. Vì thế, biện pháp tăng tổng cầu để tăng quy mô sản xuất, tạo việc làm không đúng với mọi quốc gia, trong mọi thời kỳ. Mặt khác, nếu tạo việc làm cho khu vực thành thị và một số trung tâm công nghiệp bằng cách tăng tổng cầu sẽ tạo ra làn sóng di dân từ nông thôn ra thành thị và tỷ lệ thất nghiệp ở đô thị gia tăng. Điều này có thể làm suy giảm việc làm và sản lượng quốc dân của cả nước.

1.5.2. Lý thuyết về tạo việc làm bằng chuyển giao lao động giữa hai khu vực của nền kinh tế nền kinh tế

Lý thuyết này của Athur Lewis - nhà kinh tế học Jamaica ra đời vào những năm 50 của thế kỷ XX, được giải thưởng Nobel 1979. Tư tưởng cơ bản của lý thuyết này là chuyển số lao động dư thừa từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp hiện đại do hệ thống tư bản nước ngoài đầu tư vào các nước lạc hậu. Quá trình này sẽ tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển.

Bởi vì trong khu vực nông nghiệp, đất đai chật hẹp, lao động lại quá dư thừa. Ngoài số lao động cần đủ cho sản xuất nông nghiệp, còn có lao động dư thừa làm các ngành nghề lặt vặt, buôn bán nhỏ, phục vụ trong gia đình và lao động phụ nữ. Số lao động dôi dư này không có công ăn việc làm. Nói cách khác, họ không có tiền lương và thu nhập. Vì vậy, việc di chuyển lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp có hai tác dụng. Một là, chuyển bớt lao động ra khỏi lĩnh vực nông nghiệp, chỉ để lại lượng lao động đủ để tạo ra sản lượng cố định. Từ đó nâng cao sản lượng theo đầu người đồng thời tạo việc làm cho số lao động dôi dư trong nông nghiệp. Mặt khác, việc di chuyển này sẽ làm tăng lợi nhuận trong lĩnh vực công nghiệp, tạo điều kiện nâng cao sức tăng trưởng và phát triển kinh tế nói chung (Torado, Smith, 2012).

Nguồn: Torado, Smith, 2012.

Sơ đồ 1.2. Mô hình chuyển dịch 2 khu vực của A. Thur Levis 1.5.3. Lý thuyết của Harry Toshima

Theo Harry Toshima, nhà kinh tế học Nhật Bản, ông nghiên cứu mối quan hệ giữa hai khu vực nông nghiệp và công nghiệp dựa trên những đặc điểm khác biệt của các nước đang phát triển châu Á- gió mùa. Đó là nền nông nghiệp lúa nước có tính thời vụ cao. Nền nông nghiệp lúa nước vẫn thiếu lao động lúc đỉnh cao của thời vụ và chỉ dư thừa lao động trong mùa nhàn rỗi. Vì vậy, ông cho rằng cần giữ lại lao động nông nghiệp và chỉ tạo thêm việc làm trong những tháng nhàn rỗi bằng cách tăng vụ, đa dạng hóa cây trồng vật nuôi…Đồng thời, sử dụng lao động nhàn rỗi trong nông nghiệp

vào các ngành sản xuất công nghiệp cần nhiều lao động. Việc tạo thuận lợi hơn nữa để có việc làm đầy đủ cho mọi thành viên gia đình nông dân trong những tháng nhàn rỗi sẽ nâng cao mức thu nhập hàng năm của họ và sẽ mở rộng được thị trường trong nước cho các ngành công nghiệp và dịch vụ. Như vậy, lực lượng lao động sẽ được sử dụng hết (Vũ Thị Ngọc Phùng, 2005).

1.5.4. Lý thuyết về tạo việc làm bằng di chuyển lao động của Harris Todaro

Lý thuyết của Todaro ra đời vào thập kỷ 60-70 của thế kỷ XX, nghiên cứu việc làm bằng sự di chuyển lao động trên cơ sở thực hiện điều tiết thu nhập, tiền lương giữa các khu vực kinh tế khác nhau. Theo ông, những người lao động ở khu vực nông thôn có thu nhập trung bình thấp. Họ lựa chọn quyết định di chuyển lao động từ vùng có thu nhập thấp sang khu vực thành thị có thu nhập cao hơn. Như vậy, quá trình di chuyển lao động mang tính tự phát, phụ thuộc vào sự lựa chọn, quyết định của các cá nhân. Điều này làm cho cung cầu về lao động ở từng vùng không ổn định, gây khó khăn cho chính phủ trong việc quản lý lao động và nhân khẩu.

Mô hình Harris Todaro cho phép giải thích được lý do tồn tại tình trạng thất nghiệp ở các đô thị tại các nước đang phát triển và tại sao người dân lại chuyển tới các thành phố mặc dù đang tồn tại nan giải vấn đề thất nghiệp. Để giải quyết vấn đề này, mô hình Harris - Todaro thừa nhận sự tồn tại của khu vực kinh tế phi chính thức. Đó là khu vực kinh tế bao gồm các hoạt động không hoàn toàn là bất hợp pháp nhưng cũng thường không được sự thừa nhận chính thức của xã hội và hầu hết các hoạt động này đều không đăng ký với nhà nước, chẳng hạn như lao động phục vụ gia đình, hành nghề tự do, xe ôm, bán hàng rong, mài dao kéo, dịch vụ ăn uống vỉa hè, thu lượm ve chai đồng nát, đánh giày ...

Nhìn chung các lý thuyết về việc làm này đều tập trung nghiên cứu, xác định mối quan hệ cung cầu lao động tác động đến việc làm. Những lý luận đó tuy chưa làm rõ vai trò của Chính phủ thông qua hệ thống các chính sách kinh tế kết hợp với chính sách xã hội để tạo việc làm ổn định cho nền kinh tế, nhưng có tác dụng gợi mở cho chúng ta khi phân tích thực trạng việc làm và đề ra những giải pháp phù hợp tạo việc làm cho người lao động ở Việt Nam.

1.6. MỐI QUAN HỆ GỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ, VIỆC LÀM: ĐỘ CO GIÃN VIỆC LÀM

1.6.1. Khái niệm độ co giãn việc làm

Định nghĩa cơ bản nhất của khái niệm độ co giãn việc làm là sự thay đổi tỷ lệ phần trăm trong số người làm việc trong nền kinh tế so với một phần trăm thay đổi trong tổng sản lượng, được đo bằng tổng sản phẩm trong nước (Đinh Phi Hổ & đồng nghiệp, 2008; Phạm Hồng Mạnh & đồng nghiệp, 2015).

1.6.2. Đo lường độ co giãn việc làm

Có ba phương pháp thường được sử dụng để tính toán độ co giãn.

Phương pháp thứ nhất được tính thông qua phương trình 1 dưới đây, với εi là độ co giãn của việc làm.

             0 0 1 0 0 1 / / i i i i i i i Y Y Y E E E  (1)

Với biểu thức trên cho thấy tử số là % sự thay đổi trong việc làm ở giai đoạn trước và giai đoạn sau, trong khi mẫu số phản ánh cho sự thay đổi tỷ lệ phần trăm tương ứng trong đầu ra (Y). Trong khi phương pháp này là tính toán rất đơn giản, Islam và Nazara (2000) và Islam (2004) đã chứng minh rằng độ co giãn việc làm từ năm này sang năm khác được tính bằng phương pháp này có xu hướng xem xét nhiều biến động và do đó có thể không phù hợp cho mục đích so sánh.

Phương pháp thứ hai, mô hình hồi quy log tuyến tính, trong mối quan hệ với tăng trưởng kinh tế (GDP) để phân tích độ co giãn và được thể hiện trong phương trình 2.

i i

i LnY u

LnE 0 1  (2)

Trong phương trình 2 này, độ co giãn việc làm theo tăng trưởng GDP được xác định bằng β1. Phương pháp tính toán này được xem xét thông qua 2 vế của phương trình 2, và bằng ∂ E /∂ Y: 1 1) (                        E Y E E Y Y E E (3)

Sử dụng phương pháp này, β1 đại diện cho sự thay đổi trong việc làm so với sự thay đổi trong đầu ra. Do đó, độ co giãn  1của (1) hàm ý rằng mỗi % thay đổi trong

GDP so với 1% thay đổi trong việc làm, chẳng hạn với độ co giãn là 0,4 ngụ ý rằng khi tỷ lệ tăng trưởng GDP tăng lên 1% thì việc làm tăng trưởng 0,4 điểm phần trăm.

Bằng cách biến đổi phương trình trên, độ co giãn việc làm theo ngành kinh tế, chẳng hạn như : nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ sẽ được xác định như sau:

i i

i LnV u

LnE  1  (4) Trong đó:

Ei đại diện cho việc làm theo ngành i;

Vi: đại diện cho giá trị gia tăng theo ngành kinh tế i

Phương pháp thứ ba được sử dụng chủ yếu thông qua bản chất sản xuất của lý thuyết kinh tế. Hàm sản xuất là một phương pháp phù hợp để xác định mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế, lao động và các yếu tố nguồn lực khác. Trên cơ sở đó sẽ xác định được hệ số co giãn của lao động theo tăng trưởng.

Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế bao gồm lao động, vốn, các nhân tố tổng hợp. Hàm sản xuất tổng quát có dạng: Y= f (K, L). Trong đó: Y là giá trị sản xuất, K là vốn và L là lao động. Tuy nhiên, hàm sản xuất Cobb-Douglas được các nhà nghiên cứu kinh tế sử dụng phổ biến để để xây dựng mối quan hệ giữa tăng trưởng và các yếu tố nguồn lực ảnh hưởng đến tăng trưởng :

Y=AKαLβ (5) Lấy Logarit hai vế của (5), có phương trình tương đương:

LnY = LnA + αLnK + βLnL (6) Từ (6) có thể viết dưới dạng: Y A K L ui Y AKL                 (7)

Như vậy, thông qua (7), có thể xác định độ co giãn của lao động đối với tăng trưởng và là cơ sở để xác định mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và việc làm. Sử dụng các phương trình trên để ước lượng sẽ có các hệ số co giãn việc làm theo tăng trưởng với những kịch bản tăng trưởng GDP khác nhau sẽ cho biết mối quan hệ giữa độ co giãn việc làm tăng trưởng việc làm thực tế.

Bảng 1.1. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và độ co giãn việc làm Độ co giãn việc làm Tăng trưởng GDP dương Tăng trưởng GDP âm

ε < 0 (-) Tăng trưởng việc làm (+) Tăng trưởng việc làm 0 ≤ ε ≤ 1 (+) Tăng trưởng việc làm (-) Tăng trưởng việc làm

ε > 1 (+) Tăng trưởng việc làm (-) Tăng trưởng việc làm Nguồn: Steven Kapsos (2005, tr. 2-5)

1.7. TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN 1.7.1. Các nghiên cứu trên thế giới 1.7.1. Các nghiên cứu trên thế giới

Chính sách việc làm và thu nhập đã thu hút được nhiều tác giả nghiên cứu trong thời gian vừa qua trên bình diện thế giới và ở Việt Nam. Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu, như:

Nghiên cứu của Cộng đồng Châu Âu (EC, 1993) về "việc làm, năng lực cạnh tranh và tăng trưởng" thì tăng trưởng kinh tế được thiết lập như là mục tiêu chính, cùng với đó khu vực này cần nỗ lực để nâng cao chất lượng lao động công nghệ cao nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Nghiên cứu của Kapos (2005) và Dopke (2001) cũng cho thấy giữa tăng trưởng kinh tế và việc làm có một mối quan hệ tích cực. Điều này có nghĩa là tăng trưởng kinh tế tạo công ăn việc làm mới, nhưng cường độ khác nhau từ một giai đoạn khác nhau và từ quốc gia này sang quốc gia khác. Điều này phản ánh những phản ứng khác nhau của thị trường lao động đến quá trình tăng trưởng kinh tế. Schmid (2008, tr. 88-90) thì cho rằng, các loại tăng trưởng kinh tế (chiều rộng hoặc chiều sâu) là một yếu tố quan trọng xác định khả năng tạo việc làm. Như vậy, tăng trưởng kinh tế như là phản ứng đối với sự tăng trưởng tổng cầu, có thể đạt được trong những trạng thái khác nhau, hoặc là số lượng đầu vào (lực lượng lao động, vốn, …) tăng hoặc năng suất của các yếu tố sản xuất tăng (tăng trưởng chiều sâu), hoặc kết hợp cả hai.

Công trình nghiên cứu của Kapos (2005) đã tìm thấy mối liên hệ giữa tỉ lệ tăng trưởng kinh tế (GDP) và việc làm tại nhiều quốc gia trên thế giới và ước lượng độ co giãn việc làm, từ đó dự báo về việc làm tại các quốc gia này.

Emilia Herman (2011) đã nghiên cứu tác động của tăng trưởng kinh tế đến việc làm và thu nhập ở Liên hiệp Châu Âu từ năm 2000 đến năm 2010. Những phát hiện

chính của nghiên cứu cho thấy sự tồn tại về hệ số co giãn việc làm thấp đối với tăng trưởng kinh tế của EU, nhưng điều này có khác biệt đáng kể từ nước này sang nước khác.

Bên cạnh đó, nhiều nhà nghiên cứu đã ước tính độ co giãn việc làm (một thước đo của mối quan hệ giữa việc làm và tăng trưởng kinh tế) cho nhiều quốc gia khác nhau. Boltho và Glyn (1995) đã tìm thấy độ co giãn của việc làm đối với tăng trưởng đầu ra lần lượt là 0,5 - 0,6 trong các quốc gia của OECD. Nghiên cứu của Tổ chức Lao động quốc tế (1996) kết luận rằng phản ứng của tăng trưởng việc làm đối với tăng trưởng GDP là không giảm ở các nước công nghiệp phát triển. Tuy nhiên, nghiên cứu của từng quốc gia tại các nước này cho thấy, đã có một kết quả khác nhau với rất ít mối quan hệ tìm thấy ở các quốc gia như: Đức, Ý và Anh trong những năm 1990, đồng thời cũng đưa ra những gợi ý chính sách trong việc giải quyết việc làm và giải quyết nạn thất nghiệp.

Padalino và Vivarelli (1997) tìm thấy sự khác biệt đáng kể về sự co giãn việc làm giữa các quốc gia khác nhau, với sự co giãn ở mức 0,5 đối với Hoa Kỳ và Canada trong khi độ co giãn việc làm đối với tăng trưởng tại Nhật Bản, Pháp, Đức, Ý và Anh là gần bằng không. Pini (1997) ước tính rằng độ co giãn việc làm ở Đức và Nhật Bản tăng từ giai đoạn 1979-1995 so với 1960 - 1979 trong khi giảm ở Pháp và Thụy Điển và cho thấy sự thay đổi nhỏ ở Ý, Anh và Mỹ . Pini cũng đã phát hiện ra rằng độ co giãn việc làm là âm ở Ý và Thụy Điển cho giai đoạn 1990-1995. Pianta, Evangelista và Perani (1996) phát hiện ra bằng chứng cho thấy tái cơ cấu các ngành kinh tế chủ yếu làm giảm mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và việc làm. Trong số các nước G7 được nghiên cứu (ngoại trừ Canada), đã tìm ra một mối quan hệ tích cực và có ý nghĩa thống kê giữa tăng trưởng trong giá trị gia tăng và việc làm không chỉ ở Đức và Mỹ. Walterskirchen (1999) cũng đã tìm ra độ co giãn việc làm cho các quốc gia EU là 0,65 khi sử dụng một phân tích xuyên quốc gia của các nước EU từ 1988-1998. Sử dụng dữ liệu 1970-1998 cho 7 quốc gia cộng với EU nói chung, độ co giãn việc làm dao động từ 0,24 đến 0,76 cho Áo cho Tây Ban Nha (độ co giãn đối với Mỹ là 0,53) .

Bên cạnh đó, nghiên cứu của William Seyfried (2003) đã phân tích mối quan hệ giữa tăng trưởng và việc làm trong 10 tiểu bang lớn nhất của Hoa Kỳ trong giai đoạn 1990 - 2003. Tác giả đã kế thừa mô hình nghiên cứu của Boltho và Glyn (1995), Padaline và Vivarelli (1997), để ước lượng độ co giãn của lao động đối với tăng trưởng kinh tế. Kết quả nghiên cứu cho thấy, độ co giãn của lao động đối với tăng

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và việc làm tại tỉnh khánh hòa (Trang 33)