TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và việc làm tại tỉnh khánh hòa (Trang 38)

1.7.1. Các nghiên cứu trên thế giới

Chính sách việc làm và thu nhập đã thu hút được nhiều tác giả nghiên cứu trong thời gian vừa qua trên bình diện thế giới và ở Việt Nam. Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu, như:

Nghiên cứu của Cộng đồng Châu Âu (EC, 1993) về "việc làm, năng lực cạnh tranh và tăng trưởng" thì tăng trưởng kinh tế được thiết lập như là mục tiêu chính, cùng với đó khu vực này cần nỗ lực để nâng cao chất lượng lao động công nghệ cao nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Nghiên cứu của Kapos (2005) và Dopke (2001) cũng cho thấy giữa tăng trưởng kinh tế và việc làm có một mối quan hệ tích cực. Điều này có nghĩa là tăng trưởng kinh tế tạo công ăn việc làm mới, nhưng cường độ khác nhau từ một giai đoạn khác nhau và từ quốc gia này sang quốc gia khác. Điều này phản ánh những phản ứng khác nhau của thị trường lao động đến quá trình tăng trưởng kinh tế. Schmid (2008, tr. 88-90) thì cho rằng, các loại tăng trưởng kinh tế (chiều rộng hoặc chiều sâu) là một yếu tố quan trọng xác định khả năng tạo việc làm. Như vậy, tăng trưởng kinh tế như là phản ứng đối với sự tăng trưởng tổng cầu, có thể đạt được trong những trạng thái khác nhau, hoặc là số lượng đầu vào (lực lượng lao động, vốn, …) tăng hoặc năng suất của các yếu tố sản xuất tăng (tăng trưởng chiều sâu), hoặc kết hợp cả hai.

Công trình nghiên cứu của Kapos (2005) đã tìm thấy mối liên hệ giữa tỉ lệ tăng trưởng kinh tế (GDP) và việc làm tại nhiều quốc gia trên thế giới và ước lượng độ co giãn việc làm, từ đó dự báo về việc làm tại các quốc gia này.

Emilia Herman (2011) đã nghiên cứu tác động của tăng trưởng kinh tế đến việc làm và thu nhập ở Liên hiệp Châu Âu từ năm 2000 đến năm 2010. Những phát hiện

chính của nghiên cứu cho thấy sự tồn tại về hệ số co giãn việc làm thấp đối với tăng trưởng kinh tế của EU, nhưng điều này có khác biệt đáng kể từ nước này sang nước khác.

Bên cạnh đó, nhiều nhà nghiên cứu đã ước tính độ co giãn việc làm (một thước đo của mối quan hệ giữa việc làm và tăng trưởng kinh tế) cho nhiều quốc gia khác nhau. Boltho và Glyn (1995) đã tìm thấy độ co giãn của việc làm đối với tăng trưởng đầu ra lần lượt là 0,5 - 0,6 trong các quốc gia của OECD. Nghiên cứu của Tổ chức Lao động quốc tế (1996) kết luận rằng phản ứng của tăng trưởng việc làm đối với tăng trưởng GDP là không giảm ở các nước công nghiệp phát triển. Tuy nhiên, nghiên cứu của từng quốc gia tại các nước này cho thấy, đã có một kết quả khác nhau với rất ít mối quan hệ tìm thấy ở các quốc gia như: Đức, Ý và Anh trong những năm 1990, đồng thời cũng đưa ra những gợi ý chính sách trong việc giải quyết việc làm và giải quyết nạn thất nghiệp.

Padalino và Vivarelli (1997) tìm thấy sự khác biệt đáng kể về sự co giãn việc làm giữa các quốc gia khác nhau, với sự co giãn ở mức 0,5 đối với Hoa Kỳ và Canada trong khi độ co giãn việc làm đối với tăng trưởng tại Nhật Bản, Pháp, Đức, Ý và Anh là gần bằng không. Pini (1997) ước tính rằng độ co giãn việc làm ở Đức và Nhật Bản tăng từ giai đoạn 1979-1995 so với 1960 - 1979 trong khi giảm ở Pháp và Thụy Điển và cho thấy sự thay đổi nhỏ ở Ý, Anh và Mỹ . Pini cũng đã phát hiện ra rằng độ co giãn việc làm là âm ở Ý và Thụy Điển cho giai đoạn 1990-1995. Pianta, Evangelista và Perani (1996) phát hiện ra bằng chứng cho thấy tái cơ cấu các ngành kinh tế chủ yếu làm giảm mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và việc làm. Trong số các nước G7 được nghiên cứu (ngoại trừ Canada), đã tìm ra một mối quan hệ tích cực và có ý nghĩa thống kê giữa tăng trưởng trong giá trị gia tăng và việc làm không chỉ ở Đức và Mỹ. Walterskirchen (1999) cũng đã tìm ra độ co giãn việc làm cho các quốc gia EU là 0,65 khi sử dụng một phân tích xuyên quốc gia của các nước EU từ 1988-1998. Sử dụng dữ liệu 1970-1998 cho 7 quốc gia cộng với EU nói chung, độ co giãn việc làm dao động từ 0,24 đến 0,76 cho Áo cho Tây Ban Nha (độ co giãn đối với Mỹ là 0,53) .

Bên cạnh đó, nghiên cứu của William Seyfried (2003) đã phân tích mối quan hệ giữa tăng trưởng và việc làm trong 10 tiểu bang lớn nhất của Hoa Kỳ trong giai đoạn 1990 - 2003. Tác giả đã kế thừa mô hình nghiên cứu của Boltho và Glyn (1995), Padaline và Vivarelli (1997), để ước lượng độ co giãn của lao động đối với tăng trưởng kinh tế. Kết quả nghiên cứu cho thấy, độ co giãn của lao động đối với tăng

trưởng kinh tế được ước tính trong khoảng 0,31 - 0,61 đối với 10 tiểu bang lớn nhất của Hoa Kỳ và trung bình độ co giãn của việc làm đối với tăng trưởng trên toàn nước Mỹ là 0,47%. Kết quả chỉ ra rằng mặc dù tăng trưởng kinh tế có một số tác động ngay lập tức về việc làm, ảnh hưởng của nó tiếp tục trong vài quý trong hầu hết các tiểu bang được lựa chọn nghiên cứu.

Nghiên cứu của Gideon Kiguru Thuku, Gachanja Paul và Obere Almadi (2013) đã nghiên cứu về tác động của sự thay đổi dân số với tăng trưởng kinh tế ở Kenya. Với kịch bản này là có một nhu cầu thiết lập mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng dân số ở Kenya. Nghiên cứu sử dụng Vector tự hồi quy để ước lượng mô hình hồi quy với dữ liệu chuỗi thời gian cho giai đoạn 1963 - 2009. Kết quả cho thấy tốc độ tăng trưởng dân số và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ tích cực và sự gia tăng dân số sẽ tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế tại quốc gia này. Nghiên cứu kết luận rằng tăng trưởng dân số đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế sau đó tại Kenya. 1.7.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam

Tại Việt Nam, chính sách việc làm và thu nhập đã có một số công trình nghiên cứu tiêu biểu, như: nghiên cứu của J.A. GIESECKE, N.H. TRAN, G.A. MEAGHER (2011) về sự phát triển và thay đổi trong thị trường lao động tại Việt Nam và dự báo xu hướng việc làm trong ngành công nghiệp giai đoạn 2010 - 2020 thông qua việc sử dụng mô hình cân bằng tổng thể của nền kinh tế Việt Nam, với các biến số dự báo đầu vào cho những thay đổi trong các biến số kinh tế vĩ mô và các giả định liên quan đến môi trường của Việt Nam và dự báo về chính sách của chính phủ.

Nghiên cứu của Tổ chức lao động thế giới (ILO) đã nghiên cứu khuynh hướng lao động và việc làm của Việt Nam trong năm 2009. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ thất nghiệp cho những người tuổi từ 15 đến 24 đã tăng đáng kể từ 4,7 đến 6,0% từ năm 1997 đến năm 2007. Vấn đề lao động trẻ em trở nên quan trọng hơn khi xem xét các biến số về nhân khẩu học. Tiếp tục đầu tư tạo việc làm và giáo dục là cần thiết để nâng cao tăng việc làm cho trẻ em và phụ nữ trong những thập kỷ tới. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn chỉ ra rằng trong thị trường lao động của Việt Nam phần lớn dễ bị tổn thương việc làm, đồng thời đã có sự phân biệt đối xử trong thị trường lao động về giới tính. Điều này rất cần phải được xem xét chi tiết trong quá trình phân tích và đề xuất chính sách.

Công trình nghiên cứu của tác giả Đặng Tú Lan (2010) đã phân tích những tác động đến vấn đề giải quyết việc làm ở Việt Nam. Bằng việc sử dụng các số liệu thống

kê để mô tả những nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến vấn đề giải quyết việc làm, như: tài nguyên đất, máy móc thiết bị, dân số và tỷ lệ gia tăng dân số, đặc điểm của thị trường lao động và chính sách giải quyết việc làm của Chính phủ.

Nghiên cứu của Phạm Hồng Mạnh & Đồng Trung Chính (2014) về độ co giãn việc làm tại Việt Nam trong thời gian qua. Bằng việc sử dụng dữ liệu của Ngân hàng thế giới và lý thuyết kinh tế để xây dựng các mô hình kinh tế lượng nhằm xác định hệ số co giãn giữa việc làm đối với tăng trưởng kinh tế, đồng thời dự báo về việc làm trong giai đoạn 2011- 2020. Kết quả phân tích cho thấy trong giai đoạn này, hệ số co giãn việc làm theo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam là 0,325. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn này tăng từ 6 - 7%/năm, đến năm 2015 sẽ giải quyết được từ 49,563 - 50,019 triệu việc làm và đến năm 2020 sẽ có từ 54,492 - 57,209 triệu việc làm. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đề xuất một số chính sách quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng và giải quyết việc làm của Việt Nam trong giai đoạn tới.

Bên cạnh đó, công trình nghiên cứu của nhóm tác giả Phạm Hồng Mạnh, Nguyễn Văn Ngọc, Hạ Thị Thiều Dao (2014, 2015) đã phân tích mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và việc làm tại Việt Nam. Bằng việc sử dụng các số liệu của Tổng Cục thống kê để mô tả mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và việc làm, thu nhập từ đó đưa ra những chính sách về tăng trưởng, việc làm của lao động Việt Nam trong thời kỳ 2011 - 2020.

Nhìn chung các nghiên cứu về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế, việc làm và thu nhập có nhiều cách khác nhau và dựa trên nền tảng lý thuyết kinh tế học. Mối quan hệ này được nghiên cứu sử dụng các phương pháp hệ số co giãn việc làm hay phương pháp hạch toán tăng trưởng theo các yếu tố nguồn lực để xây dựng mô hình hồi quy nhằm ước lượng hệ số co giãn của việc làm theo tăng trưởng kinh tế và các khu vực kinh tế cụ thể. Dựa trên các mô hình kinh tế lượng này, mà các nghiên cứu đã ước lượng sự thay đổi của lao động và việc làm thông qua hệ số co giãn, từ đó xây dựng các kịch bản về mối quan hệ này cho việc dự báo về tăng trưởng, việc làm tại các quốc gia này.

TÓM LƯỢC CHƯƠNG 1:

Trong chương 1 của đề tài đã trình bày cơ sở lý thuyết về tăng trưởng kinh tế, lao động, việc làm và khái quát một số lý thuyết kinh tế về việc làm và mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế, việc làm. Trong đó nêu rõ các khái niệm về tăng trưởng kinh tế, lao động, lực lượng lao động, nguồn lao động, việc làm, thất nghiệp…; các chỉ tiêu ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế, các nhân tố ảnh hưởng tăng trưởng kinh tế: như nguồn lực tăng trưởng kinh tế, thể chế chính sách, cơ sở hạ tầng…, các yếu tố tác động đến phát triển nguồn nhân lực: như tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, sử dụng lao động, giáo dục đào tạo, dịch vụ việc làm, yếu tố khoa học công nghệ, kinh tế thị trường, xu hướng toàn cầu hóa….

Bên cạnh đó, chương này cũng nêu lên tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn để tìm ra cơ hội nghiên cứu cũng như xây dựng mô hình và khung phân tích, các giả thuyết nghiên cứu cho đề tài luận văn.

CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ, VIỆC LÀM CỦA LAO ĐỘNG TẠI TỈNH KHÁNH HÒA

2.1. KHÁI QUÁT VỀ VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI CỦA TỈNH KHÁNH HÒA KINH TẾ XÃ HỘI CỦA TỈNH KHÁNH HÒA

2.1.1. Vị trí địa lý

Khánh Hòa là một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ của nước ta, có phần lãnh thổ trên đất liền nhô ra xa nhất về phía biển Đông, gồm thành phố Nha Trang, Cam Ranh, thị xã Ninh Hòa, các huyện: Vạn Ninh, Khánh Sơn, Khánh Vĩnh, Diên Khánh và huyện đảo Trường Sa. Diện tích tự nhiên 521.765km2, dân số 1.192.462 người (tính đến 31/12/2012). Phía Bắc giáp tỉnh Phú Yên, phía Nam giáp tỉnh Ninh Thuận, phía Tây giáp Đăk Lắk, Lâm Đồng, phía Đông giáp Biển Đông; tại mũi Hòn Đôi trên bán đảo Hòn Gốm, huyện Vạn Ninh, cũng chính là điểm cực đông trên đất liền của nước ta. Ngoài phần lãnh thổ trên đất liền, tỉnh Khánh Hòa còn có vùng biển, vùng thềm lục địa, các đảo ven bờ và huyện đảo Trường Sa. Bên trên phần đất liền và vùng lãnh hải là không phận của tỉnh Khánh Hòa. Vị trí địa lý của tỉnh Khánh Hòa có ảnh hưởng lớn đến các yếu tố tự nhiên khác như: khí hậu, đất trồng, sinh vật. Vị trí địa lý của tỉnh Khánh Hòa còn có ý nghĩa chiến lược về mặt quốc phòng vì tỉnh Khánh Hòa nằm gần đường hàng hải quốc tế, có huyện đảo Trường Sa, cảng Cam Ranh và là cửa ngõ của Tây Nguyên thông ra Biển Đông; vùng biển rộng gấp nhiều lần đất liền. Đường bờ biển kéo dài từ xã Đại Lãnh tới cuối vịnh Cam Ranh, có độ dài khoảng 385 km tính theo mép nước với nhiều cửa lạch, đầm, vịnh, cùng khoảng 200 đảo lớn, nhỏ ven bờ. Khánh Hòa có sáu đầm và vịnh lớn là: vịnh Vân Phong, Nha Trang, Cam Ranh, Hòn Khói, đầm Nha Phu, Đại Lãnh; Trong đó, nổi bật nhất vịnh Cam Ranh với chiều dài 16 km, chiều rộng 32 km, thông với biển thông qua eo biển rộng 1,6 km, có độ sâu từ 18 - 20m và thường được xem là cảng biển có điều kiện tự nhiên tốt nhất Đông Nam Á (UBND tỉnh Khánh Hòa, 2006).

Với vị trí thuận lợi như vậy nên định hướng phát triển giao thông vận tải tỉnh Khánh Hòa là tận dụng lợi thế của 3 vịnh Vân Phong, Nha Trang và Cam Ranh nằm trên trục đường hàng hải Quốc tế Nam - Bắc Á, với xu thế vận tải biển bằng phương thức container để đầu tư xây dựng cảng biển, khai thác hoạt động dịch vụ hàng hải, phát triển công nghiệp tàu thuỷ... kết hợp với phát triển du lịch, công nghiệp. Khánh

Hòa có đường bờ biển dài khúc khuỷu thuận lợi để hình thành các cảng nước sâu, nhiều vùng đất rộng thuận lợi để lập khu chế xuất và khu công nghiệp tập trung. Nói đến phát triển kinh tế của tỉnh Khánh Hòa không thể không nói đến 3 khu kinh tế trọng điểm là khu kinh tế Vân Phong, Nha Trang và Cam Ranh (UBND tỉnh Khánh Hòa, 2006). 2.1.2. Điều kiện tự nhiên

Khánh Hoà vừa chịu sự chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa, vừa mang tính chất của khí hậu đại dương nên tương đối ôn hòa. Nhiệt độ trung bình trong năm là 260C. Lượng mưa trung bình trên dưới 2.000 mm/năm, chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12 tập trung 70 - 80% lượng mưa cả năm. Những tháng còn lại là mùa nắng, trung bình hàng năm có tới 2.500 giờ nắng. Nhiệt độ trung bình hàng năm của tỉnh Khánh Hòa khoảng 26 - 27°C. Riêng tại khu vực Nha Trang mùa mưa chỉ kéo dài trong 2 tháng, còn lại nắng ấm. Với điều kiện thiên nhiên ưu đãi, Khánh Hòa có thể phát triển các loại hình du lịch đa dạng: du lịch nghỉ dưỡng, du lịch săn bắn, du lịch bơi lặn, du lịch leo núi và nhất là du lịch biển đảo (UBND tỉnh Khánh Hòa, 2006).

Tài nguyên tự nhiên:

+ Tài nguyên khoáng sản: Tỉnh Khánh Hòa có nhiều loại khoáng sản như than bùn, môlípđen, cao lanh sét, vàng sa khoáng, nước khoáng, sét chịu lửa, cát, san hô, đá granit... tuy nhiên các loại khoáng sản này chưa được khai thác và chế biến theo quy mô công nghiệp mà còn ở dạng thủ công quy mô nhỏ. Tài nguyên khoáng sản của tỉnh Khánh Hoà là nguồn lực đáng kể đóng góp cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh trong tương lai. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Tài nguyên biển và du lịch: Tổng trữ lượng hải sản thuộc khu vực tỉnh Khánh Hòa khoảng 150 nghìn tấn/ năm, trong đó chủ yếu là cá nổi (70%). Nguồn lợi biển

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và việc làm tại tỉnh khánh hòa (Trang 38)