Đẩy nhanh công tác đào tạo nghề, nâng cao trình độ của lao động

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và việc làm tại tỉnh khánh hòa (Trang 83)

Giai đoạn 1995 đến nay mô hình tăng trưởng kinh tế của tỉnh Khánh Hòa chủ yếu theo hướng tăng trưởng theo chiều rộng. Điều này đã bộc lộ nhiều yếu kém và không còn phù hợp với bối cảnh phát triển mới. Giai đoạn 2016 - 2020 mô hình tăng trưởng của tỉnh Khánh Hòa cần thiết phải có sự thay đổi căn bản theo định hướng tái cấu trúc nền kinh tế của Chính phủ, chuyển từ mô hình tăng trưởng theo chiều rộng sang mô hình tăng trưởng kết hợp chiều rộng với chiều sâu, trong đó lấy tăng trưởng theo chiều sâu làm chủ đạo.

Sự thành công của mô hình tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn mới phụ thuộc nhiều vào sự đóng góp của nguồn nhân lực với hai khía cạnh số lượng và chất lượng nguồn nhân lực. Về số lượng có thể thấy đảm bảo toàn dụng lao động cho nền kinh tế là một thách thức không hề nhỏ. Do đó, cần tiếp tục phát triển những ngành nghề thâm dụng lao động là hết sức cần thiết. Bên cạnh đó, vì trọng tâm của mô hình tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn này là chú ý đến chiều sâu để nâng cao sức cạnh tranh cho nền kinh tế, thì chất lượng lao động lại là yếu tố then chốt.

Như vậy, để cung cấp nguồn lao động vừa có tay nghề để dễ dàng tìm kiếm việc làm, vừa có trình độ cao đáp ứng được sự thay đổi về công nghệ sản xuất, nâng cao

năng suất lao động cần phải đẩy nhanh công tác đào tạo nghề, nâng cao trình độ của lao động để đáp ứng những đòi hỏi của tình hình mới. Ngoài việc nâng cao ý thức cho các cấp lãnh đạo ngành, địa phương, các tổ chức trong việc mở lớp đào tạo nghề, nâng cao tay nghề cho người lao động cũng như việc nâng cao nhận thức cho người lao động về sự cần thiết phải tham gia hoạt động đào tạo nghề nhằm tăng khả năng tìm kiếm việc làm. Những giải pháp đối với công tác đào tạo nghề có thể hướng đến đó là:

Thứ nhất, mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo cho các cơ sở đào tạo

nghề. Trong đó việc nâng cao chất lượng lao động thông qua cải thiện chất lượng đối với công tác đào tạo nghề cho người lao động. Muốn vậy, công tác đào tạo nghề cần có sự thay đổi cơ bản để đáp ứng được yêu cầu của người lao động và thị trường lao động.

Thứ hai, phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề, từng bước chuẩn hóa đội ngũ giáo

viên dạy nghề, phấn đấu có 100% giáo viên dạy nghề đạt chuẩn theo quy định. Để thực hiện được điều này cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp như: mở rộng mạng lưới các cơ sở đào tạo - bồi dưỡng giáo viên dạy nghề, tăng cường đào tạo để tạo nguồn đội ngũ giáo viên dạy nghề, huy động nguồn lực cho đào tạo, bồi dưỡng.

Thứ ba, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người lao động khi học có nhu cầu tham

gia các khóa học nghề bằng việc phát triển các mô hình, hình thức đào tạo liên thông, đào tạo nâng cao, đào tạo lại. Có các hình thức hỗ trợ về vật chất và thủ tục hành chính đối với người tham gia học nghề là người nghèo, nông dân, người dân sống trong các khu có tốc độ đô thị hóa nhanh.

Thứ tư, thực hiện quy hoạch mạng lưới hoàn thiện hệ thống cơ sở dạy nghề đáp

ứng nhu cầu đào tạo lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật. Theo đó cần quy hoạch xây dựng hệ thống đào tạo nghề rộng khắp trong tỉnh phù hợp với điều kiện của từng vùng, thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa công tác đào tạo nghề, đẩy mạnh khả năng thu hút sự tham gia của khu vực tư nhân vào hoạt động đào tạo nghề và cần có sự kiểm soát của Nhà nước. Mở rộng, nâng cấp và đầu tư xây dựng mới các cơ sở, trường, trung tâm đào tạo nghề tới các huyện, thị trong tỉnh, phấn đấu mỗi huyện thị có một trung tâm dạy nghề có khả năng đào tạo nghề ở trình độ “Công nhân kỹ thuật có bằng”. Tập trung xây dựng một số trường dạy nghề chất lượng cao tại các khu đô thị phát triển, khu kinh tế trọng điểm.

Thứ năm, đổi mới nội dung, chương trình đào tạo theo hướng mềm dẻo, nâng cao

công nghệ và thực tế sản xuất, tạo thuận lợi cho người học. Xây dựng các chương trình đào tạo cho một số nhóm nghề phổ biến, có nhu cầu lớn trong tỉnh, đặc biệt cần chú ý tới các nhóm nghề trong lĩnh vực thương mại, du lịch và dịch vụ, các nghề mà các khu công nghiệp đang có nhu cầu.

Thứ sáu, tăng cường công tác phối kết hợp với các doanh nghiệp (đặc biệt là các

doanh nghiệp lớn, các tổng công ty, tập đoàn,...) trong việc thu thập các thông tin về những nhóm nghề có nhu cầu lớn trong tương lai, cũng như khuyến khích họ có thể tham gia đảm đương một phần trong chương trình đào tạo nghề.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và việc làm tại tỉnh khánh hòa (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)