Giải quyết việc làm cho lao động khu vực nông thôn

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và việc làm tại tỉnh khánh hòa (Trang 86)

Kết quả phân tích đã cho thấy, lao động khu vực nông thôn của tỉnh Khánh Hòa vẫn chiếm tỷ trọng khá lớn, thời gian nhàn rỗi còn khá cao. Vì vậy, giải quyết và đảm bảo việc làm cho lao động nông thôn cũng là những vấn đề rất cần được các cấp, ngành của tỉnh quan tâm. Ngoài chính sách đào tạo nghề của Chính phủ hiện nay thì những hướng chính có thể giải quyết lao động và việc làm cho lao động nông thôn như: có chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, kinh tế hộ gia đình thông qua các chính sách tín dụng, chính sách đưa giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao…Bên cạnh đó, cần khôi phục, phát triển các làng nghề truyền thống ở nông thôn, phát triển ngành nghề phụ nhằm góp phần nâng cao tỷ lệ thời gian lao động, đa dạng hóa hoạt động, nâng cao thu nhập cho người lao động. Ngoài ra, cần có chính sách thu hút và tổ chức cho thanh niên nông thôn tìm việc làm phù hợp tại các khu công nghiệp tập trung, khu đô thị của tỉnh thông qua hệ thống trung tâm tư vấn, giới thiệu việc làm.. 3.2.5. Chính sách tăng trưởng và huy động các nguồn lực tăng trưởng để giải quyết việc làm

Tăng trưởng kinh tế là nền tảng để giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế tương

đối cao cùng với đổi mới mô hình tăng trưởng, tỉnh Khánh Hòa cần phải huy động tốt các nguồn lực để thúc đẩy tăng trưởng, như: các nguồn lực tài chính, đất đai, tài nguyên, khoáng sản, môi trường du lịch, khoa học - công nghệ….Bên cạnh đó, cần khuyến khích phát triển kinh tế nhiều thành phần, loại hình doanh nghiệp nhằm thu hút lao động, đặc biệt lao động chuyển từ khu vực nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Rút ngắn thời gian xét duyệt thủ tục hành chính, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, không phân biệt giữa các loại hình doanh nghiệp và thành phần kinh tế. Bên cạnh việc đầu tư áp dụng tiến bộ khoa học, máy móc - công nghệ hiện đại vào trong sản xuất một số nhóm ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, cần chú trọng đến việc sử dụng công nghệ cần nhiều lao động nhằm gắn mục tiêu nâng cao năng suất lao động, hiệu quả kinh tế với mục tiêu giải quyết việc làm. Muốn thực hiện thành công các mục tiêu tăng trưởng, chính quyền và các địa phương của tỉnh cần quan tâm những vấn đề chính sau:

Thứ nhất, tiếp tục tập trung nguồn vốn cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của

tỉnh, thực hiện nghiêm túc các cơ chế chính sách tiền tệ tín dụng nhằm góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương. Triển khai có hiệu quả các chương trình, chính sách tín dụng theo chỉ đạo của Chính phủ. Tiếp tục phát triển dịch vụ vận tải, hàng không, viễn thông, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, hỗ trợ doanh nghiệp và kinh doanh, các dịch vụ ứng dụng công nghệ thông tin… nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế.

Thứ hai, tập trung xây dựng phát triển ngành công nghiệp và các sản phẩm có

lợi thế của tỉnh, như: chế biến nông, lâm, thủy sản, thủy điện, nhiệt điện, vật liệu xây dựng, dệt may, đóng và sửa chữa tàu thuyền, lọc hóa dầu, sản xuất bia; các cơ sở sản xuất công nghiệp nhà nước như Tổng Công ty Khánh Việt, Công ty TNHH nhà nước MTV Yến Sào, Công ty cổ phần Dệt may Nha Trang và các cơ sở sản xuất công nghiệp ngoài nhà nước như Công ty Huyndai Vinashin,....Bên cạnh đó cần có chính sách để thu hút đầu tư, lấp đầy các khu, cụm công nghiệp hiện có như khu công nghiệp Suối Dầu, cụm công nghiệp Diên Phú I, cụm công nghiệp Đắc Lộc cũng như đầu tư mới hạ tầng các khu, cụm công nghiệp theo quy hoạch như khu công nghiệp Vạn Ninh, Nam Cam Ranh, các cụm công nghiệp ở các huyện…để phát triển công nghiệp, các ngành công nghiệp phụ trợ trong thời gian tới.

Thứ ba, cần tiếp tục củng cố và phát triển lĩnh vực thương mại dịch vụ, như:

đầu tư phát triển hệ thống mạng lưới chợ, trung tâm thương mại, siêu thị tại trung tâm đô thị các thành phố, thị xã, thị trấn để trở thành các trung tâm giao dịch, trao đổi hàng hóa, dịch vụ của tỉnh, huyện; phát triển hệ thống chợ nông thôn cũng như khai thác tối đa thế mạnh, mở rộng, đa dạng hóa các loại hình du lịch, đặc biệt cần tập trung xây dựng và phát triển 02 khu du lịch: Vân Phong, Bắc bán đảo Cam Ranh cùng các dự án du lịch riêng lẻ khác.

Thứ tư, phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, thích nghi với

điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng; mở rộng và nâng cao hiệu quả của hệ thống thủy lợi; đẩy mạnh việc đưa giống mới có năng suất chất lượng cao vào sản xuất. Cùng với đó, cần có chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi công nghiệp và bán công nghiệp theo hình thức doanh nghiệp, trang trại, từng bước thay giống vật nuôi mới nhằm phát triển ngành chăn nuôi thành ngành sản xuất chính; tiếp tục phát triển nguồn lực đánh bắt xa bờ thông qua phát triển các tàu có công suất lớn được trang bị phương tiện đánh bắt hiện đại; đầu tư hệ thống hậu cần dịch vụ trên biển như: hệ thống sơ chế, cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão, thông tin tìm kiếm cứu nạn… góp phần phục vụ nhiệm vụ quốc phòng - an ninh trên biển và vùng lãnh hải...

Thứ năm, có chính sách để đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng xuất khẩu chủ lực

của tỉnh như thủy sản đông lạnh, đóng mới và sửa chữa tàu thuyền, dệt may, thủ công mỹ nghệ; tăng tỷ trọng sản phẩm xuất khẩu có hàm lượng giá trị gia tăng cao; tích cực hoạt động xúc tiến thương mại nước ngoài để xuất khẩu các mặt hàng mới có tiềm năng.

3.3. HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng trong việc thu thập dữ liệu về tình trạng việc làm Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng trong việc thu thập dữ liệu về tình trạng việc làm và thu nhập của lao động tại tỉnh Khánh Hòa. Tuy nhiên, do hạn chế về dữ liệu từ quá trình tổng hợp nhiều nguồn khác nhau nên kết quả nghiên cứu cũng có những hạn chế nhất định vì sự giới hạn về thời gian và nguồn lực tài chính mặc dù đã tận dụng lợi thế kế thừa từ các nghiên cứu trước đó. Bên cạnh đó, nhiều khía cạnh chưa được phân tích sâu hơn, như độ co giãn việc làm theo giới tính, độ co giãn việc làm theo trình độ của người có việc làm hay độ co giãn lao động và việc làm giữa các khu vực kinh tế chủ yếu của địa phương…..Ngoài ra, việc xem xét trên cơ sở phân tích dữ liệu bảng hay

phân tích mối quan hệ đồng liên kết dựa trên chuỗi thời gian để đánh giá về mối quan hệ này cũng chưa được thực hiện. Vì vậy, những giải pháp mà tác giả gợi ý từ nghiên cứu này chủ yếu dưới góc độ tiếp cận thông qua phân tích hệ số co giãn việc làm, thiết nghĩ rằng còn những phương pháp và cách tiếp cận khác đáng giá và thuyết phục hơn khi nghiên cứu về khía cạnh này. Đây cũng sẽ là hướng nghiên cứu tiếp theo.

Nhìn chung, phương pháp tiếp cận này là cần thiết và hữu ích, song vẫn là chưa đủ để khái quát toàn bộ bức tranh về tăng trưởng, lao động và việc làm tại tỉnh Khánh Hòa. Do vậy, vẫn rất cần thiết và hữu ích cho những nghiên cứu khác khi nghiên cứu về vấn đề này.

TÓM LƯỢC CHƯƠNG 3:

Trong chương 3 của đề tài là đề xuất một số gợi ý chính sách nhằm giải quyết việc làm, phát triển nguồn nhân lực và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2015-2020.

Trong chương này trên cơ sở phân tích kết quả nghiên cứu ở chương 2 đã đưa ra mục tiêu, quan điểm phát triển kinh tế, nguồn nhân lực và giải quyết việc làm của tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020. Trên cơ sở mục tiêu, quan điểm đó đề xuất các giải pháp giải quyết việc làm và hỗ trợ việc làm; đẩy nhanh công tác đào tạo nghề, nâng cao trình độ của lao động, kiểm soát tỷ lệ tăng dân số, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; giải quyết việc làm cho lao động khu vực nông thôn; chính sách tăng trưởng và huy động các nguồn lực tăng trưởng để giải quyết việc làm. Ngoài ra trong chương này cũng đề cập hạn chế của nghiên cứu do thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau nên kết quả nghiên cứu cũng có những hạn chế nhất định; bên cạnh đó, nhiều khía cạnh chưa được phân tích sâu hơn như độ co giãn việc làm theo giới tính, độ co giãn việc làm theo trình độ của người có việc làm…đây cũng là mở ra cho hướng nghiên cứu tiếp theo.

KẾT LUẬN

Trong điều kiện hiện nay không chỉ ở tỉnh Khánh Hòa mà ngay cả tại Việt Nam, khi mà vấn đề tăng trưởng kinh tế và tác động của nó đối với vấn đề lao động và việc làm luôn là mối quan tâm của chính quyền các địa phương, các nhà nghiên cứu. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy tăng trưởng kinh tế của tỉnh Khánh Hòa đã có sự tăng nhanh trong thời gian vừa qua trung bình đạt 9,62% trong giai đoạn 1995 - 2013. Cơ cấu kinh tế đã có xu hướng chuyển dịch mạnh sang khu vực dịch vụ và công nghiệp.

Tỷ lệ của lực lượng lao động so với dân số chiếm tỷ trọng ngày càng tăng, đạt 55,1% trong năm 2013. Tuy vậy, phân bố của lao động lại không đồng đều giữa các địa phương trong tỉnh. Bên cạnh đó, đã có sự thay đổi nhanh chóng cơ cấu lao động giữa khu vực nông thôn và thành thị tỷ lệ lao động khu vực nông thôn đã giảm khá nhanh (59,19% trong năm 2013) và tỷ lệ lao động khu vực thành thị là 40,81%. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo đạt ở mức khá, với 56,47% trong năm 2013. Tuy nhiên, tỷ lệ lao động qua đào tạo này lại mất cân đối giữa nam và nữ, giữa tỷ lệ lao động khu vực thành thị và nông thôn. Tỷ lệ lao động được đào tạo tại khu vực thành thị trung bình luôn cao hơn gấp 3 lần so với khu vực nông thôn.

Năng suất lao động có sự gia tăng đáng kể, từ 10,32 triệu đồng/lao động trong năm 1995, đến năm 2013 năng suất lao động của tỉnh Khánh Hòa đã tăng lên 61,76 triệu đồng/lao động.

Trong giai đoạn 2005 - 2013, trung bình mỗi năm tốc độ tăng trưởng của lực lượng lao động tỉnh Khánh Hòa tăng 2,10%. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng việc làm trong thời kỳ này tăng 2,69%. Mức thu hút việc làm của nền kinh tế cũng ở mức khá trong đoạn 2005 - 2013, đạt 77,83%.

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, hàm sản xuất có hiệu suất tăng dần theo quy mô, sự gia tăng một tỷ lệ của vốn và lao động trong kinh tế của tỉnh sẽ tạo ra một tỷ lệ lớn hơn trong giá trị sản xuất của địa phương (GRDP) hay nói khác đi giá trị sản xuất của kinh tế tỉnh Khánh Hòa tăng với tỷ lệ cao hơn mức tăng của lao động và vốn đầu tư của toàn xã hội. Bên cạnh đó, từ kết quả phân tích cho thấy, độ co giãn của lao động đối với tăng trưởng kinh tế tại tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 1995 - 2013 là 0,816, nghĩa là khi tăng số lượng lao động lên 1%, giá trị sản xuất của tỉnh Khánh Hòa sẽ tăng lên

0,814%. Rõ ràng, tỉnh Khánh Hòa vẫn là địa phương có mô hình tăng trưởng theo chiều rộng, mức độ thâm dụng lao động còn cao. Nếu như mục tiêu tăng trưởng kinh tế của địa phương này đạt được từ 8% - 9% thì số lượng việc làm mới được tạo ra hàng năm trung bình của tỉnh sẽ dao động từ 14,756 - 26,231 nghìn việc làm. Tốc độ tăng trưởng việc làm bình quân dao động từ 2,23% - 3,39%. Điều này phù hợp với định hướng giải quyết việc làm của tỉnh trong thời kỳ 2016 - 2020 (Tỉnh ủy Khánh Hòa, 2015).

Rõ ràng, lao động là một yếu tố đầu vào của hoạt động kinh tế, chất lượng lao động, cơ cấu lao động, sự chuyển dịch cơ cấu lao động… sẽ đóng một vai trò rất quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế của tỉnh Khánh Hòa trong giai đoạn tới. Chính vì vậy, những gợi ý giải pháp chính sách của luận văn cũng được đề cập nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm cho địa phương trong thời gian tới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. David Begg (2007), Kinh tế học (Bản dịch), Nhà xuất bản thống kê, Hà nội. 2. Cục Thống Kê Khánh Hòa (2014), Niên Giám Thống kê Khánh Hòa 2014, Nhà xuất

bản Thống Kê, Hà nội.

3. Trần Xuân Cầu, Mai Quốc Chánh (2008), Giáo trình Kinh tế nguồn nhân lực,

Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân

4. Đinh Phi Hổ (2008), Kinh tế phát triển: Lý thuyết và thực tiễn, Nhà xuất bản

Thống Kê, Tp Hồ Chí Minh.

5. Phan Thúc Huân (2006), Kinh tế phát triển, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà nội.

6. Trịnh Lê Hưng (2011), Báo cáo chuyên đề thực trạng về lao động của tỉnh Khánh Hòa từ năm 2000 đến 2010 và định hướng đến năm 2020 (chuyên đề

nhánh Đề tài nghiên cứu khoa học Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 do Viện nghiên cứu kinh tế Trung ương thực hiện), Nha Trang. 7. Đặng Tú Lan (2002), “Những nhân tố ảnh hưởng tới việc giải quyết việc làm ở

nước ta”, Tạp chí Lý luận chính trị, truy cập từ: tailieu.udn.vn/dspace/, v.v, v.v.../1/liem%20dspace%2091.pdf ngày 27/3/2015

8. Phạm Hồng Mạnh, Đồng Trung Chính (2014), “Độ co giãn việc làm và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam giai đoạn 1996 – 2011”, Tạp chí Khoa học và công nghệ, số 22, tr. 64 – 67

9. Phạm Hồng Mạnh và đồng nghiệp (2015), Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và việc làm tại Việt Nam, Nhà xuất bản Lao động, Hà nội.

10.Quốc Hội (2012), Bộ Luật Lao Động, truy cập từ http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id= 1&mode=detail&document_id=163542, ngày 12/12/2014.

11.Vũ Thị Ngọc Phùng (2005), Kinh tế phát triển , Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

12.Sở Lao động Thương Binh và Xã hội Khánh Hòa (2014), Số liệu dân số, lao động và việc làm tỉnh Khánh Hòa, Nha Trang.

13.Tỉnh ủy Khánh Hòa (2015), Dự thảo báo cáo chính trị của Ban Chấp Hành Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa khóa XVI trình Đại hội Đại biểu Đảng bộ Tỉnh lần thứ XVII, Nha Trang.

14.UBND tỉnh Khánh Hòa (2006), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020, Nha Trang.

Tiếng Anh

15.ILO (2012), Global Wage Report 2012/13: Wages and equitable growth, truy cập từ

http://www.ilo.org/wcmsp5/groups/public/---dgreports/---dcomm/--- publ/documents/publication/wcms_194843.pdf ngày 20/5/2015

16.John Maynard Keynes (1936), The General Theory of Employment, Interest, and Money, truy cập từ mercury.ethz.ch/, v.v, v.v.../Files/, v.v, v.v.../1366_KeynesTheoryofEmployment.pdf.

17.Michael P. Torado, Stephen C. Smith (2012), Economic Development 11th, 18.Dopke (2001), “The Employment Intensity of Growth in Europe”, Kiel

Working Paper No. 1021, http://www.ifw-members.ifw- kiel.de/publications/theemployment-intensity-of-growth-in-

europe/kap1021.pdf, Accessed on September 2011.

19.Emilia Herman (2011), “The Impact of Economic Growth Process on Employment in European Union Countries”, The Romanian Economic Journal, pp. 47 – 67. 20.Boltho, Andrea, and Andrew Glyn (1995). “Can Macroeconomic Policies Raise

Employment?” International Labour Review 134, pp. 451-470.

21.Phạm Hồng Mạnh, Nguyễn Văn Ngọc, Hạ Thị Thiều Dao (2014), “Relationship between Economic Growth and Employment in Vietnam”, Economics Development Journal, (No 22), pp. 40 -50.

22.Padalino, Samanta, and Marco Vivarelli (1997). “The Employment Intensity of Economic Growth in the G-7 Countries”, International Labour Review 136, pp. 191-213.

23.Pini Paolo (1997), “Occupazione, Tecnologia e Crescita: Modelli Interpretativied Eevidenze Empiriche a Livello Macroeconomico”. Paper

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và việc làm tại tỉnh khánh hòa (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)