HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và việc làm tại tỉnh khánh hòa (Trang 88)

Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng trong việc thu thập dữ liệu về tình trạng việc làm và thu nhập của lao động tại tỉnh Khánh Hòa. Tuy nhiên, do hạn chế về dữ liệu từ quá trình tổng hợp nhiều nguồn khác nhau nên kết quả nghiên cứu cũng có những hạn chế nhất định vì sự giới hạn về thời gian và nguồn lực tài chính mặc dù đã tận dụng lợi thế kế thừa từ các nghiên cứu trước đó. Bên cạnh đó, nhiều khía cạnh chưa được phân tích sâu hơn, như độ co giãn việc làm theo giới tính, độ co giãn việc làm theo trình độ của người có việc làm hay độ co giãn lao động và việc làm giữa các khu vực kinh tế chủ yếu của địa phương…..Ngoài ra, việc xem xét trên cơ sở phân tích dữ liệu bảng hay

phân tích mối quan hệ đồng liên kết dựa trên chuỗi thời gian để đánh giá về mối quan hệ này cũng chưa được thực hiện. Vì vậy, những giải pháp mà tác giả gợi ý từ nghiên cứu này chủ yếu dưới góc độ tiếp cận thông qua phân tích hệ số co giãn việc làm, thiết nghĩ rằng còn những phương pháp và cách tiếp cận khác đáng giá và thuyết phục hơn khi nghiên cứu về khía cạnh này. Đây cũng sẽ là hướng nghiên cứu tiếp theo.

Nhìn chung, phương pháp tiếp cận này là cần thiết và hữu ích, song vẫn là chưa đủ để khái quát toàn bộ bức tranh về tăng trưởng, lao động và việc làm tại tỉnh Khánh Hòa. Do vậy, vẫn rất cần thiết và hữu ích cho những nghiên cứu khác khi nghiên cứu về vấn đề này.

TÓM LƯỢC CHƯƠNG 3:

Trong chương 3 của đề tài là đề xuất một số gợi ý chính sách nhằm giải quyết việc làm, phát triển nguồn nhân lực và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2015-2020.

Trong chương này trên cơ sở phân tích kết quả nghiên cứu ở chương 2 đã đưa ra mục tiêu, quan điểm phát triển kinh tế, nguồn nhân lực và giải quyết việc làm của tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020. Trên cơ sở mục tiêu, quan điểm đó đề xuất các giải pháp giải quyết việc làm và hỗ trợ việc làm; đẩy nhanh công tác đào tạo nghề, nâng cao trình độ của lao động, kiểm soát tỷ lệ tăng dân số, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; giải quyết việc làm cho lao động khu vực nông thôn; chính sách tăng trưởng và huy động các nguồn lực tăng trưởng để giải quyết việc làm. Ngoài ra trong chương này cũng đề cập hạn chế của nghiên cứu do thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau nên kết quả nghiên cứu cũng có những hạn chế nhất định; bên cạnh đó, nhiều khía cạnh chưa được phân tích sâu hơn như độ co giãn việc làm theo giới tính, độ co giãn việc làm theo trình độ của người có việc làm…đây cũng là mở ra cho hướng nghiên cứu tiếp theo.

KẾT LUẬN

Trong điều kiện hiện nay không chỉ ở tỉnh Khánh Hòa mà ngay cả tại Việt Nam, khi mà vấn đề tăng trưởng kinh tế và tác động của nó đối với vấn đề lao động và việc làm luôn là mối quan tâm của chính quyền các địa phương, các nhà nghiên cứu. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy tăng trưởng kinh tế của tỉnh Khánh Hòa đã có sự tăng nhanh trong thời gian vừa qua trung bình đạt 9,62% trong giai đoạn 1995 - 2013. Cơ cấu kinh tế đã có xu hướng chuyển dịch mạnh sang khu vực dịch vụ và công nghiệp.

Tỷ lệ của lực lượng lao động so với dân số chiếm tỷ trọng ngày càng tăng, đạt 55,1% trong năm 2013. Tuy vậy, phân bố của lao động lại không đồng đều giữa các địa phương trong tỉnh. Bên cạnh đó, đã có sự thay đổi nhanh chóng cơ cấu lao động giữa khu vực nông thôn và thành thị tỷ lệ lao động khu vực nông thôn đã giảm khá nhanh (59,19% trong năm 2013) và tỷ lệ lao động khu vực thành thị là 40,81%. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo đạt ở mức khá, với 56,47% trong năm 2013. Tuy nhiên, tỷ lệ lao động qua đào tạo này lại mất cân đối giữa nam và nữ, giữa tỷ lệ lao động khu vực thành thị và nông thôn. Tỷ lệ lao động được đào tạo tại khu vực thành thị trung bình luôn cao hơn gấp 3 lần so với khu vực nông thôn.

Năng suất lao động có sự gia tăng đáng kể, từ 10,32 triệu đồng/lao động trong năm 1995, đến năm 2013 năng suất lao động của tỉnh Khánh Hòa đã tăng lên 61,76 triệu đồng/lao động.

Trong giai đoạn 2005 - 2013, trung bình mỗi năm tốc độ tăng trưởng của lực lượng lao động tỉnh Khánh Hòa tăng 2,10%. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng việc làm trong thời kỳ này tăng 2,69%. Mức thu hút việc làm của nền kinh tế cũng ở mức khá trong đoạn 2005 - 2013, đạt 77,83%.

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, hàm sản xuất có hiệu suất tăng dần theo quy mô, sự gia tăng một tỷ lệ của vốn và lao động trong kinh tế của tỉnh sẽ tạo ra một tỷ lệ lớn hơn trong giá trị sản xuất của địa phương (GRDP) hay nói khác đi giá trị sản xuất của kinh tế tỉnh Khánh Hòa tăng với tỷ lệ cao hơn mức tăng của lao động và vốn đầu tư của toàn xã hội. Bên cạnh đó, từ kết quả phân tích cho thấy, độ co giãn của lao động đối với tăng trưởng kinh tế tại tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 1995 - 2013 là 0,816, nghĩa là khi tăng số lượng lao động lên 1%, giá trị sản xuất của tỉnh Khánh Hòa sẽ tăng lên

0,814%. Rõ ràng, tỉnh Khánh Hòa vẫn là địa phương có mô hình tăng trưởng theo chiều rộng, mức độ thâm dụng lao động còn cao. Nếu như mục tiêu tăng trưởng kinh tế của địa phương này đạt được từ 8% - 9% thì số lượng việc làm mới được tạo ra hàng năm trung bình của tỉnh sẽ dao động từ 14,756 - 26,231 nghìn việc làm. Tốc độ tăng trưởng việc làm bình quân dao động từ 2,23% - 3,39%. Điều này phù hợp với định hướng giải quyết việc làm của tỉnh trong thời kỳ 2016 - 2020 (Tỉnh ủy Khánh Hòa, 2015).

Rõ ràng, lao động là một yếu tố đầu vào của hoạt động kinh tế, chất lượng lao động, cơ cấu lao động, sự chuyển dịch cơ cấu lao động… sẽ đóng một vai trò rất quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế của tỉnh Khánh Hòa trong giai đoạn tới. Chính vì vậy, những gợi ý giải pháp chính sách của luận văn cũng được đề cập nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm cho địa phương trong thời gian tới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. David Begg (2007), Kinh tế học (Bản dịch), Nhà xuất bản thống kê, Hà nội. 2. Cục Thống Kê Khánh Hòa (2014), Niên Giám Thống kê Khánh Hòa 2014, Nhà xuất

bản Thống Kê, Hà nội.

3. Trần Xuân Cầu, Mai Quốc Chánh (2008), Giáo trình Kinh tế nguồn nhân lực,

Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân

4. Đinh Phi Hổ (2008), Kinh tế phát triển: Lý thuyết và thực tiễn, Nhà xuất bản

Thống Kê, Tp Hồ Chí Minh.

5. Phan Thúc Huân (2006), Kinh tế phát triển, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà nội.

6. Trịnh Lê Hưng (2011), Báo cáo chuyên đề thực trạng về lao động của tỉnh Khánh Hòa từ năm 2000 đến 2010 và định hướng đến năm 2020 (chuyên đề

nhánh Đề tài nghiên cứu khoa học Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 do Viện nghiên cứu kinh tế Trung ương thực hiện), Nha Trang. 7. Đặng Tú Lan (2002), “Những nhân tố ảnh hưởng tới việc giải quyết việc làm ở

nước ta”, Tạp chí Lý luận chính trị, truy cập từ: tailieu.udn.vn/dspace/, v.v, v.v.../1/liem%20dspace%2091.pdf ngày 27/3/2015

8. Phạm Hồng Mạnh, Đồng Trung Chính (2014), “Độ co giãn việc làm và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam giai đoạn 1996 – 2011”, Tạp chí Khoa học và công nghệ, số 22, tr. 64 – 67

9. Phạm Hồng Mạnh và đồng nghiệp (2015), Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và việc làm tại Việt Nam, Nhà xuất bản Lao động, Hà nội.

10.Quốc Hội (2012), Bộ Luật Lao Động, truy cập từ http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id= 1&mode=detail&document_id=163542, ngày 12/12/2014.

11.Vũ Thị Ngọc Phùng (2005), Kinh tế phát triển , Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

12.Sở Lao động Thương Binh và Xã hội Khánh Hòa (2014), Số liệu dân số, lao động và việc làm tỉnh Khánh Hòa, Nha Trang.

13.Tỉnh ủy Khánh Hòa (2015), Dự thảo báo cáo chính trị của Ban Chấp Hành Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa khóa XVI trình Đại hội Đại biểu Đảng bộ Tỉnh lần thứ XVII, Nha Trang.

14.UBND tỉnh Khánh Hòa (2006), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020, Nha Trang.

Tiếng Anh

15.ILO (2012), Global Wage Report 2012/13: Wages and equitable growth, truy cập từ

http://www.ilo.org/wcmsp5/groups/public/---dgreports/---dcomm/--- publ/documents/publication/wcms_194843.pdf ngày 20/5/2015

16.John Maynard Keynes (1936), The General Theory of Employment, Interest, and Money, truy cập từ mercury.ethz.ch/, v.v, v.v.../Files/, v.v, v.v.../1366_KeynesTheoryofEmployment.pdf.

17.Michael P. Torado, Stephen C. Smith (2012), Economic Development 11th, 18.Dopke (2001), “The Employment Intensity of Growth in Europe”, Kiel

Working Paper No. 1021, http://www.ifw-members.ifw- kiel.de/publications/theemployment-intensity-of-growth-in-

europe/kap1021.pdf, Accessed on September 2011.

19.Emilia Herman (2011), “The Impact of Economic Growth Process on Employment in European Union Countries”, The Romanian Economic Journal, pp. 47 – 67. 20.Boltho, Andrea, and Andrew Glyn (1995). “Can Macroeconomic Policies Raise

Employment?” International Labour Review 134, pp. 451-470.

21.Phạm Hồng Mạnh, Nguyễn Văn Ngọc, Hạ Thị Thiều Dao (2014), “Relationship between Economic Growth and Employment in Vietnam”, Economics Development Journal, (No 22), pp. 40 -50.

22.Padalino, Samanta, and Marco Vivarelli (1997). “The Employment Intensity of Economic Growth in the G-7 Countries”, International Labour Review 136, pp. 191-213.

23.Pini Paolo (1997), “Occupazione, Tecnologia e Crescita: Modelli Interpretativied Eevidenze Empiriche a Livello Macroeconomico”. Paper Presented to the Conference of the Accademia Nazionale dei Lincei on "Sviluppo tecnologico e disoccupazione: trasformazione della societa", held in Rome 16-18 January 1997.

24.Pianta, M., R. Evangelista, and G. Perani (1996, “The Dynamics of Innovation and Employment: An international Comparison”, STI Review, 18, pp. 67–93.

25.Steven Kapsos (2005), The employment intensity of growth: Trends and macroeconomic determinants, truy cập từ

http://www.ilo.org/wcmsp5/groups/public/@ed_emp/@emp_elm/documents/pu blication/wcms_143163.pdf. ngày 15/4/2015.

26.Walterskirchen, Ewald (1999). “The Relationship Between Growth, Employment and Unemployment in the EU.” European Economist for an Alternative Economic Policy Workshop, Barcelona, Spain. http://www.memo- 27.europe.uni-bremen.de/tser/Walterskirchen_24months.PDF

28.William Seyfried (2003), “Examining The Relationship Between Employment And Economic Growth In The Ten Largest States”, Southwestern Economic Rewiew, truy

cập từ https://www.cis.wtamu.edu/home/index.php/swer/article/view/79/73 ngày 12/3/2015.

29.Gideon Kiguru Thuku, Gachanja Paul và Obere Almadi (2013), “The Impact Of Population Change On Economic Growth In Kenya”, Management Journal, pp. 43-60.

30.J.A. Giesecke, N.H. Tran, G.A. Meagher (2011), "Growth and Change in the Vietnamese Labour Market: A decomposition of forecast trends in employment over 2010-2020”, Centre of Policy Studies/IMPACT Centre Working Papers g- 216, Monash University, Centre of Policy Studies/IMPACT Centre.

PHỤ LỤC 1. SỐ LIỆU THỐNG KÊ GIÁ TRỊ SẢN XUẤT, LAO ĐỘNG VÀ VỐN ĐẦU TƯ

1. Giá trị sản xuất và vốn đầu tư

Giá trị sản xuất (Tỷ đồng) Năm

Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ

Trung chuyển

dầu

Tổng

Giá trị sản xuất theo giá so sánh 1994 Trữ lượng vốn đầu tư (Tỷ đồng) 1995 886.228 937.708 1166.622 - 2990.558 2990.56 13655.47 1996 966.166 1039.83 1254.011 - 3260.007 3260.01 14198.90 1997 1016.154 1204.476 1367.986 - 3588.616 3588.62 14712.13 1998 1147.039 1344.446 1374.531 - 3866.016 3866.02 15272.47 1999 1196.552 1372.335 1503.188 - 4072.075 4072.08 15771.01 2000 1266.619 1512.262 1667.825 - 4446.706 4446.71 16339.25 2001 1326.034 1749.775 1850.345 - 4926.154 4926.15 17136.59 2002 1385.087 1966.258 1921.786 234.398 5507.529 5507.53 18057.35 2003 1465.226 2232.49 2133.085 280.89 6111.691 6111.69 19173.02 2004 1458.137 2550.663 2541.572 201.409 6751.781 6751.78 20521.91 2005 1454.007 2890.719 2757.957 326.057 7428.74 7428.81 21977.80 2006 1553.325 3236.427 3110.257 249.426 8149.435 8149.44 23990.64 2007 1596.247 3646.01 3410.811 393.143 9046.211 9046.21 26752.57 2008 1661.598 4094.88 3825.881 488.95 10071.31 10071.31 29996.74 2009 1682.512 4478.734 4196.439 741.054 11098.74 11098.74 34528.77 2010 4342.619 13785.94 11721.09 2416.13 32265.78 12319.25 40293.37 2011 4424.938 14994.07 13610.38 1835.006 34864.39 13311.32 45801.79 2012 4493.542 16321.87 14474.23 2456.934 37746.57 14442.17 51506.06 2013 4552.920 16780.03 17576.96 1673.823 40583.74 15759.34 58745.03

2. Lao động trong các khu vực kinh tế

Lao động trong các khu vực Năm

Tổng lao động Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ

1995 289,793 221,208 41,943 26,642 1996 291,834 155,004 52,098 84,732 1997 295,824 156,501 54,034 85,289 1998 299,244 157,761 54,790 86,692 1999 302,745 151,347 57,519 93,879 2000 337,803 166,340 65,653 105,811 2001 353,142 196,794 65,783 90,564 2002 377,923 199,357 68,219 110,346 2003 488,930 242,749 90,534 155,646 2004 517,728 238,943 111,904 166,881 2005 533,767 237,294 122,036 174,437 2006 548,179 234,775 132,864 180,541 2007 564,624 232,624 144,866 187,134 2008 580,737 229,856 157,496 193,385 2009 586,313 222,564 167,803 195,946 2010 620,134 217,047 179,839 223,248 2011 633,580 263,978 122,922 246,680 2012 629,603 274,991 112,891 241,721 2013 657,070 304,432 111,926 240,712

PHỤ LỤC 2. KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG MÔ HÌNH Descriptive Statistics Mean Std. Deviation N lnGRDP 8.8221626 .53438360 19 lnK 10.0643963 .46512826 19 lnL 13.0124942 .31701558 19 Correlations lnGRDP lnK lnL lnGRDP 1.000 .972 .966 lnK .972 1.000 .895 Pearson Correlation lnL .966 .895 1.000 lnGRDP . .000 .000 lnK .000 . .000 Sig. (1-tailed) lnL .000 .000 . lnGRDP 19 19 19 lnK 19 19 19 N lnL 19 19 19 Variables Entered/Removeda Model Variables Entered Variables Removed Method 1 lnL, lnKb . Enter a. Dependent Variable: lnGRDP b. All requested variables entered.

Model Summaryb Change Statistics Model R R Squar e Adjusted R Square Std. Error of the Estimate R Square Change F Change df1 df2 Sig. F Change Durbin- Watson 1 .995a .990 .989 .05533849 .990 831.255 2 16 .000 .748 a. Predictors: (Constant), lnL, lnK b. Dependent Variable: lnGRDP ANOVAa

Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.

Regression 5.091 2 2.546 831.255 .000b Residual .049 16 .003 1 Total 5.140 18 a. Dependent Variable: lnGRDP b. Predictors: (Constant), lnL, lnK

Coefficientsa Unstandardized

Coefficients

Standardized

Coefficients Collinearity Statistics

Model B Std. Error Beta t Sig. Tolerance VIF

(Constant) -8.017 .694 -11.543 .000 lnK .619 .063 .538 9.832 .000 .199 5.035 1 lnL .816 .092 .484 8.834 .000 .199 5.035 a. Dependent Variable: lnGRDP Collinearity Diagnosticsa Variance Proportions

Model Dimension Eigenvalue Condition Index (Constant) lnK lnL

1 2.999 1.000 .00 .00 .00 2 .001 54.455 .16 .21 .00 1 3 7.432E-5 200.880 .84 .79 1.00 a. Dependent Variable: lnGRDP Residuals Statisticsa

Minimum Maximum Mean Std. Deviation N

Predicted Value 8.1313143 9.7015953 8.8221626 .53183056 19

Std. Predicted Value -1.299 1.654 .000 1.000 19

Standard Error of Predicted

Value .015 .033 .022 .004 19

Adjusted Predicted Value 8.1554670 9.7216091 8.8246106 .53276756 19

Residual -.12809399 .09314538 .00000000 .05217363 19

Std. Residual -2.315 1.683 .000 .943 19

Stud. Residual -2.524 1.746 -.020 1.018 19

Deleted Residual -.15224715 .10022721 -.00244801 .06100574 19

Stud. Deleted Residual -3.149 1.879 -.047 1.125 19

Mahal. Distance .324 5.438 1.895 1.202 19

Cook's Distance .000 .400 .057 .093 19

Centered Leverage Value .018 .302 .105 .067 19

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và việc làm tại tỉnh khánh hòa (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)