+ Công tác chuẩn bị. - Chuẩn bị đúng loại gas.
- Chuẩn bị đồ nghề dụng cụ, dây nạp, giá đỡ
- Chuẩn bị bảo hộ lao động: găng tay, mặt lạ phòng độc. + Tiến hành nạp gas
Thông thường ta thường nạp gas vào đường cấp dịch vào dàn lạnh ở vị trí trước van tiết lưu. Nạp gas trong trường hợp này thì thời gian nạp tương đối nhanh.
Hình 4.5.1. Quy trình nạp gas
Khi chưa nạp thì van 1 mở van 2 đóng Khi nạp ga thì van1 đóng còn van 2 mở.
Nối chặt dây nạp gas vào vị trí 3 và 4. Để đuổi hết khí trong ống nạp gas thì ta cố định đầu 4, nới lỏng đầu 3. Sau đó mở van chai số 5 ra cho gas đuổi hết không khí trong và ống nạp ra ngoài, khi nghe thấy tiếng gas xì ra ngoài thì ta vặn chặt zắc co số 3 lại. Để cho gas đi vào hệ thống thì ta mở van số 2 ra. Lúc này chai ga đóng vai trò như bình chứa cao áp cấp dịch cho dàn lạnh.
Nếu quan sát mức dịch trong bình chứa cao áp đã đủ thì ta đóng van số 2 và van số 5 lại, mở van số 1 để hệ thống làm việc bình thường.
Trong quá trình nạp ga mà thấy chai g đọng sương và có thể có tuyết bám là chai ga đã hết. Ngoài ra còn có thể kết hợp với việc lắc chai gas và nghe qua ống dây nạp thấy có tiếng gió nhẹ để nhận biết chai gas đã hết.
Thông thường ta không thể nạp hết lượng gas trong chai. Muốn tần dụng hết thì ta phải làm tăng áp suất trong chai gas bằng cách dùng nước ấm để ngâm chai gas, tuyệt đối không được dùng ngọn lửa trần hay khí nóng để hơ chai gas, vì nếu làm như vậy sẽ làm nâng nhiệt cục bộ và dễ làm tăng nhanh áp suất chai gas quá lớn gây nên hiện tượng nổ vỡ chai gas rất nguy hiểm.
Nếu chai gas đã hết môi chất mà lượng gas vẫn chưa đủ thì ta tiến hành nạp chai tiếp theo và quy trình nạp cũng tương tự như cũ.
Sau khi nạp gas xong thì phải ghi nhật ký vận hành.
4.5.5.2. Rút gas khỏi hệ thống lạnh
a. Mục đích.
- Rút để sửa chữa: có thể là rút từng bộ phận hay rút toàn bộ hệ thống. - Rút gas để di dời hệ thống lanh: trường hợp này phải rút toàn bộ gas.