Tính chọn bình chứa thấp áp.

Một phần của tài liệu Đề tài tính toán thiết kế hệ thống lạnh cấp đông cho phân xưởng chế biến thuỷ sản năng suất 300 tấn thành phẩmngày (Trang 83)

d. Dòng nhiệt do mở cửa.

3.4.2.2. Tính chọn bình chứa thấp áp.

Do BCTA phải phân phối lỏng cho dàn lạnh nên thể tích tối thiểu của nó phải bằng tổng thể tích của dàn lạnh và phải đảm bảo cho dịch lỏng cung cấp cho dàn lạnh trong qua trình chạy thiết bị lạnh do lượng dịch lỏng qua van tiết lưu vào BCTA có lưu lượng nhỏ.

+ Chọn BCTA cho hệ thống lạnh cấp đông băng chuyền phẳng IQF.

Đối với hệ thống cấp đông băng chuyền phẳng IQF tôi thiết kế thì một BCTA cấp dịch tuần hoàn cho hai IQF và hai tái đông.

IQF có 4 dàn lạnh, tái đông có hai dàn lạnh. Vậy tổng số dàn lạnh mà một BCTA phải cung cấp dịch tuần hoàn là: 12 dàn.

- Mỗi dàn lạnh gồm 64 ống, mỗi ống dài 2m, đường kính trong của ống 25mm.

- Mỗi dàn lạnh có một ống góp lỏng có đường kính trong 50mm, dài

30cm và một ống góp hơi có đường kính trong 75mm, dài 30cm.

- Đường ống nối sau bơm dịch đến dàn lạnh có đường kính trong

30mm, khoảng cách từ bơm dịch đến dàn lạnh là 30m.

Vậy tổng thể tích của dàn lạnh và đường ống dẫn môi chất là:

VIQF = 12 × (64 × 2 × 0,01252 × 3,14 + 0,0252 × 3,14 × 0,3 + 0,0152 × 3,14 × 30) = 1,015 (m3)

Theo tiêu chuẩn an toàn thì BCTA thì mức dịch tối đa trong BCTA là 60% thể tích bình chứa. Vậy tôi chọn BCTA có thể tích V = 2,5m3.

+ Chọn BCTA cho hệ thống lạnh cấp đông tủ đông tiếp xúc.

Đối với hệ thống cấp đông tủ đông tiếp xúc tôi thiết kế thì một BCTA cấp dịch tuần hoàn cho 4 tủ đông.

Tủ đông có 11 tấm truyền nhiệt Plate. Vậy tổng số tấm truyền nhiệt mà một BCTA phải cung cấp dịch tuần hoàn là: 44 tấm.

- Mỗi tấm truyền nhiệt có chiều dài 2,740m chiều rộng 1,220m.

- Mỗi tấm truyền nhiệt được chia làm 5 ngăn.

- Mỗi ngăn được chia làm 8 rãnh

- Mỗi rãnh có kích thước bên trong là: 0,017 × 0,025 × 2,740

- Mỗi tấm có hai ống góp lỏng hai bên, mỗi ống có kich thước bên

trong là: 0,05 × 0,033 × 1,220

- Đường ống nối sau bơm dịch đến dàn lạnh có đường kính trong

30mm, khoảng cách từ bơm dịch đến dàn lạnh là 30m.

Vậy tổng thể tích của dàn lạnh và đường ống dẫn môi chất là:

Theo tiêu chuẩn an toàn thì BCTA thì mức dịch tối đa trong BCTA là 60% thể tích bình chứa. Vậy tôi chọn BCTA có thể tích V = 4,6m3.

+ Chọn BCTA cho hệ thống lạnh kho bảo quản.

Đối với hệ thống kho bảo quản tôi thiết kế thì một BCTA cấp dịch tuần hoàn cho hai kho lạnh.

- Mỗi kho lạnh có 3 dàn lạnh.

- Mỗi dàn lạnh gồm 100 ống, mỗi ống dài 3,6m, đường kính trong của

ống 25mm.

- Mỗi dàn lạnh có một ống góp lỏng có đường kính trong 50mm, dài

30cm và một ống góp hơi có đường kính trong 75mm, dài 30cm.

- Đường ống nối sau bơm dịch đến dàn lạnh có đường kính trong

30mm, khoảng cách từ bơm dịch đến dàn lạnh là 30m.

Vậy tổng thể tích của dàn lạnh và đường ống dẫn môi chất là:

Vkho = 6 × (100 × 3,6 × 0,01252 × 3,14 + 0,0252 × 3,14 × 0,3 + 0,0152 × 3,14 × 30) = 1,19(m3)

Theo tiêu chuẩn an toàn thì BCTA thì mức dịch tối đa trong BCTA là 60% thể tích bình chứa. Vậy tôi chọn BCTA có thể tích V = 2,5m3.

Một phần của tài liệu Đề tài tính toán thiết kế hệ thống lạnh cấp đông cho phân xưởng chế biến thuỷ sản năng suất 300 tấn thành phẩmngày (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w