MỘT SỐ THAO TÁC TRONG QUÁ TRÌNH VẬN HÀNH 1 Xả băng dàn lạnh

Một phần của tài liệu Đề tài tính toán thiết kế hệ thống lạnh cấp đông cho phân xưởng chế biến thuỷ sản năng suất 300 tấn thành phẩmngày (Trang 101)

CHƯƠNG IV TRANG BỊ TỰ ĐỘNG HÓA, VẬN HÀNH HỆ THỐNG LẠNH

4.5.4.MỘT SỐ THAO TÁC TRONG QUÁ TRÌNH VẬN HÀNH 1 Xả băng dàn lạnh

4.5.4.1. Xả băng dàn lạnh

Khi tuyết bám ở dàn lạnh quá nhiều thì hiệu quả làm việc kém do băng tạo ra lớp cách nhiệt, đường gió đi bị tắc, làm cháy quạt gió, làm ngập lỏng máy nén. Vì vậy phải thường xuyên xả băng cho dàn lạnh.

Để xả băng có hai phương pháp: Quan sát trực tiếp trên dàn lạnh nếu thấy tuyết bám quá nhiều thì tiến hành công việc xả băng, quan sát dòng điện quạt lạnh, nếu lớn hơn trị số quy đinh thì thực hiện xả băng.

Có ba phương thức xả băng: Dùng điện trở, môi chất nóng và dùng nước Ở đây em thực hiện phương thức xả băng bằng nước.

Phương pháp xả kiểu này gồm các giai đoạn sau:

Giai đoạn 1: Giai đoạn chuẩn bị gồm các công việc sau:

+ Rút môi chất dàn lạnh: Rút kiệt môi chất trong dàn lạnh. Điều này rất quan trọng, vì nếu môi chất còn tồn đọng lại trong dàn lạnh, khi xả băng sẽ bốc hơi về đầu hút máy nén và ngưng tụ lại ở đó thành lỏng, khi khởi động máy lại sẽ gây ra hiện tượng ngập lỏng, rất nguy hiểm.

+ Rút môi chất cho tới khi áp suất trong dàn lạnh đạt độ chân không pck= 600mmHg thì có thể coi đạt yêu cầu.

+ Tắt các quạt dàn lạnh.

Giai đoạn 2: giai đoạn xả băng.

Sử dụng vòi phun nước để phun nước lên bề mặt của dàn lạnh. Với phương thức xả băng bằng nước thì thời gian xả băng khoảng 30 phút

Giai đoạn 3: làm khô dàn lạnh.

Sau khi xả băng xong, dàn lạnh vẫn còn bị ướt . Nếu cho hệ thống hoạt động ngay thì nước bám trên dàn lạnh sẽ lập tức đóng lại tạo thành một lớp băng mới. Vì vậy cần tiến hành làm khô dàn lạnh trước khi khởi động lại. Giai đoạn này thì các quạt làm việc, dừng việc xả băng dàn lạnh . Đối với dàn lạnh của tủ đông tiếp xúc không có quạt thì trước khi cho tủ hoạt động trở lại ta phải vuốt hết nước trên bề mặt các tấm truyền nhiệt.

a. Xả băng dàn lạnh tủ đông tiếp xúc

Khi phát hiện thấy tuyết bám nhiều ở dàn lạnh thì phải tiến hành xả băng. Đối với tủ đông tiếp xúc thì sau 3÷4 mẻ cấp đông thì ta phải tiến hành xả băng. Chu kỳ xả băng tùy thuộc vào loại sản phẩm đưa vào cấp đông. Với sản phẩm cấp đông là cá Tra, Basa có châm thêm nước thì sau 3 mẻ cấp đông ta tiến hành xả băng một lần.

Trước khi xả băng ta cần phải rút hết môi chất ở dàn lạnh. Sau đố sử dụng ống nước mềm phun nước lên bề mặt các tấm truyền nhiệt. Lưu ý khi phun nước lên bề mặt của các tấm truyền nhiệt thì ta phải phun lên bề mặt của các tấm truyền nhiệt ở phía trên trước rồi mới đến các tấm truyền nhiệt ở phía dưới.

Sau khi xả băng xong thì ta phải vuốt hết nước trên bề mặt của các tấm truyền nhiệt rồi mới đưa tủ vào hoạt động trở lại.

b. Xả băng dàn lạnh tủ đông băng chuyền

Với tủ đông băng chuyền thì sau một ca(12 giờ) tiến hành xả băng một lần thông qua cài đặt xả tuyết trên DIXELL.

Khi xả băng thì DIXELL tác động lên cuộn dây AX làm ngắt bơm dịch, máy nén chạy rút gas sơ bộ ở dàn lạnh thông qua BCTA, tác động mở công tắc U, K tắt quạt dàn lạnh và mở van điện từ cấp nước xả tuyết dàn lạnh. Thời gian xả tuyết dàn lạnh của tủ đông băng chuyền là 25÷30 phút.

Sau khi xả tuyết xong DIXELL tác động đóng tiếp điểm U, K (tiếp điểm U đựoc cài đặt mở sớm hơn tiếp điểm K để có khoảng thời gian quạt gió làm khô dàn lạnh sau khi xả tuyết) cuộn dây AX tác động khởi động bơm dịch cấp dịch cho dàn lạnh.

Một phần của tài liệu Đề tài tính toán thiết kế hệ thống lạnh cấp đông cho phân xưởng chế biến thuỷ sản năng suất 300 tấn thành phẩmngày (Trang 101)