ĐỐI VỚI TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 71)

5.2.1 Đối với hoạt động cho vay

Để doanh số cho vay đạt kết quả của cấp trên đề xuống, đồng thời tăng doanh số cho vay trong điều kiện phải đối đầu với sự cạnh tranh gay gắt của nhiều Ngân hàng khác nhau trên cùng một địa bàn hoạt động thì Ngân hàng Công Thương Cần Thơ cần đưa ra các biện pháp sau đây:

Tận dụng lợi thế giao dịch với khách hàng trên các quận của TPCT tiếp tục duy trì và tăng cường quan hệ hợp tác với nhiều doanh nghiệp mới thành lập nữa, nhằm tăng doanh số cho vay nhưng vẫn đảm bảo tuân thủ đúng và nghiêm ngặt những quy định của NH; không được chạy theo lợi nhuận vì lợi nhuận luôn đi liền với rủi ro.

Tiếp cận, lôi kéo và chào mời các khách hàng kinh doanh hiệu quả, ngành nghề mũi nhọn, sử dụng nhiều dịch vụ NH. Cũng cần chú ý đến khách hàng trên địa bàn tỉnh nhà, vì đây là lượng khách hàng chủ yếu và nhiều tiềm năng đối với NH.

Nâng cao chất lượng phục vụ của nhân viên trong giao tiếp: nhiệt tình, vui vẻ, thân thiện và có tinh thần trách nhiệm đối với khách hàng. Đáp ứng tốt hơn yêu cầu vốn của khách hàng (không hẹn khách hàng quá lâu khi không đủ vốn cho vay...). Muốn vậy, Ngân hàng phải luôn đảm bảo lượng tiền dự trữ đủ lớn, kịp thời phân phối khi cần thiết.

Đưa cán bộ xuống tận những khu vực có nhu cầu vay vốn cao (nhiều khách hàng tiềm năng) nhưng không thuận tiện khi giao dịch với ngân hàng mình (chẳng hạn quá xa so với các ngân hàng khác) nhằm giới thiệu sản phẩm phù hợp với điều kiện của từng nhóm khách hàng. Với cách phục vụ chuyên nghiệp, giải thích rõ ràng những thắc mắc cho khách hàng hiểu, nói cho họ nghe mình sẽ được ưu đãi gì khi vay vốn của ngân hàng, khi đó khách hàng sẽ cảm thấy mình là thượng đế, được chăm sóc chu đáo, và sẵn sàng giao dịch với ngân hàng. Đó cũng là cách quảng bá thương hiệu đối với Ngân hàng mình.

60

5.2.2 Đối với công tác thu hồi nợ

Trong những năm qua, nhờ vào sự nổ lực của lãnh đạo ngân hàng và cán bộ tín dụng nên doanh số thu nợ của Ngân hàng đều tăng. Tuy nhiên, nợ xấu vẫn còn phát sinh vì vậy để tăng hiệu quả hoạt động thì Chi nhánh cần hạn chế nợ xấu đến mức thấp nhất. Căn cứ tình hình thực tế ở địa phương và kết quả hoạt động của ngân hàng trong thời gian qua, ta có thể đưa ra một số giải pháp cụ thể như sau:

Cần xác định chính xác chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng trước khi cho vay để tránh trường hợp khi tới hạn khách hàng chưa thu hồi vốn nên không thể trả nợ cho Ngân hàng vì thời hạn cho vay của Ngân hàng ngắn hơn thời gian thu hồi vốn của khách hàng.

Tích cực lựa chọn, tìm kiếm những khách hàng thực sự lành mạnh về tình hình tài chính hay phương án sản xuất kinh doanh khả thi để đầu tư cho vay, không tập trung dư nợ vào một khách hàng hoặc một nhóm khách hàng có liên quan với nhau nhằm hạn chế rủi ro.

Đẩy mạnh thu hồi nợ ở đối với các lĩnh vực có nợ xấu gia tăng. Đồng thời tìm các nguyên nhân làm nợ xấu tăng và thu hồi nợ giảm để từ đó có thể giúp họ giải quyết khó khăn khi do yếu tố khách quan mang lại và có thiện chí trả nợ. Trong đó, lĩnh vực thủy sản có nợ xấu nhiều và có xu hướng gia tăng. Cụ thể, năm 2011 nợ xấu ở lĩnh vực này là 234 triệu đồng, năm 2012 lên đến 1.330 triệu đồng và năm 2013 tiếp tục gia tăng lên đến 2.652 triệu đồng. Thường xuyên theo dõi nợ đến hạn để tiến hành nhắc nhở, đôn đốc khách hàng trả đúng hạn cả gốc và lãi. Để làm được điều đó, lãnh đạo Ngân hàng nên phát động phong trào thi đua khen thưởng những cán bộ xuất sắc trong công tác thu nợ cũng như kỷ luật, phê bình những cán bộ tín dụng để phát sinh nợ xấu chiếm tỷ lệ cao.

Cán bộ tín dụng cần thực hiện tốt công tác sâu xác địa bàn và khách hàng của mình nhằm hạn chế khách hàng sử dụng vốn sai mục đích.

Cán bộ tín dụng nên xây dựng mối quan hệ mật thiết với các Ngân hàng khác trên cùng địa bàn để học tập kinh nghiệm, nắm thêm thông tin về khách hàng, sớm phát hiện và từ chối cho vay những khách hàng không có uy tín.

61

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1 KẾT LUẬN

Qua nhiều năm hoạt động, ngân hàng Công Thương Cần Thơ đã kinh doanh khá hiệu quả mỗi năm đều có lợi nhuận mang về. Chẳng những Ngân hàng hoàn thành tốt nhiệm vụ mà trụ sở đề ra mà còn thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Chính phủ và NHNN đã đề ra về chính sách tiền tệ, tích cực góp phần vào sự phát triển của các thành phần kinh tếở Cần Thơ, tạo điều kiện ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh, đảm bảo tăng trưởng và phát triển kinh tế.

Hoạt động tín dụng là một nghiệp vụ quan trọng và tạo ra lợi nhuận cao nhất cho Ngân hàng. Kết quả mà chi nhánh Vietinbank Cần Thơ đạt được là nguồn vốn huy động ngày càng gia tăng, chất lượng tín dụng ngày càng được nâng cao. Tốc độ tăng trưởng của dư nợ phù hợp với sự tăng trưởng của nguồn vốn. Công tác thu hồi nợ luôn đảm bảo, nợ xấu luôn chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với NHNN quy định, công tác thẩm định, sàng lọc tín dụng chặt chẽ không vì mục tiêu lợi nhuận là chủ yếu mà là sự an toàn nhằm giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng để giảm nợ quá hạn cũng như giảm nợ xấu.

Xuất phát từ những vấn đề trên và xuất phát từ thực tiễn có nghiên cứu đối chiếu với lý luận. Với kiến thức và trình độ hiểu biết từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng Công thương - Chi nhánh Cần Thơ, góp một phần nhỏ bé của mình vào cuộc phát triển nền kinh tế nói chung và của Ngân hàng nói riêng.

6.2 KIẾN NGHỊ

Qua thời gian thực tập tại NHCT Chi nhánh Cần Thơ, được sự giúp đở tận tình của các cô chú, anh chịở chi nhánh, bản thân đã rút ra một số kiến nghị sau đây:

6.2.1 Đối với Ngân hàng Nhà Nước

Hiện nay, các doanhh nghiệp vừa và nhỏ gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng, nguyên nhân chính là do không đủ tài sản thế chấp và uy tín không cao đồng thời các doanh nghiệp này gặp khó khăn trong việc tìm người bảo lãnh cho mình trong quan hệ tín dụng. Vì vậy, trong khoảng thời gian sắp tới Nhà nước cần tạo điều kiện hơn nữa trong việc giúp

62

các doanh nghiệp vừa và nhỏ có điều kiện tiếp cận với nguồn vốn vay từ ngân hàng tốt hơn.

Ngân hàng Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho việc liên kết hợp tác giữa các Ngân hàng, là cầu nối giữa Ngân hàng trong nước với các Ngân hàng nước ngoài nhằm mục đích hoàn thiện hơn trong công nghệ của Ngân hàng, tăng cường năng lực tài chính, hỗ trợ, học hỏi kinh nghiệp lẫn nhau nhằm góp phần phát triền kinh tế và đưa sản phẩm dịch vụ đến tay người dân một cách thuận lợi.

Tiếp tục tổ chức, xem xét phân loại khách hàng, xác định giới hạn tín dụng cho từng khách hàng.

Tích cực thu hồi nợ tồn đọng làm giảm bớt áp lực thu bù chi.

6.2.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Công Thương Việt Nam

Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ tín để nâng cao trình độ chuyên môn, nắm bắt kịp thời những thông tin mới nhằm thực hiện tốt công tác được giao.

Nên xử lý các văn bản chế độ và kiến nghị của chi nhánh nhanh chóng, kịp thời.

6.2.3 Kiến nghị đối với Chính quyền địa phương

Cần phát huy tốt vai trò hổ trợ cho Ngân hàng trong việc cung cấp thông tin về khách hàng, ký duyệt hồ sơ vay vốn cho khách hàng giúp cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng được thuận lợi hơn.

Đối với những vụ kiện khách hàng có nợ quá hạn nên giúp đở nhiệt tình không thu phí.

Cần quan tâm hơn nữa trong việc xử lý nợ và tổ chức thành lập trung tâm phát mại tài sản cầm cố, thế chấp để Ngân hàng thu hồi vốn để tái đầu tư.

Trong những năm qua, vấn đề nuôi tôm không có hiệu quả làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Đây là vấn đề cần được chính quyền địa phương quan tâm nhiều hơn nữa, Nhà nước cần hỗ trợ Ngân hàng cho vay, đặc biệt là vay ưu đãi để người dân có vốn tái sản xuất nâng cao đời sống kinh tế của người dân tỉnh nhà.

Nên có những hình thức hạn chế đối với cán bộ xã, phường ký xác nhận với hộ vay vốn không chặt chẽ, không đúng đối tượng gây ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng.

63

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phạm Văn Dược và cộng sự, 2011. Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh. Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Thái Văn Đại, 2013. Giáo trình Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng

thương mại. Trường Đại học Cần Thơ.

3. Nguyễn Minh Kiều, 2014. Tiền tệ ngân hàng. Hà Nội: Nhà xuất bản lao động xã hội.

4. Nguyễn Minh Kiều, 2009. Nghiệp vụ ngân hàng. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống Kê.

5. Trần Ái Kết và cộng sự, 2007. Giáo trình Lí thuyết tài chính – tiền tệ.

NXB Giáo dục.

6. Lê Hoàng Hôn Em, 2013. Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả

hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Vĩnh Long – Phòng giao dịch Cổ Chiên. Luận văn Đại học. Đại học Cửu Long.

7. Nguyễn Xuân Trang, 2013. Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của

Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ. Luận văn Đại học. Đại học Cần Thơ.

8. Báo cáo tổng kết hàng năm của NHTMCP Công Thương Cần Thơ chi nhánh Cần Thơ năm 2011, 2012, 2013 và 6th đầu năm 2014.

9. www.Vietinbank.vn

10. Sử Đình Thành và Vũ Thị Minh Hằng, 2008. Nhập môn Tài Chính - Tiền Tệ. NXB Lao động xã hội.

11. Các văn bản pháp luật do Chính phủ, Bộ tài chính và NHNN ban hành: - Thông tư số 13/2010/TT-NHNN về quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng.

- Thông tư số 02/2013/TT-NHNN về quy định phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)