Doanh số cho vay

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 44)

Cho vay là nghiệp vụ hoạt động chủ yếu của các Ngân hàng thương mại. Một mặt góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội, mặt khác mang lại nguồn thu nhập chính cho ngân hàng, giúp cho Ngân hàng tồn tại và ngày càng phát triển vững mạnh. Ngân hàng đã cung cấp một lượng vốn lớn cho các thành phần kinh tế, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho dân cư trên địa bàn. Doanh số cho vay của Vietinbank Chi nhánh Cần Thơ từ năm 2011 đến 6th đầu năm 2014 được trình bày ở bảng 4.3.

Qua số liệu ở bảng 4.3 ta thấy doanh số cho vay của Ngân hàng có sự biến động rõ rệt. Cụ thể năm 2011 doanh số cho vay là 8.376.707 triệu đồng đến năm 2012 tình hình kinh doanh của Ngân hàng có chiều hướng phát triển,

33

Bảng 4.3: Doanh số cho vay của Vietinbank Chi nhánh Cần Thơ từ năm 2011 đến 6th đầu năm 2014

Đvt: Triệu đồng

Nguồn: NHTMCP Công Thương Việt Nam- Chi nhánh Cần Thơ

So sánh

Chỉ tiêu Năm 2012/2011 2013/2012 6th2014/6th2013 2011 2012 2013 6th2013 6th2014 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Doanh số cho vay 8.376.707 8.434.642 8.274.398 4.573.657 4.408.076 57.935 0,69 (160.244) (1,90) (165.581) (3,62) 1. Theo thời gian 8.376.707 8.434.642 8.274.398 4.573.657 4.408.076 57.935 0,69 (160.244) (1,90) (165.581) (3,62) Ngắn hạn 7.482.713 7.372.014 7.111.506 4.022.472 3.793.394 (110.699) (1,48) (260.508) (3,53) (229.078) (5,69) Trung, dài hạn 893.994 1.062.628 1.162.892 551.185 614.82 168.634 18,86 100.264 9,44 63.497 11,52 2. Theo chủ thể 8.376.707 8.434.642 8.274.398 4.573.657 4.408.076 57.935 0,69 (160.244) (1,90) (165.581) (3,62) DNNN 1.252.046 1.634.306 1.709.578 796.649 828.296 382.260 30,53 75.272 4,61 31.647 3,97 Công ty TNHH 5.289.476 4.599.971 4.361.748 2.486.423 2.250.343 (689.505) (13,04) (238.223) (5,18) (236.080) (9,49) DNTN 1.024.589 918.692 1.121.393 596.568 609.421 (105.897) (10,34) 202.701 22,06 12.853 2,15 Hộ gia đình và cá nhân 810.596 1.281.673 1.081.679 694.017 720.016 471.077 58,11 (199.994) (15,60) 25.999 3,75 3. Lĩnh vực 8.376.707 8.434.642 8.274.398 4.573.657 4.408.076 57.935 0,69 (160.244) (1,90) (165.581) (3,62) SXKD 2.952.489 3.125.468 3.214.586 1.721.535 1.803.139 172.979 5,86 89.118 2,85 81.604 4,74 Chế biến, nuôi trồng thuỷ sản 3.107.901 2.612.289 2.465.800 1.572.875 1.310.694 (495.612) (15,95) (146.489) (5,61) (262.181) (16,67) Dịch vụ, kinh doanh khác 1.659.830 1.589.763 1.648.342 633.151 609.580 (70.067) (4,22) 58.579 3,68 (23.571) (3,72) Tiêu dùng 656.487 1.107.122 945.670 646.096 684.663 450.635 68,64 (161.452) (14,58) 38.567 5,97

34

làm cho doanh số cho vay tăng 0,69% so với năm 2011, mặc dù doanh số cho vay không tăng nhiều nhưng cũng nói lên hoạt động của Ngân hàng có chiều hướng tích cực. Đến năm 2013 doanh số cho vay có sự sụt giảm, không chỉ ngân hàng Công Thương Cần Thơ, mà hầu như tất cả các ngân hàng khác cũng giảm doanh số cho vay do ảnh hưởng chung sự biến động của nền kinh tế, doanh số cho vay năm 2013 giảm 1,9% tương ứng giảm 160.244 triệu đồng so với năm 2012. Doanh số cho vay năm 2013 ở mức 8.274.398 triệu đồng.

4.2.1.1 Doanh s cho vay theo thi hn

Trong hoạt động tín dụng của các Ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Cần Thơ nói riêng, thì doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn do nhu cầu bổ sung vốn lưu động của doanh nghiệp cũng như cho việc luân chuyển vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh thường xuyên. Đặc biệt là đa phần người dân trồng trọt, chăn nuôi ngắn hạn, cần vốn để đầu tư con giống, cây trồng, vật nuôi trong năm nhiều hơn là khoản vay trung và dài hạn. Chính vì thế, nhu cầu tín dụng ngắn hạn là rất lớn đối với chủ thể là cá nhân cũng như doanh nghiệp. Ngoài ra, Ngân hàng chú trọng cho vay ngắn hạn nhằm hạn chế rủi ro tín dụng, đảm bảo tính thanh khoản cho Ngân hàng. Qua bảng số liệu ta thấy doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn doanh số cho vay trung và dài hạn, chiếm trên 90% tổng doanh số cho vay và có xu hướng giảm dần qua các năm.

Nếu năm 2011 doanh số cho vay ngắn hạn là 7.482.713 triệu đồng, thì đến năm 2013 doanh số giảm liên tục, chỉ còn 7.111.506 triệu đồng, giảm 3,53% so với năm 2012. Nguyên nhân làm cho doanh số cho vay của ngân hàng trong những năm qua liên tục giảm là do nền kinh tế gặp khó khăn từ vi mô đến vĩ mô, khó khăn của các cá nhân, các doanh nghiệp. Tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp, tổng cầu giảm, lạm phát tăng,… làm ảnh hưởng đến các hoạt động của doanh nghiệp, cá nhân. Mặc dù có nhu cầu về vốn nhưng ngân hàng khó giải quyết cho vay vì không đủ điều kiện. Tuy nhiên, Chính phủ đã thực hiện các chính sách ổn định nền kinh tế, kiềm chế lạm phát nên nền kinh tế dù có khó khăn nhưng vẫn chuyển biến theo hướng tích cực.

Ngược lại, doanh số cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng có chiều hướng gia tăng. Cụ thể năm 2011 doanh số cho vay đạt 893.994 triệu đồng, đến năm 2012 doanh số tăng 18,86%, tức là tăng 168.634 triệu đồng so với năm 2011. Không chỉ dừng ở con số đó, năm 2013 doanh số cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng tiếp tục tăng lên, đạt mức 1.162.892 triệu đồng, tăng 9,44% so với năm 2012. Đến 6tháng đầu năm 2014 doanh số cho vay trung và dài hạn của ngân hàng cũng đã tăng 11,62% so với cùng kỳ năm trước. Do

35

ngân hàng Công Thương đã thực hiện những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nền kinh tế theo Nghị quyết 01/NQ- CP của Chính phủ và Chỉ thị 01/CT- NHNN của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam, NHCT Cần Thơ đã nhiều lần điều chỉnh lãi suất cho vay đối với khách hàng, lãi suất cho vay trung và dài hạn nên doanh số cho vay của Ngân hàng tăng lên.

Qua phân tích cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn cho thấy doanh số cho vay theo thời hạn của Chi nhánh cũng chịu ảnh hưởng lớn từ tình hình kinh tế- xã hội. Diễn biến do lãi suất thị trường và các chính sách của Nhà nước. Việc điều chỉnh cơ cấu cho vay, lãi suất vay cũng ảnh hưởng nhiều đến doanh số cho vay của Ngân hàng.

4.2.1.2 Doanh s cho vay theo ch th

Doanh nghiệp nhà nước

Doanh số cho vay theo DNNN tăng dần qua các năm. Cụ thể năm 2011 doanh số cho vay là 1.252.046 triệu đồng, đến năm 2012 doanh số cho vay tăng thêm 30,53%, tương ứng tăng 382.260 triệu đồng so với năm 2011. Không chỉ ngừng ở đó, doanh số cho vay ở doanh nghiệp này tăng thêm 4,61%, đạt mức 1.709.578 triệu đồng. Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2014 doanh số cho vay đối với doanh nghiệp này tăng 3,97% (tức tăng 31.647 triệu đồng) so với cùng kỳ năm trước. Sự gia tăng doanh số cho vay đối với Doanh nghiệp nhà nước cho thấy chất lượng tín dụng của khối doanh nghiệp này đã tăng cao, đồng thời Ngân hàng còn phòng ngừa rủi ro khi có trình trạng nợ xấu xảy ra khi cho vay với các đối tượng khác.

Công ty Trách nhiệm hữu hạn

Ngược lại với doanh nghiệp nhà nước thì doanh số cho vay đối với công ty lại giảm, nguyên nhân hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng trở nên khó khăn, thua lỗ trong quá trình hoạt động làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ gốc và lãi. Chính vì vậy, để phòng ngừa nợ quá hạn, nợ xấu của Ngân hàng tăng cao, vì vậy mà Ngân hàng đã giảm cho vay đối với chủ thể này. Mặt khác, do các công ty kinh doanh thua lỗ nên họ thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh, nhiều công ty lại phá sản vì vậy họ không có nhu cầu về vốn, hoặc không đủ khả năng vay vốn nên doanh số cho vay trong chủ thể này giảm đi. Cụ thể năm 2011 doanh số cho vay của chủ thể này là 5.289.476 triệu đồng, nhưng đến năm 2013 chỉ còn khoảng 4.361.748 triệu đồng.

Doanh nghiệp tư nhân

Khác với các chủ thể vay vốn khác thì doanh số cho vay đối với doanh nghiệp tư nhân có sự biến động không đồng đều. Cụ thể, năm 2011 doanh số

36

cho vay của chủ thể này đạt 1.024.589 triệu đồng, nhưng đến năm 2012 doanh số cho vay giảm 10,34% tương ứng giảm 105.897 triệu đồng so với năm 2012. Sang năm 2013 doanh số cho vay trong chủ thể này tăng lên, đạt mức 1.121.393 triệu đồng, tăng 22,06% so với năm 2012 do nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp đầu năm để mua nguyên vật liệu đầu vào, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản và được sự hỗ trợ của Ngân hàng về lãi suất nên đã làm cho doanh số cho vay đối với doanh nghiệp tăng. Cùng sự gia tăng doanh số cho vay của Doanh nghiệp tư nhân thì trong 6 tháng đầu năm 2014 đã tăng 2,15% so với 6 tháng đầu năm 2013, (tức tăng 12.853 triệu đồng). Trong năm 2011, Nhà nước thực hiện chính sách ổn định nền kinh tế, các doanh nghiệp tư nhân có điều kiện mở rộng sản xuất nên nhu cầu về vốn rất lớn. Đến năm 2012 nền kinh tế vẫn còn diễn biến phức tạp nên các doanh nghiệp hoạt động chưa hiệu quả, nhiều doanh nghiệp cần vốn nhưng khó tiếp cận nguồn vốn từ Ngân hàng, bởi họ không đủ điều kiện vay vốn.

Hộ gia đình và Cá nhân

Doanh số cho vay hộ gia đình (HGĐ) và cá nhân biến động qua từng năm. Năm 2011 doanh số cho vay HGĐ và cá nhân của Ngân hàng là 810.596 triệu đồng. Đến năm 2012 Ngân hàng tăng cho vay HGĐ và cá nhân lên và đạt mức là 1.281.673 triệu đồng, tăng 58,11% so với năm 2012. Tuy nhiên, đến năm 2013 doanh số cho vay theo HGĐ và cá nhân giảm xuống còn 1.081.679 triệu đồng, giảm 15,6% tương ứng giảm 199.994 triệu đồng so với năm 2012.

Trong 6 tháng đầu năm 2014 doanh số cho vay của Ngân hàng tăng so với cùng kỳ năm 2013. Doanh số cho vay đối với HGĐ và Cá nhân tăng 25.999 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 3,95% là do trong khoảng thời gian này nhu cầu vay vốn của chủ thể này nhằm để phục vụ cho việc chăn nuôi và sản xuất tăng lên nên đã làm cho doanh số cho vay tăng so với 6 tháng đầu năm 2013.

4.2.1.3 Doanh s cho vay theo lĩnh vc

Qua số liệu ở bảng 4.3, doanh số cho vay ở lĩnh vực sản xuất kinh doanh, tiêu dùng tăng đều trong giai đoạn 2011- 2012; còn đối với lĩnh vực chế biến giảm liên tục qua các năm. Lĩnh vực dịch vụ thì doanh số cho vay trong năm 2012 giảm đi và tăng trở lại trong năm 2013.

Tương tự, trong 6 tháng đầu năm 2014 thì cho vay trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh và tiêu dùng cũng đã tăng so với 6 tháng đầu năm 2013. Còn doanh số cho vay lĩnh vực dịch vụ và chế biến trong 6 tháng đầu năm giảm đi.

Sản xuất kinh doanh: doanh số cho vay ở lĩnh vực này đều tăng qua các năm. Doanh số đạt 2.952.489 triệu đồng trong năm 2011, đến năm 2012 doanh

37

số tăng 5,86% so với năm 2011. Sang năm 2013 doanh số cho vay trong lĩnh vực này tiếp tục tăng và đạt mức là 3.214.586 triệu đồng, tăng lên 89.118 triệu đồng so với năm 2012. Do thành phố Cần Thơ trực thuộc trung Ương, là đô thị loại 1 nên phát triển công nghiệp và cơ sở hạ tầng ngày càng được chú trọng, kéo theo đó là nhu cầu về vốn ở lĩnh vực sản xuất kinh doanh trên địa bàn ngày càng tăng. Năm 2012, Vietinbank thực hiện các chương trình cho vay hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp, cá nhân với lãi suất ưu đãi nên doanh số cho vay của Vietinbank ngày càng gia tăng. Chẳng hạn như: Vietinbank đã triển khai chương trình cho vay thu mua tạm giữ 5.000 tấn lúa, gạo vụ hè thu với lãi suất 10,5%, chương trình ưu đãi vay các khách hàng chiến lược, khách hàng tốt, tiềm năng để Ngân hàng có thể tiếp cận vốn vay với lãi suất 10% đến 11,5%/năm.

Chế biến, nuôi trồng thủy sản: Do Cần thơ là tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, kênh rạch chằn chịt nên thuận lợi cho việc phát triển lĩnh vực thủy sản. Năm 2011, tình hình xuất khẩu thủy sản tuy có khó khăn nhưng việc nuôi trồng thủy sản liên tục được thực hiện. Năm 2012 doanh số cho vay trong lĩnh vực giảm đi. Do tình hình nuôi trồng thủy sản gặp khó khăn về thời tiết, dịch bệnh làm ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng thủy sản nuôi nhỏ lẻ, chỉ có những doanh nghiệp, hộ nuôi lớn mới đủ sức trụ vững. Vì vậy, nhu cầu về vốn trong lĩnh vực này giảm.

Dịch vụ và kinh doanh khác: bao gồm cho vay nhà hàng khách sạn, các dịch vụ ăn uống, vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc, hoạt động tài chính,… Doanh số cho vay của Ngân hàng ở lĩnh vực này có sự tăng giảm qua các năm. Năm 2012, doanh số cho vay là 1.589.763 giảm 4,22% so với năm 2011. Đến năm 2013 doanh số này tăng lên đạt 1.648.342 triệu đồng, tăng 3,68% so với năm 2012. Lĩnh vực dịch vụ là một lĩnh vực mới phát triển trong những năm gần đây, bên cạnh đó do Cần Thơ là đô thị loại 1 nên thuận lợi cho hình thức dịch vụ phát triển, thu hút nhiều nhà đầu tư. Nắm bắt được nhu cầu này thì Vietinbank đưa ra chương trình lãi suất ưu đãi, cho vay từ 14% - 16%/năm góp phần giải quyết nhu cầu vốn cho họ, vì vậy làm tăng doanh số cho vay của Ngân hàng.

Tiêu dùng: Cho vay tiêu dùng phục vụ nhu cầu mua xe, sửa chữa nhà, cho vay du học, sinh hoạt. Doanh số cho vay tiêu dùng tăng vào năm 2012, do nền kinh tế còn lạm phát, giá cả các mặt hàng tăng cao, lương của người dân không đủ mức sống vì vậy họ vay Ngân hàng lượng tiền nhất định để trang trải cuộc sống. Bên cạnh đó Ngân hàng đưa ra chương trình cho vay với lãi suất ưu đãi với chương trình mua xe ô tô, mua nhà đất và du học trọn gói. Vay vốn

38

với thủ tục đơn giản. Năm 2013 doanh số cho vay của lĩnh vực này là 945.670 triệu đồng, giảm 14,58% so với năm 2012.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 44)