Dư nợ/Vốn huy động

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 65)

Chỉ tiêu này cho thấy khả năng sử dụng vốn huy động của ngân hàng, chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt. Bởi vì, nếu chỉ tiêu này lớn thì khả năng huy động vốn của ngân hàng thấp, ngược lại chỉ tiêu này nhỏ thì ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động không hiệu quả.

Nhận xét thấy trong 3 năm tình hình huy động vốn của Ngân hàng tương đối tốt được thể hiện ở tỷ lệ tham gia của vốn huy động vào dư nợ. Năm 2011 bình quân cứ 1,22 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động tham gia. Điều này cho thấy nguồn vốn mà Ngân hàng huy động được chưa đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn nên Ngân hàng xin vốn từ cấp trên chuyển xuống, làm gia tăng chi phí. Nên hiệu quả của Ngân hàng đã giảm đi phần nào. Năm 2012 tình hình huy động vốn của ngân hàng có cải thiện hơn so với năm 2011, bình quân 1,08 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động tham gia cùng. Chứng tỏ trong năm này công tác huy động vốn và thu hồi nợ của Ngân hàng đều được thực hiện tốt. Tuy nhiên, đến năm 2013 một lần nữa Ngân hàng không đáp ứng đủ nguồn vốn vay, mặc dù lúc này tình hình huy động vốn có dấu hiệu gia tăng, nhưng tốc độ tăng của dư nợ nhanh hơn tốc độ tăng của vốn huy động, nên

54

làm cho chỉ số này đạt 1,14 lần trong năm 2013, tăng 0,06 lần so với năm 2012. Sự gia tăng này cho thấy Ngân hàng không ngừng mở rộng tín dụng, nên vốn huy động chưa đáp ứng kịp thời. Bên cạnh đó, 6 tháng đầu năm 2013 tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động là 1,30 lần.

Đến 6 tháng đầu năm 2014 tỷ lệ này tăng lên và đạt mức là 1,35 lần. Tuy là 6 tháng nhưng tỷ lệ dư nợ/vốn huy động cao hơn so với các năm. Tỷ lệ này có dấu hiệu gia tăng mặc dù dư nợ của Ngân hàng có biểu hiện sụt giảm, đồng thời vốn huy động được trong 6 tháng 2014 cùng giảm, nhưng tốc độ vốn huy động giảm nhanh hơn so với tốc độ giảm của dư nợ, làm cho chỉ tiêu này gia tăng. Đặc biệt hơn, trong 6 tháng đầu năm này thì tình hình hoạt động của Ngân hàng kém hiệu quả hơn, do Ngân hàng phải điều chuyển vốn Hội sở, đồng thời công tác cho vay có dấu hiệu giảm, thu nợ tăng nên làm cho dư nợ trong 6 tháng này giảm.

Tóm lại, thông qua chỉ tiêu dư nợ trên vốn huy động ta thấy tình hình kinh doanh của Ngân hàng có hiệu quả. Bằng chứng là vốn huy động luôn có dấu hiệu gia tăng, vốn điều chuyển có dấu hiệu suy giảm, đồng thời công tác thu hồi nợ của Ngân hàng được đảm bảo, và dư nợ cũng có dấu hiệu gia tăng vào năm 2013. Điều này cho thấy Chi nhánh đã tận dụng gần hết nguồn vốn để cho vay. Đây là việc thuận lợi cho Chi nhánh, Chi nhánh nên tiếp tục phát huy thành quả này.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 65)