Với phương châm “chất lượng – an toàn – hiệu quả” trong công tác điều hành, ngoài việc huy động vốn thì việc sử dụng vốn cũng không kém phần quan trọng. Phải sử dụng vốn như thế nào là hợp lý, hiệu quả là vấn đề cần thiết mà Chi nhánh cần phải quan tâm. Vì nếu sử dụng vốn không phù hợp thì sẽ dẫn đến nhiều rủi ro, không thu hồi được nợ, làm tăng tỷ lệ nợ xấu. Do đó, Chi nhánh cần thường xuyên theo dõi việc thực hiện các phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng để kịp thời xử lý, thu hồi nợ khi đến hạn. Doanh số thu nợ thể hiện hiệu quả của việc cấp tín dụng, đánh giá tình hình thu hồi vốn cũng như chất lượng hoạt động tín dụng của Ngân hàng.
Doanh số thu nợ của Vietinbank Chi nhánh Cần Thơ từ năm 2011 đến 6th đầu năm 2014 được trình bày ở bảng 4.4.
Nhìn chung, doanh số thu nợ của Vietinbank Cần Thơ, có sự biến động qua các năm. Chẳng hạn như: năm 2011 doanh số thu nợ đạt 7.917.143 triệu đồng, đến năm 2012 doanh số thu nợ tăng thêm 764.764 triệu đồng, tương đương tăng 9,66% so với năm 2011. Tuy nhiên, đến năm 2013 doanh số thu nợ của Ngân hàng có sự giảm nhẹ, chỉ còn 8.105.507 triệu đồng, giảm 6,64% so với năm 2012. Tình hình kinh tế chưa phục hồi vì vậy ảnh hưởng đến công tác thu hồi nợ.
4.2.2.1 Doanh số thu nợ theo thời hạn
Doanh số thu nợ ngắn hạn của Ngân hàng chiếm tỷ trọng cao hơn doanh số thu nợ trung và dài hạn (chiếm trên 88%). Tương tự, doanh số cho vay ngắn hạn thì doanh số thu nợ ngắn hạn cũng có sự biến động qua từng năm. Năm 2011 doanh số thu nợ ngắn hạn là 7.064.595 triệu đồng, đến năm 2012 doanh số thu nợ tăng lên 8,49%, ở mức là 7.664.472 triệu đồng. Điều này giúp cho Ngân hàng chủ động hơn trong hoạt động cho vay, đảm bảo tính thanh khoản. Tuy nhiên, đến năm 2013 doanh số thu nợ giảm xuống chỉ còn 6.937.694 triệu đồng, giảm 9,48% so với năm 2012. Mặt dù doanh số thu nợ trong năm 2013 giảm xuống, nhưng khoản thu hồi nợ của Ngân hàng cũng ở mức cao. Doanh số thu hồi nợ ngắn hạn cao là do vòng quay vốn nhanh, thời gian thu nợ ngắn và ít rủi ro nên việc thu hồi nợ dễ dàng. Hơn nữa, khách hàng cho vay của Chi nhánh có quan hệ tín dụng lâu dài, hoạt động có hiệu quả nên đảm bảo thu hồi nợ. Bên cạnh đó thì Ngân hàng luôn có chính sách cho cán bộ tín dụng thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát khách hàng trả nợ và có những biện pháp xử lý và thu hồi nợ thích hợp khi phát hiện các vấn đề phát sinh.
39
Bảng 4.4: Doanh số thu nợ của Vietinbank Chi nhánh Cần Thơ từ năm 2011 đến 6th đầu năm 2014
Đvt: Triệu đồng
Nguồn: NHTMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ
So sánh Chỉ tiêu Năm 2012/2011 2013/2012 6th2014/6th2013 2011 2012 2013 6th2013 6th2014 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Doanh số thu nợ 7.917.143 8.681.907 8.105.507 4.578.387 4.712.557 764.764 9,66 (576.400) (6,64) 134.170 1,66 1. Theo thời gian 7.917.143 8.681.907 8.105.507 4.578.387 4.712.557 764.764 9,66 (576.400) (6,64) 134.170 1,66 Ngắn hạn 7.064.595 7.664.472 6.937.694 3.825.561 4.074.257 599.877 8,49 (726.778) (9,48) 248.696 3,58 Trung, dài hạn 852.548 1.017.435 1.167.813 752.826 638.300 164.887 19,34 150.378 14,78 (114.526) (9,81) 2. Theo chủ thể 7.917.143 8.681.907 8.105.507 4.578.387 4.712.557 764.764 9,66 (576.400) (6,64) 134.170 1,66 DNNN 1.779.563 1.586.457 1.345.670 721.095 716.259 (193.106) (10,85) (240.787) (15,18) (4.836) (0,36) Công ty TNHH 4.612.653 4.758.923 4.721.340 2.649.810 2.664.053 146.270 3,17 (37.583) (0,79) 14.243 0,30 DNTN 789.230 960.769 889.544 472.375 578.567 171.539 21,73 (71.225) (7,41) 106.192 11,94 Hộ gia đình và Cá nhân 735.697 1.375.758 1.148.953 735.107 753.678 640.061 87,00 (226.805) (16,49) 18.571 1,62 3. Lĩnh vực 7.917.143 8.681.907 8.105.507 4.578.387 4.712.557 764.764 9,66 (576.400) (6,64) 134.170 1,66 SXKD 2.885.941 2.986.578 3.012.457 1.796.316 1.948.581 100.637 3,49 25.879 0,87 152.265 5,05 Chế biến, nuôi trồng thuỷ sản 2.845.617 2.645.123 2.485.678 1.469.872 1.539.081 (200.494) (7,05) (159.445) (6,03) 69.209 2,78 Dịch vụ, kinh doanh khác 1.558.941 1.789.230 1.611.769 670.903 537.254 230.289 14,77 (177.461) (9,92) (133.649) (8,29) Tiêu dùng 626.644 1.260.976 995.603 641.296 687.641 634.332 101,23 (265.373) (21,05) 46.345 4,65
40
Ngược lại với doanh số cho vay thì doanh số thu nợ trong 6 tháng đầu năm 2014 lại có xu hướng gia tăng. Và đạt 4.712.557 triệu đồng, tăng 1,66% so với 6 tháng đầu năm 2013. Điều này cho thấy chỉ trong 6 tháng đầu năm mà Ngân hàng đã thu được những khoản vay đến hạn, làm cho công tác thu hồi nợ đạt hiệu quả, tránh rủi ro cho Ngân hàng. Nguồn vốn trong Ngân hàng luôn được xoay chuyển. Đáp ứng kịp thời đến những người có nhu cầu về vốn.
Doanh số thu nợ trung và dài hạn liên tục tăng lên. Năm 2011 doanh số thu nợ là 852.548 triệu đồng, đến năm 2012 doanh số tăng lên 164.887 triệu đồng, tăng 19,34% so với năm 2011. Không dừng lại ở đó Ngân hàng tiếp tục đẩy doanh số thu nợ lên tới 1.167.813 triệu đồng, tăng 14,78% so với năm 2012. Doanh số thu nợ trung và dài hạn tăng liên tục qua các năm là do đặc tính của món vay này là thời hạn dài, khách hàng có thời gian dài để trả nợ. Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng đẩy mạnh công tác thu hồi nợ trung, dài hạn để tập trung nguồn vốn cho khoản vay ngắn hạn để giảm thiểu rủi ro.
Doanh số cho vay trung, dài hạn trong 6 tháng đầu năm tăng lên. Nhưng doanh số thu nợ lại giảm trong 6 tháng đầu năm 2014, giảm 114.526 triệu đồng, tương đương giảm 9,81% so với 6 tháng đầu năm 2013. Thời gian cho vay tuy dài, nhưng tình hình kinh tế gặp khó khăn làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, làm cho Ngân hàng khó thu hồi được nợ. Tuy kết quả thu nợ có giảm nhưng kết quả như thế là chấp nhận được, thể hiện sự nỗ lực đáng khích lệ của các cán bộ tín dụng trong công tác thu nợ của Ngân hàng.
4.2.2.2 Doanh số thu nợ theo chủ thể
Công tác cho vay phải đi kèm với công tác thu nợ, việc Chi nhánh mở rộng cho vay đối với tất cả các chủ thể vay thì công tác thu nợ cũng được thực hiện. Tương tự đối với các chủ thể vay vốn khác nhau thì việc trả nợ cũng khác nhau. Do đó, sau khi giải ngân Chi nhánh thường xuyên cử cán bộ tín dụng kiểm tra, kiểm soát các khoản cho vay, xem khách hàng có sử dụng vốn vay đúng mục đích không.
Tình hình thu nợ theo chủ thể vay vốn của Chi nhánh qua 3 năm biến động như sau:
Đối với Doanh nghiệp Nhà nước thì doanh số thu hồi nợ giảm dần qua các năm, do đa số các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa và mới đi vào hoạt động, nên gặp không ít khó khăn. Mặt dù gặp không ít khó khăn nhưng được sự hỗ trợ từ phía Nhà nước nên các doanh nghiệp này vẫn hoạt động tốt, hoàn trả nợ cho Ngân hàng đúng hạn. Năm 2012 doanh số thu nợ của Ngân hàng đạt 1.586.457 triệu đồng, giảm 10,85% so với năm 2011. Đến năm 2013 doanh số thu nợ tiếp tục giảm thêm 15,18% so với năm trước. Nguyên nhân do
41
giá cả các yếu tố đầu vào tăng, thị trường tiêu thụ giảm, bên cạnh đó có một số doanh nghiệp đầu tư ngoài ngành vào các lĩnh vực nhạy cảm như: đầu tư chứng khoán, bất động sản làm ảnh hưởng đến hoạt động và kết quả kinh doanh nên ảnh hưởng đến việc thu hồi nợ của Ngân hàng.
Đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn: doanh số thu nợ biến động qua các năm, năm 2011 đạt 4.612.653 triệu đồng, đến năm 2012 doanh số thu nợ đối với công ty tăng thêm 146.270 triệu đồng, tương đương tăng 3,17% so với năm 2011. Nền kinh tế nước ta vào năm 2011 gặp khó khăn nhưng với chính sách từ Nhà nước cùng với gói kích cầu kinh tế nên các công ty này hoạt động có hiệu quả, do đó công tác thu hồi nợ của Ngân hàng có hiệu quả. Đến năm 2013 doanh số thu hồi nợ giảm còn 4.721.340 triệu đồng. Mặt dù năm 2013 doanh số thu hồi nợ giảm đi, nhưng mức độ giảm không nhiều, chỉ giảm 0,79% so với năm 2012. Không chỉ doanh số thu hồi nợ của công ty vào năm này giảm đi, mà doanh số cho vay cũng có chiều hướng giảm dần. Điều này chứng tỏ, Ngân hàng đã hạn chế cho vay đối với chủ thể này. Bởi năm 2013 tình hình hoạt động của công ty ngày có dấu hiệu đi xuống, nên để hạn chế rủi ro thì Ngân hàng đã hạn chế cho vay và thu hồi nợ vay từ các chủ thể này.
Doanh nghiệp tư nhân: Nhìn chung, doanh số này có sự biến động qua các năm. Chỉ tính riêng trong năm 2012 tình hình thu nợ đã có bước tiến nổi bậc, doanh số thu nợ đạt 960.769 triệu đồng tăng 171.539 triệu đồng, tương đương khoảng 21,73% so với năm 2011. Tuy nhiên, đến năm 2013 doanh số này giảm 7,41% tương đương khoảng 71.225 triệu đồng, doanh số thu hồi nợ còn 889.544 triệu đồng. Việc doanh số thu nợ tăng rồi lại giảm như vậy là do doanh số cho vay trong lĩnh vực này cũng có sự vận động tương ứng, cùng với đó là công tác thu nợ của cán bộ tín dụng thực hiện tương đối có hiệu quả. Hơn thế, năm 2012 là năm kinh tế đang trên đà phục hồi sau khủng hoảng, các doanh ngiệp làm ăn tương đối ổn định hơn so với những năm trước nên đã tranh thủ trả gốc sớm để vay lại với lãi suất ưu đãi hơn.
Hộ gia đình và Cá nhân: doanh số thu nợ của Chi nhánh đạt 735.697 triệu đồng vào năm 2011. Đến năm 2012 doanh số thu nợ tăng 87% so với năm 2011, tương đương tăng 640.061 triệu đồng. Doanh số thu nợ có sự gia tăng nhanh là do đa số các cá nhân, hộ gia đình kinh doanh mang tính thời vụ ngắn nên Ngân hàng dễ thu hồi nợ. Công tác cho vay của Ngân hàng chặt chẽ, khách hàng được sàng lọc, tìm ra khách hàng tiềm năng và có uy tín nên khả năng trả nợ cao. Mặt khác, thu nhập bình quân của người dân Thành phố Cần Thơ không ngừng tăng lên nên khả năng trả nợ đúng hạn cao hơn. Tuy nhiên đến năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 thì doanh số thu nợ của hộ gia đình và cá nhân lại giảm xuống, chỉ còn 1.148.953 triệu đồng, giảm 16,49% so với
42
năm 2012. Nguyên nhân làm cho doanh số sụt giảm là do tình hình thời tiết khắc nghiệt dẫn đến các loại dịch bệnh trên cây ăn trái, sâu rầy trên lúa xuất hiện nhiều hơn, các dịch bệnh trên gà, heo bùng phát trở lại làm cho các cá nhân, hộ gia đình sản xuất kinh doanh kém hiệu quả dẫn đến không đủ vốn để trả nợ cho Ngân hàng.
4.2.2.3 Doanh số thu nợ theo lĩnh vực
Sản xuất kinh doanh: doanh số thu nợ qua các năm đều tăng. Năm 2011 doanh số thu nợ là 2.885.941 triệu đồng, đến năm 2012 doanh số thu nợ tăng 3,49%, tức là tăng 100.647 triệu đồng so với năm 2011. Sang năm 2013 doanh số thu nợ của lĩnh vực sản xuất kinh doanh lại tiếp tục gia tăng, tuy nhiên mức độ gia tăng không nhiều, chỉ tăng 0,87% so với cùng kỳ năm trước. Tuy tốc độ gia tăng của doanh số thu nợ theo lĩnh vực sản xuất kinh doanh không nhiều, nhưng sự gia tăng của nó nói lên công tác thu hồi nợ của Ngân hàng trong những năm qua rất tốt. Sở dĩ, doanh số thu nợ có sự gia tăng như vậy là do các khoản nợ năm 2011 đã đến hạn thu hồi. Bên cạnh đó, tình hình kinh tế năm 2011 bất ổn, làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, hàng tồn kho cao, sức mua của thị trường giảm nên để đảm bảo nguồn vốn và giảm thiểu rủi ro nên Ngân hàng có chính sách thu hồi vốn vay. Đồng thời, đến năm 2012 chính quyền thành phố đã phối hợp với các cơ quan Nhà nước tại địa phương thực hiện chỉ đạo Nghị quyết số 13/NQ- CP giúp ổn định kinh tế, hỗ trợ thị trường, tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy phát triển sản xuất của các doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi sản xuất kinh doanh tạo ra nguồn thu để trả nợ cho ngân hàng.
Chế biến, nuôi trồng thủy sản: ngược lại với lĩnh vực sản xuất kinh doanh thì lĩnh vực chế biến và nuôi trồng thủy sản có doanh số thu nợ giảm qua từng năm. Cụ thể, năm 2011 doanh số thu nợ của Ngân hàng là 2.845.617 triệu đồng, đến năm 2012 giảm xuống còn 2.645.123 triệu đồng, giảm 7,05% so với năm 2011. Tiếp tục đến năm 2013 do lĩnh vực nuôi trồng gặp khó khăn với thời tiết, dịch bệnh,… thêm vào đó thị trường xuất khẩu thủy sản đầu ra cũng giảm làm cho lĩnh vực này có rủi ro tín dụng cao nên Chi nhánh đã đẩy mạnh thu hồi nợ. Ngoài ra, doanh số cho vay đối với lĩnh vực này cũng giảm nên doanh số thu nợở lĩnh vực này cũng giảm theo.
Dịch vụ, kinh doanh khác: doanh số thu nợ năm 2012 đạt 1.789.230 triệu đồng, tăng 14,77% so với năm 2011. Tuy nhiên, đến năm 2013 doanh số thu nợ ở lĩnh vực này có sự suy giảm chỉ còn 1.611.769 triệu đồng, giảm 9,92% so với năm 2012. Trong những năm này, lĩnh vực dịch vụ phát triển khá nhanh theo nhiều loại hình mới, chú trọng chất lượng nên thu hút nhiều khách hàng,
43
làm tăng doanh số cho vay, vì vậy công tác thu hồi nợ ở lĩnh vực này cũng khá tốt.
Tiêu dùng: doanh số thu nợ ở lĩnh vực này trong năm 2012 có sự tăng mạnh, doanh số thu nợ đạt tới 1.260.976 triệu đồng, tăng 101,23% so với năm 2011. Do hình thức cho vay này dùng với mục đích tiêu dùng và chỉ mang tính chất tạm thời nên các cá nhân hoàn trả nợ đúng hạn hoặc sớm hơn cho Ngân hàng. Bên cạnh đó, việc thành lập phòng bán lẻ giúp việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng tốt hơn, để quá trình cho vay và thu hồi nợ được thực hiện chặt chẽ, đảm bảo nguồn vốn vay được hoàn trả đúng hạn.
Tóm lại, công tác thu nợ là rất quan trọng trong hoạt động cấp tín dụng, nó đòi hỏi người Cán bộ tín dụng phải có năng lực, trình độ chuyên môn, phẩm chất tốt kể từ khâu phân tích thẩm định khách hàng, bởi một khoản tín dụng có độ rủi ro cao hay thấp sẽ phụ thuộc rất lớn từ khâu đầu tiên này. Đối với ngân hàng, một khoản tín dụng cấp ra phải đạt chất lượng - tức phải thu hồi được nợ gốc và lãi đúng hạn thì đó là kết quả của sự thận trọng và thường xuyên trong phân tích, đánh giá, kiểm tra của cán bộ tín dụng từ lúc khách hàng vay vốn, sử dụng vốn đến khi trả nợ và lãi cho ngân hàng. Đồng thời, thấy được mức độ hiệu quả mà ngân hàng có được. Thu nợ không phải cao và nhiều là tốt, bởi thu nợ trong dân cư được thì dư nợ sẽ giảm, cho thấy họ không có nhu cầu về vốn, ngân hàng không cho vay được. Nguồn vốn bị tồn động, thu nhập ngân hàng sẽ giảm. Bởi thu nhập chủ yếu của ngân hàng từ hoạt động cho vay.