2013 và 6 tháng đầu năm 2014
Trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thì nguồn vốn luôn đóng vai trò chủ đạo mang tính chất quyết định đến kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Để cho vay có thu lãi và hoạt động hiệu quả hơn thì Ngân hàng phải tạo ra được nguồn vốn đảm bảo cho hoạt động của mình. Và nguồn vốn có dồi dào thì mới đảm bảo được nhu cầu về vốn của khách hàng, nếu không Ngân hàng sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi phải cần nhiều vốn điều chuyển từ Hội sở và làm giảm hiệu quả trong hoạt động tín dụng. Do đó, Ngân hàng cần phải tạo cho mình nguồn vốn luôn ổn định, phù hợp với nhu cầu về vốn của khách hàng. Để đảm bảo vốn trong việc cho vay, trong những năm gần đây Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Cần Thơ không ngừng mở rộng và tìm ra các giải pháp nhằm tăng cường nguồn vốn để phục vụ kịp thời nhu cầu vốn của khách hàng.
Cơ cấu nguồn vốn của Vietinbank Cần Thơ từ năm 2011 đến 6th đầu năm 2014 được trình bày ở bảng 4.1 và hình 4.1.
Bản chất của hoạt động Ngân hàng là kinh doanh quyền sử dụng vốn, do đó nguồn vốn cho hoạt động của Ngân hàng là một vấn đề được Ban lãnh đạo Ngân hàng quan tâm hàng đầu. Phân tích các khoản mục trong nguồn vốn cho ta thấy được một cách tổng quát tình hình nguồn vốn cho hoạt động của Ngân hàng Công Thương Cần Thơ và thấy được xu thế biến động của nó từ đó có thể đánh giá mức độ hợp lý đối với chi phí vốn.
Cũng như các Ngân hàng Thương Mại khác, để đáp ứng nhu cầu về vốn cho nền kinh tế địa phương và đảm bảo hoạt động kinh doanh có hiệu quả, Vietinbank Cần Thơ phải chủ động tạo lập được nguồn vốn, xác định nhu cầu về vốn của nền kinh tế từ đó Ngân hàng có kế hoạch huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn của khách hàng. Nếu vốn huy động không đủ để cho vay thì chi nhánh phải nhờ đến vốn điều chuyển từ Hội sở chính.
25
Bảng 4.1: Cơ cấu nguồn vốn của Vietinbank Cần Thơ từ năm 2011 đến 6th đầu năm 2014
Đvt: Triệu đồng Năm So sánh Chỉ tiêu 2011 2012 2013 6th2013 6th2014 2012/2011 2013/2012 6th2014/6th2013 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Vốn huy động 2.220.097 2.289.406 2.304.079 1.899.732 1.727.218 69.309 3,12 14.673 0,64 (172.514) (9,08) Vốn điều chuyển 654.970 529.332 612.322 527.448 544.591 (125.638) (19,18) 82.990 15,68 17.143 3,25 Vốn khác 160.580 145.398 197.163 216.691 227.042 (15.182) (9,45) 51.765 35,60 10.351 4,78 Tổng Nguồn Vốn 3.035.647 2.964.136 3.113.564 2.643.871 2.498.851 (71.511) (2,36) 149.428 5,04 (145.020) (5,49)
26
Hình 4.1 Cơ cấu nguồn vốn của Vietinbank Cần Thơ từ năm 2011 đến 6th đầu năm 2014.
Tuy nhiên, do lãi suất vốn điều chuyển cao hơn vốn huy động nên Chi nhánh càng hạn chế được vốn điều chuyển càng tốt, nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh cho Ngân hàng.
Nguồn vốn của ngân hàng có sự biến động qua các năm. Cụ thể, năm 2011 tổng nguồn vốn đạt 3.035.647 triệu đồng, đến năm 2012 nguồn vốn của
27
Ngân hàng có dấu hiệu giảm đi, chỉ còn 2.964.136 triệu đồng, giảm 71.511 triệu đồng, tương đương giảm 2,36% so với năm 2011. Đến năm 2013 nguồn vốn đạt 3.113.564 triệu đồng, tăng 149.428 triệu đồng, tương đương tăng 5,04% so với năm 2012. Việc tăng nguồn vốn giúp NH đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng vay vốn, giúp cho Ngân hàng luôn ổn định về tính thanh khoản không bị rơi vào vòng xoáy của cuộc đua lãi suất huy động trên thị trường. Sở dĩ nguồn vốn năm 2013 có dấu hiệu gia tăng là do năm 2013 Ngân hàng không ngừng đưa ra các sản phẩm, dịch vụ cùng với các chương trình ưu đãi nên phần nào đã thu hút một lượng khách hàng gửi tiền vào nên nguồn vốn gia tăng, đồng thời vốn điều chuyển và vốn, qũy khác cũng có dấu hiệu gia tăng.
Ngược lại, nguồn vốn trong 6 tháng đầu năm 2014 của Ngân hàng có sự sụt giảm, đạt 2.498.851 triệu đồng, giảm 5,49% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân do sự thay đổi lãi suất, sự can thiệp của NHNN, thường xuyên điều chỉnh lãi suất cho vay, làm cho lãi suất huy động cũng giảm theo nên khách hàng ít đem tiền lại gửi, họ chuyển sang đầu tư vào các ngành và lĩnh vực khác với mức sinh lợi cao hơn.
Để đánh giá việc tăng hay giảm nguồn vốn này tốt hay xấu ta cần xét các yếu tố: vốn huy động, vốn điều chuyển và vốn khác xem nó ảnh hưởng đến nguồn vốn của Ngân hàng như thế nào?.
Vốn huy động
Đây là nguồn vốn chủ yếu và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn. Cơ cấu huy động vốn thể hiện năng lực huy động vốn của Chi nhánh. Theo số tổng hợp từ Chi nhánh, tình hình vốn huy động trong giai đoạn 2011 - 2013 luôn tăng qua các năm cụ thể như sau: Năm 2012 vốn huy động tăng 3,12% so với năm 2011, tương ứng tăng 69.309 triệu đồng. Đến năm 2013 nguồn vốn này tiếp tục tăng, đạt mức 2.304.079 triệu đồng, chỉ tăng 0,64% so với năm 2012. Mặt dù, vốn huy động tăng lên không nhiều nhưng cho thấy khâu huy động vốn của NH ngày càng có hiệu quả.
Trong năm 2011 do nền kinh tế gặp khó khăn, các khách hàng chọn cách gửi tiền vào Ngân hàng để tránh rủi ro thay vì đầu tư kinh doanh, do đó vốn huy động của Chi nhánh tăng. Đồng thời, Chi nhánh đã thực hiện nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn như “Gửi tiền ngay - Quay trúng lớn”, “Tiết kiệm bằng thẻ - Tích điểm nhận quà”,…tuyên truyền và thực hiện các hình thức huy động vốn đa dạng, Chi nhánh cũng kết hợp với các đơn vị kinh doanh trên địa bàn thực hiện mở thẻ tín dụng với nhiều ưu đãi cho khách hàng cũng làm tăng lượng tiền gửi. Một nguyên nhân rất quan trọng là uy tín của Ngân hàng ngày càng cao nên khách hàng tin tưởng chọn gửi tiền vào làm cho
28
nguồn vốn huy động không ngừng tăng lên. Bên cạnh đó, do hoạt động sản xuất kinh doanh của cá nhân, hộ sản xuất và doanh nghiệp đạt hiệu quả, nên nhu cầu gửi tiền để tăng thu nhập cho cá nhân, hộ sản xuất cũng như đáp ứng cho nhu cầu chi của doanh nghiệp góp phần làm tăng nguồn vốn huy động cho Ngân hàng.
Ngược lại, vốn huy động qua 6 tháng đầu năm lại giảm. Cụ thể như: 6 tháng đầu năm 2013 đạt 1.899.732 triệu đồng đến 6 tháng đầu năm 2014 lại giảm chỉ còn 1.727.218 triệu đồng, giảm 9,08%, tương ứng giảm 172.514 triệu đồng. Vốn huy động của ngân hàng qua 6 tháng đầu năm giảm là do lãi suất tiền gửi của 6 tháng không hấp dẫn nên khách hàng không có nhu cầu gửi tiền nên vốn huy động trong 6 tháng giảm, đồng thời chính sách giảm lãi suất của NHNN cũng phần nào tác động.
Vốn điều chuyển
Trong quá trình hoạt động đôi khi nguồn vốn tại chổ không đủ đáp ứng nhu cầu cho vay của khách hàng thì Chi nhánh sẽ nhận nguồn vốn điều chuyển từ Hội sở Ngân hàng Công Thương Việt Nam. Tuy nhiên, việc sử dụng nhiều vốn điều chuyển từ tuyến trên sẽ không tốt cho Ngân hàng vì chi phí cho việc sử dụng vốn này cao hơn vốn huy động tại chỗ và phụ thuộc nhiều vào Ngân hàng Hội sở. Tính linh hoạt trong hoạt động sử dụng vốn của Ngân hàng không có. Vì vậy để hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ngày càng có hiệu quả hơn thì Ngân hàng cần hạn chế việc nhận vốn điều chuyển đồng thời nâng cao công tác huy động vốn tại chỗ.
Dựa vào bảng 4.1 ta thấy vốn điều chuyển của Ngân hàng có sự biến động. Cụ thể như: Năm 2011 vốn điều chuyển là 654.970 triệu đồng và đến năm 2012 hoạt động huy động vốn của Ngân hàng có hiệu quả nên vốn điều chuyển từ Hội sở giảm đi, giảm 19,18% tương đương giảm 125.638 triệu đồng. Tuy nhiên đến năm 2013 nguồn vốn này lại có dấu hiệu tăng lên, tăng 15,68% so với năm 2012.
Ta thấy hoạt động huy động vốn trong 6 tháng đầu năm 2014 đã giảm đi, và để tình hình cho vay tiếp tục được thực hiện thì Hội sở chuyển về cho Chi nhánh một lượng tiền nhất định. Nên trong 6 tháng đầu năm 2014 lượng vốn mà Hội sở chuyển về cho Chi nhánh là 544.591 triệu đồng, tăng 3,25% so với 6 tháng đầu năm 2013.
Khi vốn điều chuyển giảm đi cho thấy việc huy động vốn tại chỗ của Chi nhánh đạt hiệu quả cao và giúp Ngân hàng chủ động hơn trong công tác sử dụng vốn, cũng như chi phí cho hoạt đông này cũng ít, góp phần làm cho lợi nhuận của Ngân hàng tăng lên.
29 Vốn khác
Vốn và các quỹ khác gồm vốn vay từ các tổ chức tín dụng khác, quỹ dự phòng, quỹ đầu tư phát triển,.. Nguồn vốn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng. Mặt dù nguồn vốn chiếm tỷ trọng không đáng kể nhưng nó có sự thay đổi tăng giảm qua từng năm. Cụ thể năm 2011 là 160.580 triệu đồng, đến năm 2012 nguồn vốn này lại giảm nguyên nhân chính là do lợi nhuận năm 2012 đã giảm nên viêc trích lập cho các quỹ cũng giảm. Tuy nhiên, đến năm 2013 hoạt động kinh doanh của Ngân hàng khả quan hơn nên nguồn vốn này cũng tăng theo. Năm 2013 tăng 35,6% so với năm 2012, tương ứng tăng 51.765 triệu đồng.
Tương tự, nguồn vốn này trong 6 tháng đầu năm cũng tăng lên, cụ thể 6 tháng đầu năm 2014 tăng 10.351 triệu đồng, tương ứng tăng 4,78% so với 6 tháng đầu năm 2013.