Kết quả huy động vốn của Vietinbank Cần Thơ qua các năm 2011, 2012,

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 41)

2011, 2012, 2013 và 6 tháng đầu năm 2014

Cơ cấu vốn huy động quyết định qui mô hoạt động và tính tự chủ trong việc sử dụng vốn của ngân hàng. Việc sử dụng nguồn vốn huy động sẽ có những thuận lợi như:

+ Việc cho vay được chủ động hơn.

+ Giảm được không nhỏ chi phí vì lãi suất tự huy động thấp hơn lãi suất của vốn điều chuyển.

Tuy tình hình kinh tế thế giới có nhiều bất ổn song do có sự điều tiết ổn định kịp thời của Chính phủ vì thế nước ta ít chịu ảnh hưởng trước tình hình biến động đó. Chính vì thế trong các năm 2011, 2012 tình hình kinh tế- xã hội trong nước nói chung, tỉnh Cần Thơ nói riêng đã đạt mức tăng trưởng khá tốt, kéo theo đó là sự tăng lên trong thu nhập của người dân. Nên trong xã hội sẽ có nhiều tiền nhàn rỗi hơn, tận dụng điều đó, Ngân hàng đã tăng cường công tác huy động tìm kiếm khách hàng mới. Không ngừng đưa ra các sản phẩm, dịch vụ mới như: tiết kiệm lãi suất linh hoạt, tiết kiệm lãi suất bậc thang, tiết kiệm tích lũy đa năng,…để thu hút vốn từ cá nhân và các tổ chức. Vì thế không ngạc nhiên khi tình hình vốn huy động của Vietinbank Cần thơ không ngừng tăng lên. Kết quả huy động vốn của Vietinbank Cần Thơ được trình bày ở bảng 4.2.

Năm 2011 từ mức vốn huy động của Chi nhánh là 2.220.097 triệu đồng. Đã lên đến 2.289.406 triệu đồng năm 2012, tức tăng 3,12% tương ứng tăng 69.309 triệu đồng so với năm 2011. Không dừng ở đó vốn huy động của Ngân

30

hàng năm 2013 tiếp tục gia tăng, tăng 0,64% so với năm 2012. Qua bảng trên ta thấy trong tổng nguồn vốn huy động được trong cả 3 năm thì có trên 70% là tiền gửi tiền gửi tiết kiệm với mức tăng liên tục qua các năm.

a) Tiền gửi tiết kiệm của dân cư

Như đã nói ở trên, tiền gửi tiết kiệm luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động được và luôn tăng với mức khá cao. Năm 2011, trong tổng 2.220.097 triệu đồng vốn huy động thì đã có 1.112.029 triệu đồng là tiền gửi tiết kiệm, chiếm đến 50% trong tổng nguồn vốn huy động. Đến năm 2011 thì khoản tiền gửi này tuy có giảm nhưng không nhiều, giảm 7,05% tương ứng 78.417 triệu đồng so với năm 2011. Đến năm 2013 tiền gửi này tăng lên, đạt 1.121.649 triệu đồng, tăng 8,52% so với năm 2012. Trong nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm thì hình thức gửi có kỳ hạn luôn chiếm phần lớn, lớn hơn rất nhiều so với hình thức không kỳ hạn. Bởi lãi suất có kỳ hạn cao hơn lãi suất không kỳ hạn. Loại tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn luôn chiếm trên 75% trong tiền gửi tiết kiệm. Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn giúp ngân hàng tự hơn nguồn vốn cho vay.

Nguyên nhân là trong tình hình hiện nay kinh tế- xã hội có quá nhiều biến động tạo cho khách hành cảm giác không an toàn trong đầu tư. Và cũng do khách hàng ngày càng hiểu rõ hơn lợi ích của việc gửi tiền vào Ngân hàng, một mặt có thể tiết kiệm trong chi tiêu, một mặt được hưởng lãi suất khá cao. Bên cạnh đó, Ngân hàng còn huy động bằng hình thức tiết kiệm có dự thưởng, phát hành chứng chỉ tiền gửi với lãi suất hấp dẫn nên công tác huy động vốn có bước tiến rõ rệt.

b) Tiền gửi của các tổ chức kinh tế

Trong những năm gần đây Ngân hàng đã đẩy mạnh huy động vốn với phương thức trả lãi thích hợp để đánh vào các nguồn vốn nhàn rỗi khác từ các tổ chức kinh tế. Thành phố Cần Thơ là một trong những thành phố trực thuộc Trung Ương có nền kinh tế phát triển. Do đó lượng vốn ngân hàng huy động từ các tổ chức kinh tế chiếm tỷ lệ cao. Tuy nhiên mức huy động trong lĩnh vực này biến động tăng giảm không đều. Cụ thể năm 2012, Ngân hàng huy động được 1.157.760 triệu đồng, tăng 79.259 triệu đồng tức tăng 7,35% so với mức của năm 2011 là 1.078.501 triệu đồng. Đến năm 2013 tiền gửi từ tổ chức này đã có dấu hiệu giảm xuống, mặc dù giảm nhưng mức độ không nhiều chỉ giảm 1,1% tương ứng giảm 12.386 triệu đồng so với năm 2012. Nguyên nhân của sự tăng giảm không đều này là do trong năm 2013 Ngân hàng tập trung hơn cho khoản huy động từ tiết kiệm để thích ứng kịp thời với tình hình kinh tế biến động.

31

Bảng 4.2: Kết quả huy động vốn của Vietinbank Chi nhánh Cần Thơ từ năm 2011 đến 6th đầu năm 2014

Đvt: Triệu đồng

Nguồn: NHTMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ

So sánh

Chỉ tiêu Năm 2012/2011 2013/2012 6th2014/6th2013 2011 2012 2013 6th2013 6th2014 Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1. TGTK của dân cư 1.112.029 1.033.612 1.121.649 888.126 875.740 (78.417) (7,05) 88.037 8,52 (12.386) (1.10) a) Tiền gửi không kỳ hạn 23.929 33.626 37.152 34.242 39.282 9.697 40,52 3,526 10,49 5.040 13,57 b) Tiền gửi có kỳ hạn 1.088.100 999.986 1.084.497 853.884 836.457 (88.114) (8,10) 84.511 8,45 (17.427) (1,61) 2. Tiền gửi các tổ chức kinh tế 1.078.501 1.157.760 1.113.498 958.013 807.967 79.259 7,35 (44.262) (3,82) (150.046) (13,48) a) Tiền gửi không kỳ hạn 285.629 277.946 287.111 270,865 235.067 (7.683) (2,69) 9.165 3.30 (35.798) (12,47) b) Tiền gửi có kỳ hạn 792.872 879.814 826.387 687.148 572.900 86.942 10,97 (53.427) (6,07) (114.248) (13,82) 3. Nguồn vốn do phát hành GTCG 29.567 98.035 68.932 53.593 43.511 68.468 231,57 (29.103) (29,69) (10,082) (14,63) Tổng nguồn vốn huy động 2.220.097 2.289.407 2.304.079 1.899.732 1.727.218 69.309 3,12 14.673 0,64 (172,514) (7,49)

32

Hiện nay, do các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp có xu hướng giao dịch, thanh toán tiền mua hàng hóa thông qua ngân hàng ngày càng phổ biến. Cho nên tiền gửi thanh toán của mảng huy động này sẽ được Ngân hàng đẩy mạnh khai thác tốt hơn trong thời gian tới. Việc đó sẽ có lợi cho Ngân hàng bởi lãi suất phải trả cho nguồn tiền này tương đối thấp mà lại huy động được một lượng tiền khá lớn, lại vừa tiện lợi cho các doanh nghiệp do hạn chế được nhiều chi phí không cần thiết phát sinh từ việc thanh toán bằng tiền mặt đồng thời còn có lợi phát sinh thêm từ khoản lãi tiền gửi.

c) Nguồn vốn do phát hành giấy tờ có giá

Giấy tờ có giá cũng là một trong những công cụ huy động vốn của Ngân hàng. Đây là chứng chỉ nợ, có mệnh giá, thời hạn lãi suất cố định, phát hành giấy tờ có giá để vay vốn trên thị trường nhằm phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế. Trong những năm qua, tỷ trọng huy động vốn thông qua giấy tờ có giá cũng không ngừng biến động qua 3 năm. Năm 2011 là 29.567 triệu đồng chỉ chiếm 1,33% trong tổng nguồn vốn huy động, sang năm 2012 có sự tăng vượt bậc, đạt mức 98.035 triệu đồng, tăng 231,57%. Đến năm 2013 nguồn vốn huy động này có dấu hiệu giảm dần, chỉ còn 68.932 triệu đồng, giảm 29,69% so với cùng kỳ năm 2012.

Nhìn chung, ta thấy mặc dù vốn huy động từ các chủ thể trong nền kinh tế có sự biến động và gia tăng qua các năm. Nhưng đối với lượng tiền huy động trong 6 tháng đầu năm luôn có sự thay đổi. Tuy nhiên, sự thay đổi theo hướng giảm dần qua các kỳ. Do lãi suất huy động dưới 6 tháng mà Ngân hàng đưa ra không hấp dẫn nên ít người mang tiền gửi vào loại tiền gửi này.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 41)