Đánh giá hoạt động thu hút nguồn vốn ODA phát triển hạt ầng giao

Một phần của tài liệu Kết quả thu hút nguồn vốn ODA phát triển hạ tầng giao thông đô thị thành phố hà nội (Trang 75)

4.2.1. Đánh giá hot động thu hút ngun vn ODA phát trin h tng giao thông đô th thành ph Hà Ni thông đô th thành ph Hà Ni

a. Những mặt đạt được

Để nâng cao hiệu quả viện trợ phục vụ phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, Chính phủ Việt Nam đã không ngừng hoàn thiện khung pháp lý về

quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA. Kể từ khi nối lại quan hệ với cộng đồng tài trợ quốc tế vào năm 1993 đến nay, Chính phủđã ban hành 05 Nghị định về

quản lý ODA: Nghị định số 20/2001/NĐ-CP ngày 15/3/1994, Nghị định số

87/NĐ-CP ngày 5/8/1997, Nghịđịnh số 17/2001/NĐ-CP ngày 4/5/2001, Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 9/11/2006 và gần đây nhất là Nghị định 38/NĐ-CP ngày 23/4/2013 có hiệu lực từ ngày 6/6/2013. Các Nghị định sau

đều được hoàn thiện trên cơ sở thực tiễn công tác quản lý, sử dụng nguồn vốn ODA tại các Bộ ngành, địa phương nhằm đáp ứng tốt yêu cầu ngày càng cao của quan hệ hợp tác phát triển và tiến tới hài hòa gần hơn với các quy định của các nhà tài trợ.

Một trong những nỗ lực để hài hòa giữa các quy định của Việt Nam với quy định của nhà tài trợ, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số

48/2008/QĐ-TTg ngày 3/4/2008 về ban hành hướng dẫn chung lập báo cáo khả thi dự án sử dụng vốn ODA của nhóm 05 ngân hàng (Ngân hàng Phát triển Châu Á, Cơ quan phát triển Pháp, Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật bản, Ngân hàng tái thiết Đức, Ngân hàng thế giới).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 66

Thủ tướng Chính phủ cũng ban hành Quy chế chuyên gia nước ngoài thực hiện các chương trình, dự án ODA để tạo điều kiện thuận lợi cho các chuyên gia nước ngoài khi tham gia vào các dự án ODA tại Việt Nam (ưu đãi về Visa, thuế…).

Bên cạnh hệ thống các văn bản pháp quy điều chỉnh trực tiếp với ODA, các văn bản về quản lý đầu tư xây dựng, đất đai của Việt Nam đã tương đối

đầy đủ và phù hợp với thông lệ quốc tế. Trong lĩnh vực đấu thầu, các Nghị định (88/1999/NĐ-CP; 14/2000/NĐ-CP và 66/2003/NĐ-CP) đã đưa ra một số

cải tiến quan trọng, bao gồm cơ chế giải quyết vướng mắc, chế độ xử lý sai phạm rõ ràng hơn, yêu cầu độc lập tài chính của nhà thầu.

Để cụ thể hóa các văn bản của Trung ương liên quan đến nguồn vốn ODA, UBND thành phố Hà Nội cũng đã ban hành văn bản pháp quy về quản lý ODA. UBND thành phố đã ban hành “Quy định về quản lý và sử dụng nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của thành phố Hà Nội” tại Quyết định số 76/2009/QĐ-UBND ngày 29/5/2009 (thay thế Quyết định 69/2003/QĐ-UB ngày 2/6/2003) trên tinh thần Nghị quyết 131/2006/NĐ-CP nhằm tăng cường công tác quản lý và sử dụng ODA tập trung đầu mối vào Sở

KHĐT Hà Nội thống nhất quản lý, đạt hiệu quả cao.

68% 32%

Không

Biểu đồ 4.2: Nhận định về cơ chế, chính sách thu hút nguồn vốn ODA phát triển hạ tầng giao thông đô thị Hà Nội

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 67

Qua biểu đồ 4.2 ở trên cho thấy có tới 68% ý kiến đều ủng hộ và đồng tình về các cơ chế, chính sách của Hà Nội về thu hút nguồn vốn ODA phát triển hạ tầng giao thông đô thị. Trong khi đó số ý chưa tán thành chỉ ở mức độ

thấp là 32%.

b. Những tồn tại, hạn chế

Bên cạnh những mặt đạt được, vẫn còn tồn tại một số hạn chế trong cơ

chế, chính sách liên quan đến ODA, cụ thể:

Sự hài hòa giữa các văn bản pháp lý của phía Việt Nam:

Thực tế cho thấy khi triển khai các dự án ODA ngoài việc tuân thủ theo Nghị định 131/2006/NĐ-CP ngày 9/11/2006 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và Nghị định số 38/2013/NĐ- CP của Chính phủ thay thế cho Nghị định 131/2006/NĐ-CP (có hiệu lực từ

ngày 6/6/2013), các văn bản pháp quy đó được sửa đổi, bổ sung nhiều nên làm hạn chế và khó khăn trong công tác huy động, sử dụng ODA. Mặt khác, khi Nghị định có hiệu lực, vẫn còn nhiều vấn đề chưa được làm rõ và Thông tư hướng dẫn lại chậm ban hành, làm ảnh hưởng không nhỏ đến công tác thu hút sử dụng ODA.

Sự hài hòa thủ tục giữa Chính phủ Việt Nam với các nhà tài trợ:

Mặc dù Chính phủđã ban hành Quyết định số 48/2008/QĐ-TTg về Ban hành hướng dẫn lập chung báo cáo nghiên cứu khả thi sử dụng vốn hỗ trợ

phát triển của nhóm 05 ngân hàng, nhưng hướng dẫn này mới chỉ đưa ra những yêu cầu tối thiểu về chất lượng và mức độ chi tiết của báo cáo nghiên cứu khả thi. Trên thực tế, các chủ đầu tư dự án vẫn phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi khác nhau đểđáp ứng quy định của phía Việt Nam và nhà tài trợ.

Quy định về chuẩn bị dự án:

Việc chuẩn bị các chương trình, dự án ODA theo quy trình tại Nghị định Nghị định 131/2006/NĐ-CP đã tương đối rõ ràng, cụ thể, nhưng quá trình chuẩn bị dự án ODA thường bị kéo dài do phải thực hiện nhiều thủ tục

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 68

theo quy định của nhà tài trợ (như lập khung chính sách tái định cư, ký kết các

điều ước quốc tế, hiệp định vay…). Việc chuẩn bị dự án ODA bị kéo dài dẫn

đến giảm thời gian ân hạn của khoản vay và phía Việt Nam phải chịu thêm những khoản chi phí về cam kết vay mặc dù những khoản vay này chưa được giải ngân. Những điều tồn tại này đã được khắc phục trong Nghị định số

38/2013/NĐ-CP, tuy nhiên vì Nghị định mới có hiệu lực từ ngày 6/6/2013 nên chưa đánh giá cụ thể những hiệu quả do quy định mới này mang lại.

Quy định về giám sát đầu tư:

Công tác giám sát, đánh giá dự án đã được quy định tại Nghị định 131/2006/NĐ-CP, tuy nhiên các quy định này còn chưa cụ thể, chưa quy định rõ trách nhiệm của Chủ đầu tư và không đảm bảo tính khách quan. Tại Nghị định số 38/2013/NĐ-CP đã bổ sung khắc phục bằng các quy định chi tiết về

nội dung, quy trình các bước đánh giá, giám sát dự án ODA. Tuy nhiên, nội dung chi phí giám sát, đánh giá này chưa được tính đến trong nội dung tổng mức đầu tư theo quy định hiện hành (Nghị định 112/2009/NĐ-CP ngày 14/2/2009) nên cũng gây lung túng cho chủ đầu tư khi thực hiện công tác này bằng nguồn vốn đối ứng trong nước.

Cơ chế tài chính:

Cơ chế tài chính trong nước chưa đồng bộ, chưa đáp ứng đủ và đúng tiến

độđể thực hiện dự án theo đúng kế hoạch, chủ yếu là cơ chế quản lý ngân sách , vốn đối ứng, cơ chế cho vay lại, thủ tục rút vốn, thuế với các dự án ODA… cơ

chế này cần được xác định rõ ràng thì các chủ thể dự án mới có thể chủ động tính toán hiệu quả tài chính dự án, nhất là các dự án ODA vốn vay.

Quy định vềđấu thầu:

Trong lĩnh vực đấu thầu, tuy các văn bản đang có hiệu lực hiện hành đã

được hoàn thiện theo hướng tiệm cận với các quy định của nhà tài trợ, nhưng những điểm khác biệt giữa quy định của Việt Nam và quy định chuẩn mực quốc tế vẫn còn tồn tại (khác biệt về chỉ định thầu, thương thảo trong giá thầu

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 69

cạnh tranh…). Các quy định hướng dẫn trong đấu thầu (nhất là đấu thầu tư

vấn quốc tế) chưa cụ thể trong xác định giá các gói thầu tư vấn, dẫn đến phía Việt Nam khó kiểm soát giá trị công việc tư vấn và thường phải chấp nhận chi phí tư vấn với giá cao.

Quy định về môi trường:

Hiện nay, Chính phủ đang tiến hành sửa đổi các Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 và Nghịđịnh 21/2008/NĐ-CP ngày 28/2/2008 về quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Bảo vệ môi trường theo hướng hài hòa về thủ tục đánh giá tác động môi trường. Các nhà tài trợ

cũng tham gia đóng góp vào Nghị định này, tuy nhiên đến nay Nghị định sửa

đổi vẫn chưa được ban hành thông qua do có những điểm không phù hợp với Luật Bảo vệ môi trường 2005.

Quy định vềđất đai:

Trong thời gian qua, trên địa bàn Hà Nội quy trình xác định giá đất đền bù theo hướng dẫn tại Quyết định số 02/2013/QĐ-UBND ngày 7/1/2013 của UBND thành phố về việc sửa đổi một số điều của quy định ban hành kèm theo Quyết định số 108/2009/QĐ-UBND ngày 29/9/2009 rất khó thực hiện vì thị trường bất động sản suy giảm dẫn đến công tác GPMB bị đình trệ. Để

khắc phục tồn tại này, UBND thành phố Hà Nội đã có Quyết định số

27/2013/QĐ-UBND ngày 18/7/2013 quy định chi tiết việc xác định giá đất, giá bán nhà tái định cư làm căn cứ bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn Hà Nội. Việc thực hiện Quyết định này cũng cần thời gian để đánh giá.

Quy định về tiếp cận nguồn vốn ODA cho khu vực tư nhân:

Đối với khu vực tư nhân, Nghị định số 38/2013/NĐ-CP của Chính phủ đã bổ sung quy định cho phép khu vực tư nhân được tiếp cận vốn ODA, tuy nhiên các quy định còn chung chung, chưa cụ thể và chưa có hệ thống văn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 70

bản hướng dẫn để tạo điều kiện thuận lợi cho khu vực tư nhân có thể vay

được nguồn vốn ODA và các nguồn vốn ưu đãi từ các nhà tài trợ.

Trong hai năm gần đây, rất nhiều dự án lớn, quan trọng của quốc gia đã

được nghiên cứu đề xuất và thực hiện theo mô hình PPP bằng nguồn vốn ODA, tuy nhiên do quy trình thủ tục quá phức tạp và kinh nghiệm hạn chế, mới chỉ một số ít được phê duyệt triển khai.

4.2.2. Đánh giá kết qu thu hút ngun vn ODA phát trin h tng giao thông đô th thành ph Hà Ni

a) Những kết quảđạt được

Những kết quảđạt được trong công tác thu hút nguồn vốn ODA trong lĩnh vực xây dựng hạ tầng giao thông đô thị của Hà Nội được thể hiện các mặt sau:

- Sự phát triển mạnh mẽ của thành phố Hà Nội trong công cuộc đổi mới

đất nước và mở rộng diện tích đã tạo lập nên môi trường kinh tế - chính trị - xã hội thuận lợi cho việc thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA.

- Nguồn vốn ODA được thu hút và quản lý sử dụng một cách tập trung làm tăng hiệu quả của việc sử dụng nguồn vốn này.

- Việc theo dõi thực hiện chương trình, dự án ODA đã được quan tâm. - Các cấp, các ngành của thành phố đã có những chuyển biến tích cực trong nhận thức, thấy rõ hơn những trách nhiệm trong việc vận động, quản lý,

điều hành các dự án ODA, và thấy rõ được lợi thế của nguồn vốn này là một nguồn quan trọng của ngân sách nhà nước.

Đánh giá một cách cụ thể hơn, trong công tác quản lý và triển khai các dự án ODA về xây dựng hạ tầng giao thông ở Hà Nội thời gian qua cũng đạt

được những kết quả khích lệ sau đây:

- Một là, sau một thời gian tiếp xúc với các dự án ODA cho đến nay các Sở, Ban, Ngành của thành phố được thụ hưởng nguồn vốn này dần dần quen với các quy trình, thủ tục và các bước tiến hành của dự án, nhất là các ban

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 71

quản lý dự án (BQLDA) đã và đang từng bước làm chủ từng khâu công việc của quy trình nguồn vốn ODA.

- Hai là, việc giải ngân vốn ở lĩnh vực xây dựng hạ tầng giao thông thường rất khó khăn do phải điều chỉnh thiết kế hoặc những thay đổi phương án lựa chọn cho phù hợp với thực tế khách quan. Song cho đến nay tỷ lệ giải ngân của các dự án thuộc lĩnh vực này đã có chiều hướng tiến bộ, năm sau thường cao hơn năm trước, dự án thực hiện sau thường nhanh hơn dự án trước.

- Ba là, công tác quản lý dự án của các ban quản lý đang dần đi vào nề

nếp, chếđộ báo cáo định kỳ tiến độ thực hiện dự án, báo cao thanh quyết toán tài chính dự án và báo cáo những vướng mắc của dự án đã được tiến hành như

một công việc thường nhật cuả các cán bộ chức năng trong BQLDA, làm cho tính chuyên nghiệp của các BQLDA được nâng dần lên.

- Bốn là, chất lượng của chương trình, dự án ODA về hạ tầng giao thông cũng được cải thiện đáng kể, từ chỗ nhiều chương trình, dự án sau khi

đi vào thực hiện đã phải điều chỉnh đi, điều chỉnh lại nhiều lần hoặc khi đi vào vận hành ngưng hoạt động do nhiều vấn đề kỹ thuật cần xử lý lại hoặc chất lượng thiết kế không đảm bảo… thì nay những trường hợp này đã được hạn chế vì khâu thiết kế dự án và việc chuyển giao công nghệ đã được chuẩn bị

chu đáo và thận trọng hơn, chất lượng của công trình được coi trọng hơn. - Năm là, năng lực của BQLDA ngày càng được chú trọng về số lượng cũng như chất lượng của các cán bộ ngày càng được cải thiện.

Để đạt được các kết quả nêu trên là do nhiều nguyên nhân, nhưng nổi bật là một số nguyên nhân sau: Thứ nhất, cơ chế chính sách thu hút đầu tư

nước ngoài thông thoáng, minh bạch. Thành phố đã ban hành các quyết định về chính sách ưu đãi cho các dự án đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phố

trong từng thời kỳ, trong đó đẩy mạnh việc đơn giản hóa thủ tục hành chính trong đầu tư nước ngoài, tạo mặt bằng sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 72

đầu tư trực tiếp nước ngoài phù hợp với tình hình thực tế. Căn cứ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố đến năm 2030, thường xuyên điều chỉnh, bổ sung danh mục dự án gọi vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thời kỳ 2011- 2015, đồng thời lựa chọn một số dự án trọng điểm trình Thủ tướng Chính phủ đưa vào danh mục dự án quốc gia gọi vốn đầu tư nước ngoài. Thứ ba, tích cực tuyên truyền, tiếp thị và quảng bá hình ảnh, môi trường và cơ hội đầu tư tại Thủ đô. Phát hành một số lượng lớn tài liệu giới thiệu về tiềm năng, cơ hội đầu tư tại Hà Nội như sách giới thiệu kèm đĩa CD Rom (phiên bản tiếng Anh, tiếng Việt và tiếng Nhật), lập thông tin cơ bản về tình hình kinh tế - xã hội của thành phố, danh mục chi tiết các dự án gọi vốn đầu tư nước ngoài để giới thiệu với các nhà đầu tư tại các hội thảo xúc tiến đầu tư, triển lãm. Thường xuyên cung cấp thông tin cập nhật về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, của cả nước, văn bản pháp luật mới, cơ hội đầu tư tại thành phố cho các nhà

Một phần của tài liệu Kết quả thu hút nguồn vốn ODA phát triển hạ tầng giao thông đô thị thành phố hà nội (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)