Bài học kinh nghiệm đối với thành phố HàN ội về thu hút nguồn vốn

Một phần của tài liệu Kết quả thu hút nguồn vốn ODA phát triển hạ tầng giao thông đô thị thành phố hà nội (Trang 40)

Qua các bài học kinh nghiệm của một số quốc gia trong khu vực như Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc… và một số tỉnh, thành phố trong nước về thu hút thu hút nguồn vốn ODA phát triển hạ tầng giao thông đô thị,

đề tài đã rút ra bài học kinh nghiệm cho thành phố Hà Nội ở một số điểm chính sau:

Một là, hệ thống luật pháp liên quan đến đầu tư nước ngoài nói chung và cơ chế, chính sách thu hút vốn ODA phát triển hạ tầng giao thông đô thị

nói riêng giữ vai trò quyết định đến việc thu hút nguồn vốn quan trọng này cho phát triển hạ tầng giao thông đô thị, đặc biệt là với các đô thị của các nước đang phát triển như nước ta. Cần quan tâm sửa đổi các nội dung không còn phù hợp, không đồng bộ, thiếu nhất quán, còn bất cập, chưa rõ, bổ sung các nội dung còn thiếu. Đặc biệt, chính sách thu hút và ưu đãi đầu tư phải

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 31

được xây dựng theo hướng thuận lợi, nhất là môi trường đầu tư phải ổn định, có tính tiên lượng và minh bạch.

Hai là, thực hiện và quản lý các quy hoạch giao thông phải nhất quán,

đồng bộ là yếu tố quan trọng nhằm tạo niềm tin đối với các nhà cung cấp vốn ODA và dẫn họ đến các quyết định đầu tư vào các dự án hạ tầng giao thông

đô thị. Cần dành đủ quỹđất cho phát triện hạ tầng giao thông đô thị, bên cạnh

đó ưu tiên cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới các tuyến chính ra vào trung tâm thành phố, các trục giao thông hướng tâm, các tuyến đô thị, các đường vành

đai đô thị, các tuyến đường sắt trên cao cao nội đô và các cầu lớn tại Hà Nội theo đúng tiến độ. Công bố rộng rãi các quy hoạch đã được phê duyệt, tạo

điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận thông tin về quy hoạch để xây dựng kế hoạch đầu tư. Tập trung hoàn thiện thể chế về quy hoạch nhằm nâng cao chất lượng của các quy hoạch khi phê duyệt và tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước đối với công tác quy hoạch phục vụ đầu tư

phát triển. Tăng cường gắn kết giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội theo hướng ưu tiên quỹđất để thực hiện dự

án có trong quy hoạch đã được phê duyệt.

Ba là, Coi trọng cải cách hành chính trong lĩnh vực cấp phép hỗ trợ đầu tư, các cơ quan quản lý của thành phố phải có những chủ trương, chính sách hợp lý và phù hợp nhằm thu hút các nhà cung cấp vốn ODA đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông của thành phố và các hình thức khác để đa dạng hóa các hình thức đầu tư nhằm góp phần năng cao chất lượng các dự án. Bên cạnh

đó, thành phố nên tổ chức các cuộc hội thảo mời các tổ chức, quốc gia cung cấp nguồn vốn ODA thực hiện các dự án được đề xuất trong danh mục kêu gọi hỗ trợ đầu tư. Ngoài ra, việc triển khai các thủ tục hành chính phải hết sức nhanh gọn nhằm tạo tâm lý yên tâm đối với các nhà đầu tư khi tham gia đầu tư vào địa bàn thành phố.

Bốn là, Cần linh hoạt, thậm chí có những điều chỉnh cụ thể, phù hợp trong cơ chế, chính sách để thúc đẩy giải ngân đối với các dự án từ nguồn vốn ODA

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 32

nhằm đảm bảo tốc độ tiến triển của các dự án theo đúng tiến độ hoàn thành nhằm đem lại lợi ích lớn cho tổng thể nền kinh tế. Ngoài ra, nên thường xuyên tổ

chức những cuộc gặp gỡ giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp nước ngoài nhằm đem lại những dự án kinh doanh giữa hai bên, gắn chặt tình đoàn kết hợp tác hữu nghị và học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia khác.

Năm là, cần nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý các dự

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 33 PHẦN III. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm Thành phố Hà Nội 3.1.1. Đặc đim điu kin t nhiên 3.1.1.1. Vị trí Hà Nội có vị trí từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02' kinh độ Đông, tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Hà Nam, Hòa Bình phía Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên phía

Đông, Hòa Bình cùng Phú Thọ phía Tây. Sau khi mở rộng địa giới hành chính Thủ đô vào tháng 8 năm 2008, thành phố có diện tích 3.344,7 km², nằm ở cả

hai bên bờ sông Hồng, nhưng tập trung chủ yếu bên hữu ngạn (thể hiện ở hình 3.1).

3.1.1.2. Địa hình

Địa hình Hà Nội thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông với độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nước biển. Nhờ

phù sa bồi đắp, ba phần tư diện tích tự nhiên của Hà Nội là đồng bằng, nằm ở

hữu ngạn sông Đà, hai bên sông Hồng và chi lưu các con sông khác. Phần diện tích đồi núi phần lớn thuộc các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức, với các đỉnh núi cao như Ba Vì (1.281 m), Gia Dê (707 m), Chân Chim (462 m), Thanh Lanh (427 m), Thiên Trù (378 m)... Khu vực nội thành có một số gò đồi thấp, như gò Đống Đa, núi Nùng.

Thủđô Hà Nội có bốn điểm cực là:

• Cực Bắc là xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn.

• Cực Tây là xã Thuần Mỹ, huyện Ba Vì. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Cực Nam là xã Hương Sơn, huyện MỹĐức.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 34

Hình 3.1: Bản đồ thành phố Hà Nội năm 2013

Nguồn: Chi cục bản đồ Hà Nội

3.1.2. Đặc đim kinh tế - xã hi và h tng giao thông

3.1.2.1. Đặc điểm kinh tế

* Kinh tế Hà Nội giai đoạn 2009-2013 tiếp tục tăng trưởng với tốc độ

cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực:

- Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) giai đoạn 2009-2013 bình quân

đạt 9,51%/năm. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thủđô luôn đạt mức tăng gấp 1,5 lần so tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước.

- Quy mô GRDP năm 2013 đạt 88.157 tỷ đồng tăng gấp 1,43 lần so 2008; Thu nhập tính theo GRDP theo đó tăng lên, bình quân đầu người năm 2013 đạt 2.257 USD/người, gấp 1,33 lần so năm 2009 (năm 2009 đạt 1.697 USD/người).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 35

Biểu đồ 3.1: Cơ cấu kinh tế thành phố Hà Nội giai đoạn 2008-2013

Nguồn: Cục Thống kê Hà Nội

- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: tỷ trọng các ngành dịch vụ, công nghiệp - xây dựng tăng, tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm. Nếu cơ cấu năm 2009 là: dịch vụ 52,1%; công nghiệp - xây dựng 41,4%; nông nghiệp 6,6%, thì năm 2013 cơ cấu các ngành tương ứng là: 52,6%; 41,8% và 5,6% (thể hiện ở biểu đồ 3.1).

* Các ngành dịch vụ, công nghiệp xây dựng, nông lâm thủy sản phát triển toàn diện (thể hiện ở biểu đồ 3.2):

- Ngành dịch vụ tăng trưởng cao, giá trị gia tăng bình quân 10,07%/năm. Lĩnh vực thương mại tiếp tục được chú trọng phát triển. Hạ tầng thương mại được đầu tư. Trong 5 năm đã hoàn thành đưa vào sử dụng 16 trung tâm thương mại, 81 siêu thị và 33 chợ các loại (đến nay, trên địa bàn có 25 trung tâm thương mại, 121 siêu thị và 414 chợ). Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ duy trì tăng trưởng khá, trung bình hàng năm tăng 23%.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 36

- Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 10,5%/năm, trong đó, xuất khẩu

địa phương tăng 13,3%/năm. Kim ngạch nhập khẩu tăng bình quân 1,1%/năm. Kim ngạch nhập khẩu tăng thấp hơn xuất khẩu, nhập siêu được kiểm soát.

- Hạ tầng du lịch được đầu tư phát triển. Trong 5 năm vừa qua đã hoàn thành đưa vào xây dựng khoảng 2.500 phòng khách sạn. Hà Nội duy trì là

điểm đến của khách du lịch và là trung tâm của khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Số lượt khách du lịch Hà Nội hàng năm tăng 6,3%, trong đó, khách quốc tế

chiếm 1,5% và là nơi thu hút khách du lịch quốc tế lớn của cả nước.

- Các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng lớn, trình độ cao, chất lượng cao tiếp tục được phát triển: Ngân hàng, thông tin, bưu chính viễn thông...

* Ngành công nghiệp - xây dựng tiếp tục phát triển:

- Giá trị sản xuất ngành công nghiệp năm 2013 gấp 1,62 lần với năm 2009, bình quân tăng trưởng giai đoạn 2009-2013 đạt 12,97%.

- Thu hút đầu tư tại 08 khu công nghiệp đã và đang hoạt động với diện tích trên 1.230 ha, tỷ lệ lấp đầy diện tích đạt 98%. Năm 2013 có thêm 02 khu công nghiệp mới đi vào hoạt động: Khu công viên Công nghệ thông tin Hà Nội có diện tích 36 ha, Khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội với diện tích giai

đoạn 72 ha; Khu công nghệ cao Hòa Lạc triển khai XD và thu hút đầu tư. - Các ngành công nghiệp chủ lực, mũi nhọn và các ngành có trình độ

công nghệ cao tiếp tục được chú trọng phát triển, đến nay có 57 sản phẩm công nghiệp chủ lực của 48 doanh nghiệp thuộc các ngành cơ khí - điện tử, hóa nhựa, dệt may - da giầy, chế biến lương thực, thực phẩm…

- Ngành xây dựng tăng trưởng liên tục, giá trị tăng thêm đạt trung bình 10,57%/năm. Trong 5 năm, nhiều công trình hạ tầng kinh tế xã hội, công trình giao thông, khu đô thị …được đầu tư xây dựng góp phần từng bước hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng, đẩy mạnh thu hút đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 37

* Sản xuất nông nghiệp:

Giá trị sản xuất nông lâm thủy sản năm 2013 gấp 1,8 lần năm 2009. Năm 2013, giá trị sản xuất đạt 199 triệu/ha canh tác, cao gấp 1,63 lần năm 2009. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ

trọng ngành chăn nuôi thủy sản và dịch vụ. Hình thành một số vùng chuyên canh lúa chất lượng cao, hoa, rau an toàn…

Biểu đồ 3.2: Tốc độ tăng trưởng cơ cấu kinh tế Hà Nội giai đoạn 2008-2013

Nguồn: Cục Thống kê Hà Nội

Thu ngân sách trên địa bàn giai đoạn 2009-2013 liên tục đạt và vượt dự

toán, bình quân hàng năm đạt 106.880 tỷ đồng, tăng trung bình 19,2%/năm. Năm 2013 thu ngân sách đạt 146.331 tỷ đồng gấp 2 lần năm 2009; Chi ngân sách địa phương trung bình đạt 57.117 tỷ đồng/năm, tăng bình quân 14,1%/năm, năm 2013 chi ngân sách gấp 1,7 lần so với năm 2009.

Với lợi thế là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của cả nước, Hà Nội

đã phát huy nhiều giải pháp sáng tạo để huy động vốn đầu tư cho mục tiêu phát triển của Thủ đô. Năm 2013, tổng vốn đầu tư xã hội đạt 232.659 tỉ đồng gấp 1,8 lần so với năm 2009. Trong đó, vốn nhà nước gấp 2,4 lần, vốn đầu tư

nước ngoài gấp 2,5 lần. Cũng trong giai đoạn 2009 – 2013, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn đạt 9.028 triệu USD vốn đăng ký, đến từ 1.474 dự án. Tổng cộng đã có hơn 80.000 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh trong

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 38

thời gian này, với số vốn khoảng 1.140 tỉ đồng. Thế và lực đã thay đổi nhanh chóng, Hà Nội ngày nay đóng góp 10,06% GDP, 9% kim ngạch xuất khẩu, 13,5% giá trị sản xuất công nghiệp, 23,5% vốn đầu tư phát triển, 19,73% thu ngân sách và 23,5% tổng vốn đầu tư xã hội của cả nước...

Công tác huy động vốn đầu tư trên địa bàn được đẩy mạnh: Năm 2013 tổng vốn đầu tư xã hội đạt 233 ngàn tỷ đồng (gấp 1,87 lần so năm 2009), trong đó vốn nhà nước tăng gấp 2,4 lần, vốn đầu tư nước ngoài tăng 2,5 lần.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn 2009-2012 thu hút được 1.357 dự án với số vốn đăng ký 9.028 triệu USD, bằng 55% về số dự án và 41,7% về vốn

đầu tư lũy kế từ thời điểm thực hiện Luật đầu tư nước ngoài đến nay (25 năm). Trong 5 năm qua cũng đã có hơn 80.000 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh với số vốn đăng ký khoảng 1.140 nghìn tỷđồng.

Về kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 15,2%/năm, trong đó, xuất khẩu địa phương tăng 13,3%/năm. Kim ngạch nhập khẩu tăng bình quân 5,4%/năm. Kim ngạch nhập khẩu tăng thấp hơn xuất khẩu, nhập siêu được kiểm soát (thể hiện ở biểu đồ 3.3).

Biểu đồ 3.3: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Hà Nội giai đoạn 2008-2012

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 39

Kinh tế Thủđô ngày càng có vị trí, vai trò quan trọng trong nền kinh tế

quốc dân: Vai trò, vị trí của Thủ đô với cả nước ngày càng quan trọng. Thực tế phát triển của Thủđô trong 5 năm qua đã khẳng định tính đúng đắn, giá trị

lịch sử, ý nghĩa thực tiễn lâu dài của chủ trương mở rộng địa giới hành chính

đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển Thủ đô. Năm 2013, với diện tích chiếm khoảng 1%, dân số chiếm 7,84%, Thành phố Hà Nội đã đóng góp 10,06% GDP, 9% kim ngạch xuất khẩu; 13,5% giá trị sản xuất công nghiệp; 23,5% vốn đầu tư phát triển, 19,73% thu ngân sách (trong đó, thu nội địa

đóng góp trên 25%) và 23,5% tổng vốn đầu tư xã hội của cả nước. Kinh tế

Thủđô xứng đáng giữ vị trí đầu tầu và là động lực phát triển kinh tế khu vực phía Bắc và ngày càng giữ vị trí quan trọng đối với kinh tế của cả nước.

3.1.2.2. Đặc điểm xã hội:

a) Về dân số:

Sau khi mở rộng địa giới hành chính Thủ đô vào tháng 8 năm 2008, thành phố Hà Nội có 30 quận, huyện với dân số là 6,233 triệu dân và nằm trong 17 thủ đô có diện tích lớn nhất thế giới (thể hiện ở bảng 3.1 và bảng 3.2). Đến năm 2013, dân số Hà Nội là 7.146.200 người; dân số trung bình năm 2010 là 6.561.900 người. Bảng 3.1: Dân số Hà Nội giai đoạn 2008-2013 2008 2009 2010 2011 2012 2013 TỔNG SỐ (nghìn người) 6350.0 6476.9 6617.9 6779.3 6957.3 7146.2 Nguồn: Cục Thống kê Hà Nội

Mật độ dân số trung bình của Hà Nội là 1.979 người/km². Mật độ dân số cao nhất là ở quận Đống Đa lên tới 35.341 người/km², trong khi đó, ở

những huyện ngoại thành như Sóc Sơn, Ba Vì, Mỹ Đức, mật độ dưới 1.000 người/km². (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 40

Cư dân Hà Nội và Hà Tây chủ yếu là người Kinh, chiếm tỷ lệ 99,1%. Các dân tộc khác như Dao, Mường, Tày chiếm 0,9%. Năm 2009, người Kinh chiếm 98,73% dân số, người Mường 0,76% và người Tày chiếm 0,23 %.

Năm 2009, dân số thành thị là 2.632.087 chiếm 41,1%, và 3.816.750 cư

dân nông thôn chiếm 58,1%.

Bảng 3.2: Danh sách các đơn vị hành chính Hà Nội năm 2013

TT Tên Quận/Huyện

1 Các Quận: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Tây Hồ, Long Biên, Cầu Giấy, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Thanh Xuân, Hà Đông, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm. 2

Các Huyện: Ba Vì, Chương Mỹ, Đan Phượng, Đông Anh, Gia Lâm, Hoài

Đức, Mê Linh, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Quốc Oai, Sóc Sơn, Thạch Thất, Thanh Oai, Thanh Trì, Thường Tín, Ứng Hòa, Sơn Tây.

Nguồn: Cục Thống kê Hà Nội

b) Về lao động:

Một phần của tài liệu Kết quả thu hút nguồn vốn ODA phát triển hạ tầng giao thông đô thị thành phố hà nội (Trang 40)