Kết quả thu hút nguồn vốn ODA phát triển hạt ầng giao thông đô thị

Một phần của tài liệu Kết quả thu hút nguồn vốn ODA phát triển hạ tầng giao thông đô thị thành phố hà nội (Trang 64)

4.1.2.1. Kết quả thu hút nguồn vốn ODA nói chung của Hà Nội

Thành tựu về kinh tế - xã hội mà Hà Nội đã đạt được trong những năm qua là do nhiều yếu tố trong đó có sựđóng góp quan trọng của nguồn ODA. Nguồn vốn này đã bổ sung nguồn lực phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển nguồn nhân lực, điều chỉnh cơ cấu kinh tế, giúp Hà Nội tăng trưởng kinh tế nhanh.

Tính chung từ năm 1993 đến nay, Hà Nội đã thu hút và triển khai 78 dự

án ODA với giá trị tài trợ là 4.117 triệu USD (những dự án do Hà Nội quản lý), trong đó đến hết năm 2013 đã hoàn thành 62 dự án với giá trị tài trợ là 621 triệu USD, còn lại 16 dự án đang tiếp tục triển khai ở các mức độ khác nhau với giá trị tài trợ khoảng 3.496 triệu USD. Trong số các dự án ODA tài trợ cho Hà Nội từ 1993 đến nay, lĩnh vực hạ tầng giao thông đô thị chiếm tỷ

trọng lớn nhất với giá trị vốn ODA khoảng 2.353 triệu USD. Đây là một trong những thành công đáng khích lệ của thành phố Hà Nội trong việc vận động và thu hút ODA.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 55

a) Tỷ trọng vốn vay ODA

Biểu đồ 4.1: Tỷ trọng vốn vay trong tổng vốn ODA Hà Nội giai đoạn 1993-2012

Nguồn: Sở Kế hoạch Đầu tư Hà Nội

Theo số liệu thống kê, tỷ trọng ODA vốn vay trong tổng vốn ODA tăng dần từ 80% trong thời kỳ 1993-2000 lên 93% thời kỳ 2006-2010 và gần đây

đã ở mức 95,7% trong hai năm 2011-2012 (thể hiện ở biểu đồ 4.1).

b) Các dự án vốn ODA được giải ngân theo kế hoạch

Bảng 4.2: Dự án ODA được giải ngân theo kế hoạch của Hà Nội 2009 – 2013 Năm 2009 2010 2011 2012 2013 Số dự án giải ngân 14 8 11 13 15 Kế hoạch giao 13 11 10 12 12 So sánh giải ngân/kế hoạch(%) 110 73 110 110 125 Nguồn: Sở Kế hoạch Đầu tư Hà Nội

Mức giải ngân ODA khác nhau giữa các nhà tài trợ và giữa các loại hình dự án. Các dự án hỗ trợ kỹ thuật thường có mức giải ngân cao. Các dự án

đầu tư xây dựng thường giải ngân chậm (chi phí nhiều thời gian cho công tác chuẩn bị như: đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư, các thủ tục về đầu tư

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 56

thời gian qua đạt khoảng 80 - 90% kế hoạch đề ra. So với các địa phương khác Hà Nội là một địa phương cơ mức giải ngân vốn ODA khá cao, song với những điều kiện mà Hà Nội có được thì mức giải ngân của Hà Nội có thểđạt cao hơn nữa (thể hiện ở bảng 4.2).

c) ODA phân bổ theo ngành

Lĩnh vực giao thông vận tải luôn được ưu tiên hàng đầu trong các dự án sử dụng vốn ODA. Tính đến hết năm 2013, ODA dành cho 03 dự án giao thông vận tải chiếm khoảng 36,28% lượng ODA đã giải ngân (thể hiện ở bảng 4.3).

Bảng 4.3: Số dự án ODA phân bổ theo ngành giai đoạn 2009-2013

Ngành Số lượng dự án Bình quân dự án/năm 2009 2010 2011 2012 2013

Giao thông vận tải 4 2 3 3 3 3

Cấp thoát nước, môi trường 1 1 0 1 2 1

Y tế, giáo dục, khoa học 2 2 1 2 3 2 Điện 2 0 0 1 2 1 Nông, lâm, thủy sản, thủy lợi 2 3 2 1 2 2 Hỗ trợ ngân sách 1 1 1 1 1 1 Các lĩnh vực khác 2 2 2 2 2 2 Tổng 14 11 9 11 15 12 Nguồn: Sở Kế hoạch Đầu tư Hà Nội

ODA đã có đóng góp trên hầu hết các lĩnh vực quan trọng. Dưới đây là cơ cấu ODA đã giải ngân các dự án đối với các ngành kinh tế tại Hà Nội (thể

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 57

Bảng 4.4: Vốn ODA phân bổ theo ngành giai đoạn 2009-2013

Ngành Số vốn (triệu USD) Cơ cấu (%) 2009-2013 2009 2010 2011 2012 2013 Giao thông vận tải 115 96 182 198 325 36,28

Cấp thoát nước, môi trường 36 59 0 0 65 24,18

Y tế, giáo dục, khoa học 25 26 12 18 29 13,20 Điện 15 0 0 18 25 10,87 Nông, lâm, thủy sản, thủy lợi 11 16 12 0 15 3,20 Hỗ trợ ngân sách 0 18 16 18 19 5,62 Các lĩnh vực khác 15 16 22 18 25 6,65 Tổng 241 247 244 270 438 100 Nguồn: Sở Kế hoạch Đầu tư Hà Nội

d) ODA phân bổ theo loại hình

Qua bảng 4.5 ta thấy số lượng dự án cho loại hình hỗ trợ đầu tư qua các năm ở mức cao (có 08 dự án trong hai năm cuối, bình quân số dự án trong giai đoạn 5 năm là 3 dự án/năm), các dự án dành cho các loại hình còn lại chiểm tỷ lệ thấp hơn.

Bảng 4.5: Số dự án ODA phân bổ theo loại hình giai đoạn 2009-2013

Loại hình Số lượng dự án Bình quân

dự án/năm 2009 2010 2011 2012 2013

Hỗ trợ dự án đầu tư 3 2 2 4 4 3

Hỗ trợ kỹ thuật độc lập 1 2 3 2 2 2

Hỗ trợ cán cân thanh toán 0 0 2 2 1 1

Hỗ trợ kỹ thuật gắn với đầu tư 1 1 0 2 1 1 Viện trợ lương thực và cứu trợ khẩn cấp 2 0 1 1 1 1 Tổng 7 5 8 11 9 8 (Nguồn: Sở Kế hoạch Đầu tư Hà Nội)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 58

Theo báo cáo nghiên cứu thì nguồn vốn ODA của Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng được sử dụng dưới 5 loại hình. Tùy vào tầm quan trọng của mỗi loại hình hỗ trợ mà nguồn vốn ODA cũng được phân bổ theo tỷ lệ khác nhau (thể

hiện ở bảng 4.6).

Bảng 4.6: Vốn ODA phân bổ theo loại hình giai đoạn 2009-2013

Loại hình Số vốn (triệu USD) C2009-2013 ơ cấu (%)

2009 2010 2011 2012 2013

Hỗ trợ dự án đầu tư 125 98 82 98 125 74,37

Hỗ trợ kỹ thuật độc lập 55 62 82 33 35 18,34

Hỗ trợ cán cân thanh toán 0 0 84 28 25 4,10

Hỗ trợ kỹ thuật gắn với đầu tư 15 16 0 25 23 2,92 Viện trợ lương thực và cứu trợ khẩn cấp 19 0 0 12 11 0,27 Tổng 214 176 248 196 219 100 (Nguồn: Sở Kế hoạch Đầu tư Hà Nội)

e) ODA phân bổ theo đối tác tài trợ

Cùng với nguồn vốn ODA do các nước hỗ trợ, số dự án của Nhật Bản thông qua nguồn vốn hỗ trợ cho Hà Nội trong giai đoạn 5 năm là 15 dự án, các tổ chức ngân hàng ADB và WB cũng có số dự án tương ứng (thể hiện ở bảng 4.7).

Bảng 4.7: Số dự án ODA phân bổ theo đối tác tài trợ giai đoạn 2009-2013 Nhà tài trợ Số lượng dự án dBình quân ự án/năm

2009 2010 2011 2012 2013 Nhật Bản 3 2 2 4 4 3 ADB 2 4 2 4 3 3 WB 3 4 2 2 4 3 Pháp 1 3 2 2 2 2 Liên hợp quốc 2 2 3 2 1 2 Đức 1 1 2 3 3 2 Hàn Quốc 3 2 2 1 2 2 Thụy Điển 2 2 3 1 2 2

Liên minh châu Âu (EU) 1 1 2 3 3 2

Các nhà tài trợ khác 3 2 1 2 2 2

Tổng 21 23 21 24 26 23

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 59

Trong giai đoạn 2009-2013, Nhật Bản vẫn là quốc gia dẫn đầu các nước hỗ trợ nguồn vốn ODA cho Hà Nội với tỷ lệ chiếm đến 39,54%, tiếp

đến là ngân hàng ADB và WB. Nhật Bản đánh giá rất cao việc sử dụng nguồn hiệu quả vào các dự án của Hà Nội (thể hiện ở bảng 4.8).

Bảng 4.8: Vốn ODA phân bổ theo đối tác tài trợ giai đoạn 2009-2013 Nhà tài trợ Số vốn (triệu USD) Tỷ lệ (%) 2009-2013 2009 2010 2011 2012 2013 Nhật Bản 155 102 86 128 152 39,54 ADB 109 118 61 98 95 17,96 WB 98 102 115 88 91 15,43 Pháp 25 68 51 43 35 3,40 Liên hợp quốc 35 48 72 58 48 5,72 Đức 26 57 49 38 34 3,27 Hàn Quốc 34 46 70 31 42 5,02 Thụy Điển 25 55 52 29 30 2,70

Liên minh châu Âu (EU) 22 31 42 68 65 2,69

Các nhà tài trợ khác 45 48 28 78 97 4,27

Tổng 574 675 626 659 689 100

Nguồn: Sở Kế hoạch Đầu tư Hà Nội

4.1.2.2. Kết quả thu hút nguồn vốn ODA phát triển hạ tầng giao thông đô thị

thành phố Hà Nội

Trong giai đoạn từ 2009-2013, giao thông ở Hà Nội đã có sựđầu tư khá lớn từ nguồn vốn ODA. Tuy nhiên, trong đầu tư phát triển hạ tầng giao thông

đô thị trên địa bàn thời gian qua, Hà Nội chỉ khai thác được nguồn vốn ODA, chưa thu hút được các nguồn vốn khác theo các hình thức đầu tư như BOT, BTO, BT...

Trong số các dự án ODA đầu tư cho giao thông đô thị Hà Nội có nhiều dự án đã tác động tích cực lên đời sống của người dân Hà Nội. Tuy nhiên, cũng có không ít những dự án gây trở ngại cho người dân do dự án triển khai chậm gây ô nhiễm môi trường, ách tắc giao thông…

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 60

Các dự án Đèn tín hiệu giao thông Hà Nội - ODA do Pháp tài trợ trị giá 4,8 triệu USD đã góp phần giảm ùn tắc giao thông bằng hệ thống điều khiển

đèn tín hiệu thông qua một trung tâm điều khiển điện tử tựđộng (đặt tại 40B Hàng Bài) với 106 nút giao thông; dự án Tăng cường năng lực; Dự án Xây

dựng nhà ga T2 sân bay Nội Bài khởi công tháng 12/2011 với tổng mức đầu

tư gần 900 triệu USD thì trong đó vốn vay ODA Nhật Bản đã là 691 triệu USD; cùng với việc triển khai dự án này, dự án Đường nối từ sân bay Nội Bài đến cầu Nhật Tân và xây dựng cầu Nhật Tân sử dụng vốn ODA Nhật Bản cũng đang trong quá trình xây dựng. Tổng mức đầu tư của dự án hơn 13,6 nghìn tỷ đồng, sử dụng vốn vay từ ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật bản (JIBIC) và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam; dự án “Xây dựng tuyến đường sắt đô thị thí điểm Thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn - Ga Hà Nội” có tổng mức đầu tư là 783 triệu Euro, trong đó vốn vay ODA của ADB là 293 triệu USD (tương đương 220 triệu Euro), vốn vay ODA của Chính phủ Cộng hoà Pháp là 250 triệu Euro, vốn vay ODA từ Cơ quan phát triển Pháp (AFD) là 110 triệu Euro, vốn vay ODA của Ngân hàng Đầu tư Châu Âu (EIB) là 73 triệu Euro và vốn đối ứng là 130 triệu Euro từ ngân sách thành phố Hà Nội.

Nhìn chung, so với nhiều địa bàn khác, Hà Nội là nơi nhận được nhiều ODA nhất và công tác vận động thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn này về cơ bản là có hiệu quả, nhiều công trình, dự án thuộc lĩnh vực hạ tầng giao thông đã hoàn thành, đưa vào sử dụng, đã và đang có những tác động tích cực đối với sự phát triển của Thủ đô. Việc giải ngân các dự

án ODA của Thành phố Hà Nội về hạ tầng giao thông trong thời gian qua

đạt khoảng 70-80% kế hoạch đề ra và đang là địa phương có mức giải ngân tương đối cao trong cả nước.

Hiệu quả thực hiện của các chương trình, dự án ODA trong xây dựng và phát triển hạ tầng giao thông của UBND thành phố Hà Nội được đánh giá

ở mức tương đối cao, thể hiện qua các điểm tích cực như giải tỏa ách tắc cho giao thông Thủđô, giảm tải lưu lượng phương tiện qua các nút giao, góp phần cải thiện tình trạng ùn tắc giao thông tại các cửa ngõ nội thành Hà Nội; đóng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 61

góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội nói riêng và của Việt Nam nói chung.

Mặc dù còn có những hạn chế trong việc triển khai thực hiện các dự án ODA về xây dựng hạ tầng giao thông, song những lợi ích mà những dự án sau khi hoàn thiện mang lại cho nhân dân Thủ đô là không thể phủ nhận. Một số dự án nổi bật đã có những đóng góp tích cực cho sự phát triển của giao thông Thủ đô như dự án xây dựng cầu Thanh Trì, cầu Nhật Tân,

đường vành đai III trên cao, dự án Phát triển hạ tầng giao thông và dự án

đường sắt đô thị Hà Nội…

Nhìn chung, tất cả các dự án ODA về xây dựng phát triển hạ tầng giao thông đều góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự tiến bước của kinh tế, sựđi lên của xã hội. Không chỉ dừng lại ở những dự án đã hoàn thành, thành phố Hà Nội vẫn đang và sẽ tiếp tục triển khai các dự án giao thông sử dụng nguồn vốn ODA nhằm khai thác tối đa lợi ích từ vốn ODA cho phát triển hạ tầng giao thông thành phố Hà Nội.

a) Kết quả thu hút nguồn vốn ODA phát triển hạ tầng giao thông xét

theo lĩnh vực

Phần lớn ODA ở Hà Nội tập trung vào các lĩnh vực hạ tầng giao thông sau: giao thông đường bộ, giao thông đường sắt và giao thông

đường hàng không (thể hiện ở bảng 4.9 và bảng 4.10).

Bảng 4.9: Số dự án ODA hạ tầng giao thông theo lĩnh vực giai đoạn 2009-2013

Lĩnh vực Số lượng dự án Bình quân dự án/năm 2009 2010 2011 2012 2013

Giao thông đường bộ 4 5 4 3 4 4

Giao thông đường sắt 1 2 0 0 2 1

Giao thông đường thủy 0 0 0 0 0 0

Giao thông hàng không 1 1 1 1 1 1

Tổng 6 8 5 4 7 6

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 62

Trong thời gian qua, các dự án ODA phát huy hiệu quảđã tạo ra những chuyển biến căn bản trong lĩnh vực giao thông đô thị thành phố Hà Nội. Các trục hướng tâm đi vào trung tâm thành phố được tạo bởi quốc lộ 1A phía Bắc và phía Nam, quốc lộ 5, quốc lộ 6, quốc lộ 3, quốc lộ 2, cao tốc Láng Hoà Lạc, quốc lộ 32... đã được mở rộng và xây dựng. Các tuyến đường nội thành

được nâng cấp, rải thảm nhựa, lát vỉa hè. Nhiều cây cầu, tuyến đường được nâng cấp hoặc xây mới tạo sự thuận tiện về giao thông góp phần nâng cao cơ

hội giao thương, đem lại nhiều tiện ích kinh tế như cầu Thanh Trì, cầu Vĩnh Tuy, đường vành đai 3...

Bảng 4.10: Vốn ODA cho hạ tầng giao thông theo lĩnh vực giai đoạn 2009-2013

Lĩnh vực Số vốn (triệu đô) Tỷ lệ (%) 2009-2013 2009 2010 2011 2012 2013

Giao thông đường bộ 440 780 450 500 560 67,19

Giao thông đường sắt 300 400 0 0 321 25,13

Giao thông đường thủy 0 0 0 0 0 0,00

Giao thông hàng không 0 312 0 0 0 7,68

Tổng 740 1492 450 500 881 100

Nguồn: Phòng kế hoạch đầu tư- Sở Giao thông vận tải Hà Nội

b) Kết quả thu hút nguồn vốn ODA phát triển hạ tầng giao thông xét

theo đối tác

Trong thời gian qua, lĩnh vực hạ tầng giao thông thành phố Hà Nội đã thu hút sự quan tâm chú ý của rất nhiều nhà tài trợ lớn trên thế giới: Nhật Bản, Ngân hàng thế giới WB, UNDP, Phần Lan, Thụy Điển... và các tổ chức phi Chính phủ khác. Mỗi nhà tài trợ có sự ưu đãi cũng như các lĩnh vực ưu tiên khác nhau, tùy vào năng lực tài chính và khả năng về kỹ thuật (thể hiện ở

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 63

Bảng 4.11: Vốn ODA cho hạ tầng giao thông theo đối tác giai đoạn 2009-2013 Nhà tài trợ Số vốn (triệu USD) C2009-2013 ơ cấu (%)

2009 2010 2011 2012 2013 Nhật Bản 250 300 350 366 510 36, 96 ADB 110 100 100 120 312 25,54 WB 100 100 109 180 200 17,40 Pháp 40 50 46 55 60 6,43 Hàn Quốc 30 50 40 40 50 5,02 Thụy Điển 25 25 32 35 55 2,70 Các nhà tài trợ khác 40 45 45 40 50 5,95 Tổng 595 670 722 836 1237 100

Nguồn: Phòng kế hoạch đầu tư- Sở Giao thông vận tải Hà Nội

Mỗi nhà tài trợ đều có thế mạnh riêng. Việc nghiên cứu kỹ lưỡng đối

Một phần của tài liệu Kết quả thu hút nguồn vốn ODA phát triển hạ tầng giao thông đô thị thành phố hà nội (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)