sau khi đã được giải phóng hoặc hỗ trợ chi phí phát sinh cho việc giải phóng mặt bằng, đền bù và tái định cư. Hỗ trợ phí sử dụng trong những địa bàn có điều kiện khó khăn đối với nhà đầu tưđể hoàn vốn. Hỗ trợ các chi phí liên quan tới việc thiết kế, khảo sát và tiến hành nghiên cưu khả thi dự án. Các hình thức hỗ trợ
khác như: hỗ trợ thu phí dịch vụ, bảo đảm cân đối hoặc hỗ trợ cân đối ngoại tệ,... cũng được nước tiếp nhận có biện pháp bảo đảm cho nhà đầu tư trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng giao thông đô thị.
2.1.5.4. Ban hành danh mục các dự án thu hút nguồn vốn ODA
Để tạo thuận lợi trong việc thu hút nguồn vốn ODA phát triển hạ tầng giao thông đô thị, các cơ quan ở cấp Trung ương và địa phương xây dựng nhiều danh mục dự án giao thông kêu gọi đầu tư, cung cấp các thông tin cơ
bản về các dự án này. Trên cơ sở đó, ban hành danh mục các dự án về kết cấu hạ tầng giao thông gồm: đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường thủy… đầu tư theo hình thức từ nguồn vốn ODA.
2.1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút nguồn vốn ODA phát triển hạtầng giao thông đô thị tầng giao thông đô thị
2.1.6.1. Các nhân tố khách quan
a) Nhân tố vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
Khi quyết định hỗ trợ nguồn vốn phát triển vào một quốc gia nào đó thì vị trí địa lý là một trong những yếu tố quan trọng. Một nước có vị trí địa lý
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 18
thuận lợi cho việc giao lưu vận chuyển… mới có thể trở thành bàn đạp để
những nước đi đầu tư thực hiện mục đích của mình.Vì vậy nó có ý nghĩa như
một lợi thế so sánh nhằm thu hút nguồn vốn ODA để phát triển hạ tầng giao thông đô thị.
Cũng như vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của nước tiếp nhận nguồn vốn hỗ trợ phát triển cũng trở thành một lợi thế so sánh nhằm thu hút nguồn vốn ODA. Điều kiện tự nhiên có thể là các điều kiện về khoáng sản, đất, nguồn nước, khí hậu hay không gian của nước nhận nguồn vốn hỗ trợ. Nó không những ảnh hưởng trực tiếp đến các yếu tốđầu vào mà còn quyết định tính chất đầu ra.
b) Nguồn lực về con người
Con người với trình độ lao động bằng tri thức, có kỹ năng hay lao
động chân tay đều trở thành nguồn lực phục vụ cho các dự án hạ tầng giao thông từ nguồn vốn ODA. Chi phí nhân lực (chi phí dùng cho đào tạo lương, bảo hiểm, phúc lợi) chiếm một bộ phận lớn trong tổng chi phí lưu động, bởi vì
đây là yếu tố quyết định đến quản lý, vận hành của quá trình đầu tư. Ở các nước đang phát triển chi phí nhân công rẻ do số lượng dồi dào, thường là lợi thế thu hút nguồn vốn ODA lúc ban đầu, nhưng trình độ công nhân lại là nhược điểm ở đây. Do đó ở các nước đang phát triển thì nguồn vốn ODA hầu hết tập trung vào những dự án xây dựng hạ tầng giao thông.
2.1.6.2. Các nhân tố chủ quan
a) Nhân tố chính trị
Đối với nhân tố chính trị, đây là vấn đề được quan tâm đầu tiên của các tổ chức cung cấp nguồn vốn ODA khi có ý định đầu tư vào một nước mà đối với họ còn nhiều khác biệt. Khi đó một đất nước với sự ổn định và nhất quán về chính trị cũng như an ninh và trật tự xã hội được đảm bảo sẽ
bước đầu gây được tâm lý yên tâm tìm kiếm cơ hội làm ăn cũng như có thể định cư lâu dài. Môi trường chính trị ổn định là điều kiện tiên quyết để kéo
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 19
theo sựổn định của các nhân tố khác như kinh tế, xã hội. Đó cũng chính là lý do tại sao các nhà đầu tư khi tiến hành đầu tư vào một nước lại coi trọng yếu tố chính trị đến vậy.
b) Nhân tố kinh tế
Đối với nhân tố kinh tế, bất cứ quốc gia nào dù giàu hay nghèo, phát triển hoặc đang phát triển đều cần nguồn vốn ODA để phát triển kinh tế trong nước tùy theo các mức độ khác nhau. Những nước có nền kinh tế năng động, tốc độ tăng trưởng cao, cán cân thương mại và thanh toán ổn định, chỉ số lạm phát thấp, cơ cấu kinh tế phù hợp thì khả năng thu hút vốn ODA sẽ cao.
Ngoài ra, đối với các nhà đầu tư thì một quốc gia có lợi thế về vị trí địa lý, thuận lợi cho lưu thông thương mại, sẽ tạo ra được sự hấp dẫn lớn hơn. Nó sẽ làm giảm chi phí vận chuyển cũng như khả năng tiếp cận thị trường lớn hơn, rộng hơn. Còn tài nguyên thiên nhiên, đối với những nước đang phát triển thì đây là một trong những lợi thế so sánh của họ. Bởi nó còn chứa đựng nhiều tiềm năng do việc khan hiếm vốn và công nghệ nên việc khai thác và sử
dụng còn hạn chế, đặc biệt là những tài nguyên như dầu mỏ, khí đốt… đó là những nguồn sinh lời hấp dẫn thu hút nhiều mối qua tâm của các tập đoàn đầu tư lớn trên thế giới.
c) Nhân tố văn hóa - xã hội
Môi trường văn hóa – xã hội ở nước nhận nguồn vốn ODA cũng là một vấn đề được các nhà đầu tư rất chú ý và coi trọng. Hiểu được phong tục tập quán, thói quen, sở thích tiêu dùng của người dân nước nhận đầu tư sẽ giúp cho nhà đầu tư thuận lợi trong việc triển khai và thực hiện một dự án đầu tư. Thông thường mục đích đầu tư là nhằm có chỗ đứng hoặc chiếm lĩnh thị
trường của nước sở tại với kỳ vọng vào sức tiêu thụ tiềm năng của nó. Chính vì vậy, mà trong cùng một quốc gia, vùng hay miền nào có sức tiêu dùng lớn,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 20
thu nhập bình quân đầu người đi kèm với thị hiếu tiêu dùng tăng thì sẽ thu hút
được nhiều dự án đầu tư hơn.
Ngoài ra để đảm bảo cho hoạt động hỗ trợ nguồn vốn ODA được hiện thực hóa và đi vào hoạt động đòi hỏi quốc gia tiếp nhận đầu tư phải
đảm bảo một cơ sở hạ tầng đủ để đáp ứng tốt nhất các nhu cầu đầu tư kể từ
lúc bắt đầu triển khai, xây dựng dự án cho đến giai đoạn sản xuất kinh doanh khi dự án đi vào hoạt động. Đó là cơ sở hạ tầng công cộng như giao thông, liên lạc… các dịch vụ đảm bảo cho sinh hoạt và sản xuất như điện, nước cũng như các dịch vụ phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh như
ngân hàng - tài chính. Bên cạnh đó nước sở tại cũng cần quan tâm đến việc trang bị một cơ sở hạ tầng xã hội tốt, đào tạo đội ngũ chuyên môn có tay nghề, nâng cao trình độ nhận thức cũng như trình độ dân trí của người dân, luôn ổn định tình hình trật tự an ninh - xã hội, có như vậy mới tạo nên sức hấp dẫn lớn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
d) Nhân tố pháp lý và cơ chế chính sách
Đây là công việc đầu tiên mà tổ chức nước ngoài cần phải làm khi quyết định hỗ trợ nguồn vốn ODA. Thủ tục pháp lý về mặt hành chính bao gồm các khâu như thủ tục đất đai, xét duyệt giấy phép đầu tư, thủ tục thẩm
định dự án… Theo thống kê cho thấy, trở ngại lớn nhất đối với nguồn vốn ODA là thủ tục hành chính. Điều này không chỉ riêng ở một nước nào nhất
định mà diễn ra ở hầu hết các nước nhận đầu tư.
Hệ thống pháp luật bao gồm các văn bản luật, các quy định, các văn bản quản lý hoạt động đầu tư… phản ánh một cách rõ ràng môi trường thu hút nguồn vốn ODA của nước sở tại. Điều mà nhà đầu tư quan tâm chủ yếu là liệu có sự đảm bảo về pháp luật đối với các tài sản tư nhân và môi trường cạnh tranh có lành mạnh hay không? Các quy định về thuế, các mức thuế và sự phân chia lợi nhuận như thế nào? Hệ thống pháp luật cũng có thể tạo thuận
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 21
lợi hoặc cũng có thể làm hạn chế hay cản trở hoàn toàn hoạt động của các tổ
chức nước ngoài. Điều này đặt ra vấn đề là cần có cơ chế pháp lý rõ ràng, mềm dẻo tạo thuận lợi cho các tổ chức nước ngoài mà không mất đi chủ
quyền quốc gia.
Pháp luật và bộ máy hành pháp có liên quan đến việc chi phối hoạt
động của nhà đầu tư ngay từ khi bắt đầu tìm kiếm cơ hội đầu tư cho đến khi dự án kết thúc thời hạn hoạt động. Đây là yếu tố có tác động trực tiếp cũng như gián tiếp đến hoạt động đầu tư. Nếu môi trường pháp lý và bộ máy vận hành nó tạo nên sự thông thoáng, cởi mở và phù hợp với thông lệ quốc tế, cũng như sức hấp dẫn và đảm bảo lợi ích lâu dài cho các nhà đầu tư thì cùng với các yếu tố khác, tất cả sẽ tạo nên một môi trường đầu tư có sức thu hút mạnh đối với các tổ chức, quốc gia cung cấp nguồn vốn ODA.
2.2. Cơ sở thực tiễn về thu hút nguồn vốn ODA phát triển hạ tầng giao thông đô thị
2.2.1. Kinh nghiệm thu hút nguồn vốn ODA phát triển hạ tầng giao thông đô thị của một số nước trong khu vực