Trong những năm qua, Thành phố Hà Nội cũng như một số Bộ ngành đã xây dựng và ban hành một số văn bản pháp quy, chính sách nhằm đẩy mạnh việc thu hút nguồn vốn ODA phát triển hạ tầng giao thông đô thị (thể hiện ở
bảng 4.1). Trong đó, điển hình một số văn bản, chính sách như sau:
Bảng 4.1: Một số văn bản về chính sách về thu hút nguốn vốn ODA trên
địa bàn Hà Nội
Phân loại Số/ký hiệu Ngày ban hành Cơ quan ban hành Luật Thủđô 25/2012/QH13 21/11/2012 Quốc hội Quyết định 1259/QĐ-TTg 26/07/2011 Chính phủ Quyết định 26/2012/QĐ-TTg 08/06/2012 Chính phủ Nghị quyết 103/NQ-CP 29/08/2013 Chính phủ Thông tư 03/2011/TT-BKHĐT 27/01/2011 Bộ Kế hoạch đầu tư
Quyết định 76/2009/QĐ-UBND 05/2009 UBNDTP Hà Nội Quyết định 84/2009/QĐ-UBND 01/7/2009 UBNDTP Hà Nội Quyết định 4430/QĐ-UBND 04/10/2012 UBNDTP Hà Nội Quyết định 1909/QĐ-UBND 08/5/2012 UBNDTP Hà Nội
Nguồn: Cổng thông tin điển tử: Chính phủ và Hà Nội; Xử lý của học viên thực hiện nghiên cứu đề tài (xem chi tiết bảng 4.1 trong phần phụ lục)
Hà Nội nằm trong tam giác động lực phát triển kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, có nhiều tuyến giao thông quan trọng và huyết mạch chạy qua thuộc 2 trục hành lang kinh tế: Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng; Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng, Quảng Ninh. Hà Nội vừa là đầu mối giao lưu kinh tế, thương mại, trung chuyển các luồng hàng hóa qua lại giữa Vùng Thủ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 51
đô Hà Nội với hành lang kinh tế Hải Phòng - Quảng Ninh, vừa là trung tâm liên kết không gian phát triển kinh tế giữa khu vực nội địa và khu vực Đồng bằng sông Hồng.
Với điều kiện thuận lợi về địa lý, Hà Nội có cơ hội và tiềm năng thu hút đầu tư phát triển các ngành kinh tế với nhiều lĩnh vực đa dạng: công nghiệp phụ trợ, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp xuất khẩu, dịch vụ
vận chuyển, cảng hàng không nội địa và quốc tế xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ khoa học- công nghệ, du lịch, y tế...
Trong những năm qua, với nhiều chính sách thông thoáng, các giải pháp đúng đắn, phù hợp, Hà Nội luôn cố gắng đi đầu trong thu hút nguồn vốn ODA. Một số cơ chế, chính sách cơ bản của Trung ương và Hà Nội mà thành phốđang thực hiện phải kểđến là:
4.1.1.1.Về ưu đãi, khuyến khích đầu tư
Hà Nội thực hiện đúng các quy định của Chính phủ về ưu đãi, khuyến khích đầu tư, nhất là đối với các dự án công nghệ cao, sản xuất sạch, dự án có vốn đầu tư lớn, dự án đầu tư ở nông thôn (Nghị quyết số 103/NQ-CP ngày 29 tháng 08 năm 2013 của Chính phủ về Định hướng nâng cao hiệu quả thu hút, sử dụng và quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới).
Đối với các dự án đầu tư từ nguồn vốn ODA, thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 76/2009/QĐ-UBND ngày 29//05/2009 về quy định việc quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA của thành phố Hà Nội, trên cơ sở đó Hà Nội đề xuất với Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định áp dụng cơ
chế, chính sách hỗ trợ, ưu đãi đầu tư cao nhất đối với nhà đầu tư theo qui
định hiện hành.
4.1.1.2.Về quản lý đầu tư và xây dựng đối với các dự án đầu tư
Thông tư số 03/2011/TT-BKHĐT ngày 27 tháng 01 năm 2011 của Bộ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 52
số 108/2009/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ về đầu tư
theo hình thức hợp đồng BOT, BTO và BT. Nội dung Thông tư 03 có điểm áp dụng cơ chế thực hiện dự án BT: Trường hợp thu xếp được quỹđất để tạo nguồn vốn thanh toán cho nhà đầu tư xây dựng công trình BT, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức lựa chọn nhà đầu tư xây dựng công trình BT theo quy định tại khoản 2 Điều này và tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật hoặc đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự
án có sử dụng đất theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Trong trường hợp này, việc thanh toán cho nhà đầu tư xây dựng công trình BT chỉ được thực hiện sau khi công trình được hoàn thành, nghiệm thu và chuyển giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo các điều kiện quy định tại Hợp
đồng Dự án.
Quyết định số 4430/QĐ-UBND ngày 04 tháng 10 năm 2012 của UBND thành phố Hà Nội về việc phê duyệt danh mục các dự án đầu tư công bố rộng rãi theo hình thức hợp đồng BT, BOT của Thành phố Hà Nội. Trên cơ sở đó, khi chuẩn bị đầu tư phải thực hiện việc công bố rộng rãi danh mục dự án trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định; các dự án nằm trong danh mục dự án được công bố và thông báo cho các cơ quan được giao chuẩn bị lựa chọn nhà đầu tư và đàm phán hợp đồng dự án; xác định và cân
đối dự án khác (dự án đối ứng) làm cơ sở cho việc lựa chọn nhà đầu tư theo quy định; đôn đốc, hướng dẫn các nhà đầu tư tự đề xuất triển khai lập, hoàn thiện hồ sơ đề xuất dự án và chủ trì tổ chức thẩm tra, báo cáo UBND Thành phố phê duyệt, giao đơn vị chuẩn bị lập dự án và tổ chức lựa chọn nhà đầu tư theo quy định; hoàn thiện, trình duyệt các quy hoạch phân khu, xác định danh mục, phạm vi, diện tích dự kiến của các dự án phát triển đô thị làm cơ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 53
4.1.1.3.Cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động thu hút nguồn vốn ODA
Những năm vừa qua, thành phố Hà Nội đã thực hiện Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước của thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015 (Ban hành kèm theo Quyết định số 1909/QĐ-UBND ngày 08/5/2012 của UBND thành phố Hà Nội) và Quy định về thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết các công việc của tổ chức, cá nhân tại các cơ
quan quản lý hành chính nhà nước thuộc thành phố Hà Nội (Ban hành kèm theo Quyết định số 84/2009/QĐ-UBND ngày 1 tháng 7 năm 2009 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội). Thành phố Hà Nội từ lâu đã thực hiện mô hình “một cửa”, “một cửa liên thông” trong một số lĩnh vực liên quan trực tiếp đến hoạt động đầu tư như: cấp giấy chứng nhận ĐKKD, giấy chứng nhận đầu tư cho các dự án trong và ngoài KCN, giải quyết các thủ tục liên quan đến đất đai, xây dựng, thuế,... Rút ngắn thời gian xuống còn 5 ngày làm việc cho cả 3 thủ tục cấp ĐKKD, con dấu và mã số thuế.
4.1.1.4.Xúc tiến hỗ trợđầu tư
Thành phố Hà Nội đã thực hiện có hiệu quả Quyết định số
26/2012/QĐ-TTg ngày 08 tháng 06 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về
việc thực hiện chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia, Hà Nội đã xây dựng các nội dung tuyên truyền, quảng bá hình ảnh của thành phố, giới thiệu tiềm năng, cơ hội đầu tư vào địa bàn. Trung tâm xúc tiến đầu tư (thuộc Sở Kế
hoạch và Đầu tư Hà Nội) là đơn vị thực hiện công tác xúc tiến, tư vấn và hỗ
trợ các DN có nhu cầu đầu tư vào địa bàn thành phố. Mở rộng và đa dạng hoá các hoạt động xúc tiến đầu tư. Xây dựng và ban hành danh mục dự án, các thông tin về dự án kêu gọi đầu tư của Thành phố Hà Nội đến năm 2015. Thành phố Hà Nội đã hỗ trợ các dịch vụ tín dụng của các Ngân hàng, dịch vụ thuế, hoạt động xuất nhập khẩu, tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp, hỗ trợ đào tạo nhân lực...
Tuy nhiên, trong những năm qua, không chỉ Hà Nội mà nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước vẫn còn hiện tượng chạy đua thu hút đầu tư, dẫn đến
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 54
nhiều dự án đầu tư có tổng vốn vài trăm hoặc vài chục ngàn đô, giá trị gia tăng thấp, công nghệ lạc hậu, tiêu tốn nhiều năng lượng, tài nguyên và diện tích đất… vẫn được “trải thảm”. Về lâu dài, những dự án như vậy ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế địa phương, khi sản phẩm sản xuất ra có tính cạnh tranh thấp, công nghệ lạc hậu dẫn tới tiêu tốn nhiều điện, ảnh hưởng đến an ninh năng lượng, thêm nữa cũng với công nghệ thấp, khí thải và rác thải không được xử lý triệt để sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Hơn nữa, việc các địa phương cạnh tranh trong thu hút vốn ODA mặc dù có tác dụng tích cực trong việc tự cải thiện mình để hấp dẫn nhà đầu tư, tăng tính tự chủ
cho ngân sách, tạo công ăn việc làm cho người dân. Nhưng cũng có mặt trái là, nếu không có sự phối hợp chặt chẽ giữa Trung ương và thành phố về công tác quản lý thì nhiều dự án có thể triển khai không theo quy hoạch.
4.1.2. Kết quả thu hút nguồn vốn ODA phát triển hạ tầng giao thông đô thịthành phố Hà Nội