Kinh nghiệm thu hút nguồn vốn ODA phát triển hạt ầng giao thông

Một phần của tài liệu Kết quả thu hút nguồn vốn ODA phát triển hạ tầng giao thông đô thị thành phố hà nội (Trang 31)

Nguồn vốn ODA có vai trò quan trọng để thực hiện công nghiệp hóa, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của một quốc gia, đặc biệt là các quốc gia có nền kinh tế đang phát triển và nhu cầu hiện đại hóa hạ tầng giao thông như Việt Nam nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng (Nguyễn Mạnh Kiểm, Lê

Quang Hòa - 2013). Theo nghiên cứu, khảo sát của Ngân hàng đầu tư phát

triển Châu Á (ADB), các quốc gia như: Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia… là các quốc gia có chính sách thu hút hiệu quả nguồn vốn ODA phát triển hạ tầng giao thông trong khu vực Châu Á. Để có được những thành công đó, các quốc gia này đã xây dựng và ban hành nhiều cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích, ưu đãi, thu hút nguồn vốn nước ngoài vào phát triển hạ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 22

2.2.1.1. Cải thiện môi trường pháp lý cho hoạt động đầu tư

Môi trường pháp lý có vai trò quan trọng trong việc thu hút nguồn vốn ODA. Thể chế chính trịổn định, hệ thống pháp luật đồng bộ, thủ tục đầu tưđơn giản và nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích, đảm bảo quyền lợi cho các nước hỗ trợ ODA là những bí quyết của các nước châu Á thành công nhất.

2.2.1.2. Đơn giản hóa thủ tục, quy trình đầu tư

Thủ tục đầu tư ở các nước này đều là thủ tục một cửa đơn giản, với những hướng dẫn cụ thể tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư. Ở Thái Lan có Luật xúc tiến hỗ trợ đầu tư quy định rõ ràng cơ quan nào, ngành nào có nhiệm vụ

gì trong việc xúc tiến đầu tư. Trung Quốc thực hiện phân cấp, phân quyền, nâng cao quyền hạn nhiều hơn cho các tỉnh, thành phố, khu tự trị trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp. Nhà nước cho phép mỗi tỉnh, thành phố, khu tự trị có những đặc quyền trong quản lý, phê chuẩn dự án đầu tư.

2.2.1.3. Công khai các kế hoạch phát triển kinh tế

Thái Lan thực hiện tốt công tác quy hoạch và công khai các kế hoạch phát triển đất nước từng giai đoạn, ngắn và trung hạn. Trung Quốc cũng công bố rộng rãi và tập trung hướng dẫn thu hút nguồn vốn ODA vào các danh mục hạ tầng giao thông được khuyến khích phát triển.

2.2.1.4. Hệ thống pháp luật đồng bộ, đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư

Indonesia chú trọng xây dựng hệ thống luật đồng bộ, đảm bảo cho nhà

đầu tư nước ngoài được hưởng mức lợi nhuận thỏa đáng. Trung Quốc thể hiện sự quan tâm đến những quyền lợi của nhà đầu tư nước ngoài bằng cách thường xuyên bổ sung, sửa đổi Luật đầu tư nước ngoài, đảm bảo tính thực thi nghiêm túc. Những hoạt động thanh tra trái phép, thu lệ phí hay áp đặt thuế

sai quy định đối với các doanh nghiệp nước ngoài bị xử lý nghiêm khắc. Nhiều quy định được xóa bỏđể phù hợp với pháp luật kinh doanh quốc tế như

tỷ lệ nội địa hóa, cân đối ngoại tệ. Phạm vi ngành nghề được phép đầu tư được mở rộng, từ 186 lên đến 262 khoản mục được đầu tư.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 23

2.2.1.5. Giảm thuế, ưu đãi tài chính tiền tệ

Thu nhiều nhất lợi nhuận từ dự án luôn là mục đích hàng đầu của các nhà

đầu tư, tài trợ nước ngoài. Vì vậy, nhiều nước châu Á đã có những chính sách tài chính hấp dẫn cho các nhà đầu tư như giảm thuế, ưu đãi tiền tệ, cho vay ngoại tệ... nhằm thu hút nhiều nhất nguồn vốn nước ngoài vào các nước này.

2.2.1.6. Xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật

Cơ sở hạ tầng hiện đại, thuận tiện cho việc buôn bán và giao lưu quốc tế luôn là yếu tố quan trọng hấp dẫn các nhà đầu tư. Các nước Châu Á như

Thái Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc đã thấy được tiềm năng thu hút nguồn vốn ODA từ yếu tố này. Chính vì vậy, họđã tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng: nhà xưởng, viễn thông, dịch vụ... nhằm tạo môi trường hấp dẫn và dễ dàng cho các nhà đầu tư khi hoạt động trên đất nước mình.

2.2.1.7. Phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao

Một trong những tiêu chí để các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm là thị

trường lao động ở nước sở tại. Thị trường lao động của Châu Á đặc biệt hấp dẫn bởi tỷ lệ lao động trẻ, giá thấp. Tuy nhiên, phát triển nguồn lao động có trình độ cao mới chính là bí quyết thu hút đầu tư của các nước châu Á thành công nhất.

2.2.1.8. Chính sách thu hút nhân tài

Không chỉ phát triển nguồn nhân lực trong nước, Singapore, quốc gia có dân số ít ỏi còn thực hiện nhiều chính sách thu hút nhân tài từ bên ngoài. Quốc đảo nhỏ bé này được coi là nơi có chính sách thu hút nhân tài bài bản nhất thế giới. Các chính sách đột phá như cho phép người nước ngoài tham gia vào bộ máy nhà nước, nhập cư dễ dàng, đãi ngộ xứng đáng theo trình độ... khiến nước này có được một đội ngũ lao động cao cấp hàng đầu thế giới, trở

thành địa điểm hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các ngành nghềđòi hỏi nhiều trí tuệ, chất xám.

2.2.1.9. Mở rộng các hình thức đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào xây dựng và khai thác hạ tầng giao thông đô thị

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 24

Thái Lan là một điển hình trong lĩnh vực này. Thái Lan đã đạt được thoả thuận với các nhà đầu tư từ Italia theo hình thức BOT, BTO trong việc xây dựng và khai thác một số tuyến đường tàu điện ngầm tại Bangkok. Thái Lan cũng đẩy mạnh thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các đường cao tốc đô thị tại Bangkok theo hình thức BOT, BTO…

2.2.2. Kinh nghim thu hút ngun vn ODA phát trin h tng giao thông đô th ca mt s tnh, thành trong nước đô th ca mt s tnh, thành trong nước

2.2.2.1. Kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh

Trong bối cảnh đầu tư công thắt chặt, vốn ngân sách hạn hẹp, nhưng Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo ra sự khác biệt thể hiện qua việc xây dựng cơ chế, chính sách đột phá trong thu hút vốn, giải phóng mặt bằng, mở

rộng các hình thức đầu tư để tìm kiếm nguồn lực phát triển hạ tầng giao thông đô thị xứng đáng là trung tâm kinh tế năng động của cả nước. Thành phố Hồ Chí Minh được coi là siêu đô thị có số dân xấp xỉ 10 triệu người, tỷ

lệ dân nhập cư lớn; có khoảng 5 triệu xe gắn máy và 500.000 ô tô và hiện nay trung bình mỗi ngày Thành phố có khoảng 1.000 xe gắn máy, 100 ô tô

đăng ký mới. Điều này đang gây áp lực không nhỏ lên hạ tầng giao thông nội đô. Đó là tình trạng kẹt xe, ùn tắc giao thông thường xuyên diễn ra, bất kể thời gian cao điểm hay thấp điểm. Vấn nạn kẹt xe không những gây nên sự lãng phí lớn về kinh tế mà còn ảnh hưởng môi trường sống, sức khỏe của người dân vì khói bụi, tiếng ồn (Cục Đầu tư nước ngoài - 2011).

Thực hiện chương trình giảm ùn tắc giao thông giai đoạn 2011-2015, nhiều công trình giao thông cấp bách như cầu Rạch Chiếc, cầu Phú Long, nút giao thông Gò Dưa, đường ven kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, đường liên tỉnh lộ 25B (giai đoạn 2), cầu Băng Ky, cầu Đỏ, trục chính đường Bến Vân Đồn,

đường Nguyễn Thị Thập… nhanh chóng hoàn thành đưa vào sử dụng. Đầu năm 2013, đơn vị thi công 2 cầu vượt bằng thép tại ngã tư Thủ Đức và nút giao thông Hàng Xanh hoàn thành vượt tiến độ 2 tháng, đã giúp giải quyết 2

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 25

điểm nóng ùn tắc trên xa lộ Hà Nội. Để nâng cao năng lực vận chuyển hành khách, giải quyết nhu cầu đi lại cho người dân, bên cạnh cải thiện số lượng và chất lượng dịch vụ xe buýt, các đề án phát triển BRT (xe buýt nhanh), xe điện ngầm (metro)… đang được Thành phố xây dựng và kêu gọi đầu tư. Tháng 8- 2012, tuyến metro số 1 dài gần 20km, đi qua các quận 1, 2, 9, Bình Thạnh, ThủĐức và huyện Dĩ An (Bình Dương) được khởi công với tổng mức đầu tư

2,4 tỷ USD. Công trình sẽđưa vào sử dụng đầu năm 2018. Việc triển khai dự

án tuyến metro số 1 ngoài đáp ứng nhu cầu đi lại, còn được kỳ vọng sẽ tác

động mạnh mẽ đến sự phát triển đô thị dọc tuyến như quận 2, 9, Thủ Đức và thị xã Dĩ An (Bình Dương). Trong tương lai, tuyến metro này có thểđược kéo dài đến TP Biên Hòa (Đồng Nai) và đấu nối với tuyến đường sắt liên vùng

đến Thành phố Thủ Dầu Một (Bình Dương).

Các dự án kết cấu hạ tầng giao thông phụ thuộc vào 3 nguồn vốn chính là vốn ngân sách, vốn ODA và nguồn vốn xã hội hóa. Về vốn ngân sách, khó khăn hiện nay của Thành phố Hồ Chí Minh là dù hàng năm Thành phố đóng góp 20% vào GDP và 30% vào tổng thu ngân sách, nhưng chi ngân sách cho

đầu tư phát triển của TP chỉ chiếm khoảng 5% tổng chi ngân sách cả nước,

đặc biệt là đầu tư cho giao thông. Năm 2012 vốn ngân sách dành cho Sở Giao thông - Vận tải hơn 7.000 tỷ đồng, nhưng do có nhiều công trình cấp bách, trọng điểm phải làm nên nhu cầu vốn cao hơn rất nhiều. Năm 2013, nhu cầu vốn lên đến 11.736 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư xây dựng cơ bản 9.561 tỷ đồng; vốn sự nghiệp duy tu, kiến thiết, kinh phí trợ giá xe buýt, chi hành chính sự nghiệp 3.625 tỷđồng và vốn ODA 1.550 tỷđồng.

Đối với vốn ODA, đây là nguồn vốn quan trọng để đầu tư các dự án lớn, mang tính chiến lược. Đơn cử, đại lộ Đông Tây có tổng mức đầu tư 9.863 tỷ đồng, trong đó 6.393 tỷ đồng (chiếm 64,82%) là vốn vay ODA của chính phủ

Nhật Bản, vốn đối ứng từ ngân sách thành phố 3.470 tỷđồng. Tuyến metro số 1 có tổng vốn đầu tư khoảng 47.000 tỷđồng, phần lớn là vốn ODA của Nhật Bản.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 26

Dự án vệ sinh môi trường lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè (giai đoạn 1) có tổng mức đầu tư 317 triệu USD chủ yếu vay từ Ngân hàng Thế giới và một phần vốn

đối ứng của Thành phố Hồ Chí Minh. Dự án nạo vét luồng Soài Rạp có tổng mức đầu tư 2.797 tỷđồng, trong đó vốn tài trợ từ Vương quốc Bỉ 76 triệu EUR, vốn đối ứng từ ngân sách thành phố 624 tỷđồng…

Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương đi đầu trong việc kêu gọi các thành phần kinh tế đầu tư các dự án hạ tầng theo hình thức PPP, BOT, BTO, BT. Đồng hành cùng doanh nghiệp, UBND TP và các sở, ban, ngành luôn kịp thời tháo gỡ khó khăn trong thủ tục đầu tư, giải phóng mặt bằng, hoàn vốn, tạo niềm tin cho doanh nghiệp khi bỏ ra số vốn lớn.

2.2.2.2. Kinh nghiệm của thành phốĐà Nẵng

Năm 2013, thành phố Đà Nẵng đã ban hành các cơ chế, chính sách ưu

đãi, hỗ trợ nhằm thu hút nguồn vốn ODA nhằm tiếp tục phát triển, hoàn thiện hạ tầng giao thông, triển khai các dự án đúng tiến độ, kịp thời hoàn thiện các thủ tục, đảm bảo giải ngân nhanh các nguồn vốn, nhất là các chương trình, dự

án ưu tiên do Tổ Nghiên cứu chiến lược phát triển liên kết Đà Nẵng và vùng phụ cận đề xuất. Tiếp tục huy động nguồn vốn ODA kết hợp với nhiều hình thức đầu tư để phát triển hạ tầng giao thông. Hoàn thành dự án xây dựng và nâng cấp hệ thống tín hiệu giao thông, Tiếp tục triển khai các hạng mục thuộc giai đoạn 2 dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên. Tăng cường công tác xúc tiến các dự án ODA mới (Cục Đầu tư nước ngoài - 2011).

Chính vì thế, để nâng cao năng lực quản lý và quy hoạch giao thông cho Đà Nẵng, UBND Thành phố Đà Nẵng đã hợp tác với Tổ chức hợp tác doanh nghiệp Singapore (SCE) về tăng cường năng lực quản lý và quy hoạch giao thông được Quỹ Temsek tài trợ 15,47 tỷ đồng thực hiện chương trình này. SCE sẽ là đơn vị tư vấn cho Đà Nẵng về xây dựng chính sách, cách xác

định chiến lược trong giao thông đô thị và cung cấp một đội ngũ chuyên gia của Singapore tham gia vào quá trình xây dựng quy hoạch giao thông vận tải

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 27

Đà Nẵng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Đội ngũ tư vấn của Singapore sẽ đánh giá hiện trạng về giao thông Đà Nẵng từ đó nghiên cứu đề

xuất áp dụng những bài học kinh nghiệm phát triển quy hoạch giao thông vận tải đô thị thành công của Singapore vào điều kiện của Đà Nẵng, cùng Đà Nẵng xây dựng hệ thống giao thông hiện đại, đảm bảo phát triển bền vững về

môi trường, kinh tế, xã hội trong tương lai. Có được những thành công như

vậy, Đà Nẵng đã có những cơ chế, chính sách thu hút nguồn vốn ODA như: - Công tác tập trung rà soát và hoàn chỉnh quy hoạch các ngành, lĩnh vực phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, thu hút đầu tư vào lĩnh vực giao thông của Thành Phố.

- Thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn ODA phát triển hệ

thống kết cấu hạ tầng giao thông.

- Thực hiện cải cách hành chính, xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách để đẩy nhanh tiến độ xây dựng và quản lý khai thác hệ thống hạ tầng giao thông hiệu quả.

- Nâng cao năng lực, trách nhiệm điều hành của bộ máy chính quyền các cấp, củng cố, tăng cường năng lực quản lý dự án đểđáp ứng nhiệm vụđược giao.

- Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, lập danh mục các dự án giao thông đô thịđể kêu gọi hỗ trợ đầu tư từ nguồn vốn ODA…

2.2.2.3. Kinh nghiệm của tỉnh Bình Dương

Bình Dương đã tập trung được mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội, trong đó phải kể đến một hệ thống các cơ chế, chính sách thu hút nguồn lực tài chính ODA được ban hành để phát triển hạ tầng giao thông đô thị. Theo kết quả công bố về chỉ số năng lực cạnh tranh mới đây của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Bình Dương đứng vị trí thứ 19. Đây là vị trí nằm trong “top khá”, được các doanh nghiệp đánh giá tốt. Tuy có tụt thứ hạng trong bảng tổng sắp do nhiều yếu tố khách quan song Bình Dương lại chiếm vị trí số 1 về chỉ số cơ sở hạ tầng giao thông- một tiêu chí quan

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 28

trọng đối với các nhà đầu tư, đã được tỉnh đặt trọng tâm. Trong chỉ tiêu về hạ

tầng giao thông qua các năm được phân tích dựa trên các tiêu chí chủ yếu như: về đường bộ thì chất lượng đường, cầu có tốt hay không, tỷ lệ đường

được trải nhựa là bao nhiêu phần %; về đường thủy, đường sắt, đường hàng không có tính liên kết hiệu quả với Thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu không… Kết nối tốt Bình Dương đã quy hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ

thuật mà chủ yếu là giao thông phát triển đường bộ theo hướng kết nối với hệ

thống quốc lộ hiện đại, với sân bay quốc tế và cụm cảng biển Thị Vải - Vũng Tàu. Phát triển các trục giao thông đường bộ từ đại lộ Bình Dương đi cửa khẩu Hoa Lư, từ đại lộ Bình Dương đi Đồng Xoài, từ đại lộ Bình Dương đi Dầu Tiếng, đường Mỹ Phước - Tân Vạn. Việc liên kết vùng được thực hiện khá tốt thông qua các công trình quan trọng đã hoàn thành như cầu Thủ Biên,

Một phần của tài liệu Kết quả thu hút nguồn vốn ODA phát triển hạ tầng giao thông đô thị thành phố hà nội (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)