Lãi suất bình quân đầu vào và lãi suất bình quân đầu ra

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn công thương, chi nhánh bạc liêu (Trang 50)

Lãi suất bình quân đầu vào tác động trực tiếp đến chi phí của ngân hàng cũng như lãi suất bình quân đầu ra tác động trực tiếp lên thu nhập. Qua bảng số liệu thì lãi suất bình quân đầu vào và lãi suất bình quân đầu ra của ngân hàng đang có xu hướng giảm đi qua các năm. Lãi suất bình quân đầu vào và lãi suất bình quân đầu ra luôn có mối quan hệ tăng giảm với nhau, lãi suất bình quân đầu vào tăng hay giảm sẽ tác động đến lãi suất bình quân đầu ra tăng hay

giảm. Ở Saigonbank chi nhánh Bạc Liêu cho thấy lãi suất bình quân đầu vào cao nhất là ở năm 2011, là 16,90%, điều này có nghĩa là để huy động được một đồng vốn thì ngân hàng phải bỏ ra 0,1690 đồng chi phí. Chỉ đánh giá theo lãi suất đầu vào thì chưa phản ánh được ngân hàng hoạt động có tốt hay không, chúng ta cần phải xem xét thêm lãi suất bình quân đầu ra.

Lãi suất bình quân đầu ra ở năm 2011 cũng cao nhất trong giai đoạn ta phân tích, là 23,23%, có nghĩa là một đồng cho vay ngân hàng sẽ thu về được 0,2323 đồng chi phí. Chênh lệch lãi suất bình quân đầu vào và lãi suất bình quân đầu ra tại Saigonbank chi nhánh Bạc Liêu có xu hướng giảm xuống qua cả giai đoạn, chênh lệch này giảm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận mà ngân hàng đạt được vì nguồn thu chính của ngân hàng chính là phần chênh lệch lãi, điều này đã giải thích tại sao lợi nhuận của Saigonbank chi nhánh Bạc Liêu ở giai đoạn năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 giảm xuống thấp hơn nhiều so với giai đoạn năm 2011 và năm 2012. Chênh lệch lãi suất giảm vì Saigonbank chi nhánh Bạc Liêu luôn thực hiện điều chỉnh lãi suất linh hoạt theo đúng theo quy định của nhà nước về mức lãi suất.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn công thương, chi nhánh bạc liêu (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)