ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn công thương, chi nhánh bạc liêu (Trang 48)

Sau khi đã phân tích các số liệu có liên quan đến thực trạng hoạt động huy động vốn của ngân hàng trong khoảng thời gian 3 năm 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014, để tìm hiểu sâu hơn và biết được các số liệu đó có đảm bảo được các tỷ lệ an toàn về khả năng sử dụng vốn, khả năng chủ động với nguồn vốn cũng như số lượng chi phí lãi bỏ ra để thu vốn về của ngân hàng có hợp lý chưa và công tác huy động vốn có thể hoạt động tốt chưa, cần phải làm gì để công tác huy động vốn có thể hoạt động tốt hơn nữa thì cần kiểm định lại qua các chỉ số tài chính sau.

4.3.1 Vốn tự huy động trên tổng nguồn vốn

Qua bảng số liệu ta thấy giai đoạn 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014 thì ta thấy phần trăm vốn tự huy động tại địa bàn trên tổng nguồn vốn của Saigonbank chi nhánh Bạc Liêu tăng giảm không ổn định. Năm 2011 là 106,78%, năm 2012 tăng lên đến 139,47%, năm 2013 lại giảm xuống còn 80,20%, đến giai đoạn 6 tháng đầu năm 2014 87,06%. Điều đặc biệt ở đây là ở năm 2011 và năm tổng vốn huy động vượt cao hơn tổng số vốn mà ngân hàng sử dụng, điều này cho thấy ở 2 năm này công tác huy động vốn của ngân hàng đạt hiệu quả rất tốt, số vốn huy động được ở con số rất cao dẫn đến tình trạng không sử dụng hết nên tiến hành chuyển vốn về hội sở để điều chuyển đến nơi thiếu vốn, nếu không điều chuyển kịp thời ngân hàng sẽ phải trả lãi cho khoản vốn này. Ở năm 2011 và năm 2012 thì công tác huy động vốn của Saigonbank chi nhánh Bạc Liêu hoạt động rất tốt, tuy nhiên đến năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 thì ngân hàng bắt đầu có dấu hiệu phụ thuộc vào hội sở nhiều hơn, công tác huy động vốn ở giai đoạn sau này không tốt như ở hai năm đầu.

Đánh giá theo chỉ số này thì ở giai đoạn năm 2011 và năm 2012 thì công tác huy động vốn của ngân hàng hoạt động tốt hơn giai đoạn 2013 và 6 tháng đầu năm 2014. Về giai đoạn sau công tác huy động vốn hoạt động kém nên lượng vốn huy động tại địa bàn không đủ để sử dụng nên ngân hàng phải sử dụng đến vốn điều chuyển, bắt đầu phụ thuộc vào hội sở hơn.

Bảng 4.6 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động huy động vốn tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương chi nhánh Bạc Liêu.

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 6 tháng đầu năm 2011 2012 2013 2013 2014 Tổng NV Triệu đồng 483.999 499.561 463.978 363.868 507.833 Vốn tự huy động Triệu đồng 516.805 696.715 372.106 294.412 442.099 Tổng vốn chịu lãi Triệu đồng 516.805 696.715 463.978 363.868 507.833 Vốn có kỳ hạn Triệu đồng 429.493 586.012 268.472 215.464 365.130 Vốn chịu lãi bình quân Triệu đồng 470.625 606.760 580,347 530,292 485.906 Chi phí lãi Triệu đồng 79.541 83.126 59.427 32.153 28.403 Tổng thu nhập lãi Triệu đồng 96.454 100.467 75.916 39.942 32.827 Dư nợ Triệu đồng 463.945 483.560 437.805 344.291 478.023 Dư nợ bình quân Triệu đồng 415.165 473.753 460.683 413.926 457.914 Vốn tự huy động/Tổng NV (%) 106,78 139,47 80,20 80,91 87,06 Vốn CKH/Vốn tự huy động (%) 83,11 84,11 72,15 73,18 82,59 Dư nợ/Vốn tự huy động Lần 0,90 0,69 1,77 1,17 1,08 LSBQ đầu vào (%) 16,90 13,70 10,24 6,06 5,85 LSBQ đầu ra (%) 23,23 21,20 16,48 9,65 7,17

4.3.2 Vốn có kỳ hạn trên vốn tự huy động

Vốn có kỳ hạn của ngân hàng luôn chiếm tỷ trọng khá lớn trong vốn tự huy động qua các năm luôn chiếm trên 70%, ở giai đoạn năm 2013 công tác huy động vốn của ngân hàng gặp nhiều khó khăn thì chỉ tiêu này cũng giảm xuống đáng kể, cụ thể là ở năm 2013 chỉ còn 72,15% so với năm 2011 và 2012 lần lượt là 83,11% và 84,11%, đây là nguồn tiền ổn định và ngân hàng có thể chủ động trong việc sử dụng hơn so với nguồn vốn huy động không kỳ hạn vì với nguồn tiền này kỳ hạn thanh khoản đã được thỏa thuận trước cho nên chỉ tiêu này giảm xuống thì sự ổn định nguồn vốn của ngân hàng trong giai đoạn này cũng giảm theo. Việc nguồn vốn không kỳ hạn chiếm tỷ trọng cao trong vốn huy động là tín hiệu tích cực cho hoạt động của ngân hàng, trong thời gian tới ngân hàng cần tiếp tục giữ vững và phát huy thế mạnh này, điều đó cần phải có chiến lược thích hợp, đưa việc thu hút nguồn vốn có kỳ hạn trở thành phương hướng chính trong công tác huy động vốn của ngân hàng. Nhìn chung đánh giá theo chỉ số này thì nguồn vốn của ngân hàng có mức độ ổn định khá cao.

4.3.3 Dư nợ trên vốn tự huy động

Chỉ số này cho cho thấy khả năng sử dụng vốn cho vay ở Saigonbank chi nhánh Bạc Liêu. Năm 2011 tổng dư nợ trên vốn huy động bằng 0,90 lần, năm 2012 là 0,69 lần, Điều này đã chứng tỏ ở 2 năm này khả năng huy động vốn của ngân hàng đã vượt xa nhu cầu sử dụng vốn, đây là một thành rất tốt chứng tỏ công tác huy động vốn trong giai đoạn này hoạt động hiệu quả cao. Sang năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 lần lượt là 1,77 và 1,08. Ở giai đoạn sau cho thấy ngân hàng sử dụng vốn hiệu quả hơn giai đoạn đầu, tuy nhiên cũng cho thấy hoạt động huy động vốn ở giai đoạn sau không còn tốt như giai đoạn trước, đã không đáp ứng đủ nhu cầu sử dung khiến ngân hàng phải sử dụng vốn điều chuyển đền từ hội sở. Tuy nhiên nhìn chung qua cả giai đoạn thì chỉ số này luôn được duy trì ở mức không quá nhỏ cũng không quá lớn, điều này cũng là một dấu hiệu tích cực vì chỉ số này quá nhỏ hay quá lớn điều không tốt.

4.3.4 Lãi suất bình quân đầu vào và lãi suất bình quân đầu ra

Lãi suất bình quân đầu vào tác động trực tiếp đến chi phí của ngân hàng cũng như lãi suất bình quân đầu ra tác động trực tiếp lên thu nhập. Qua bảng số liệu thì lãi suất bình quân đầu vào và lãi suất bình quân đầu ra của ngân hàng đang có xu hướng giảm đi qua các năm. Lãi suất bình quân đầu vào và lãi suất bình quân đầu ra luôn có mối quan hệ tăng giảm với nhau, lãi suất bình quân đầu vào tăng hay giảm sẽ tác động đến lãi suất bình quân đầu ra tăng hay

giảm. Ở Saigonbank chi nhánh Bạc Liêu cho thấy lãi suất bình quân đầu vào cao nhất là ở năm 2011, là 16,90%, điều này có nghĩa là để huy động được một đồng vốn thì ngân hàng phải bỏ ra 0,1690 đồng chi phí. Chỉ đánh giá theo lãi suất đầu vào thì chưa phản ánh được ngân hàng hoạt động có tốt hay không, chúng ta cần phải xem xét thêm lãi suất bình quân đầu ra.

Lãi suất bình quân đầu ra ở năm 2011 cũng cao nhất trong giai đoạn ta phân tích, là 23,23%, có nghĩa là một đồng cho vay ngân hàng sẽ thu về được 0,2323 đồng chi phí. Chênh lệch lãi suất bình quân đầu vào và lãi suất bình quân đầu ra tại Saigonbank chi nhánh Bạc Liêu có xu hướng giảm xuống qua cả giai đoạn, chênh lệch này giảm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận mà ngân hàng đạt được vì nguồn thu chính của ngân hàng chính là phần chênh lệch lãi, điều này đã giải thích tại sao lợi nhuận của Saigonbank chi nhánh Bạc Liêu ở giai đoạn năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 giảm xuống thấp hơn nhiều so với giai đoạn năm 2011 và năm 2012. Chênh lệch lãi suất giảm vì Saigonbank chi nhánh Bạc Liêu luôn thực hiện điều chỉnh lãi suất linh hoạt theo đúng theo quy định của nhà nước về mức lãi suất.

4.4 SO SÁNH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG VỚI CÁC ĐỐI THỦ CẠNH TRANH TRÊN CÙNG ĐỊA BÀN CÁC ĐỐI THỦ CẠNH TRANH TRÊN CÙNG ĐỊA BÀN

Để đánh giá khách quan hơn về hoạt động của công tác huy động vốn tại Saigonbank chi nhánh Bạc Liêu, ta so sánh về các chỉ tiêu có liên quan đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng với các ngân hàng khác ở trên cùng địa bàn tại thành phố Bạc Liêu. Hai ngân hàng được so sánh đó là ngân hàng TMCP Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam chi nhánh Bạc Liêu, viết tắt BIDV chi nhánh Bạc Liêu, có trụ ở chính đặt tại 169A đường 23/8, phường 8, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu. Ngân hàng còn lại là ngân hàng TMCP Phương Đông chi nhánh Bạc Liêu, viết tắt là OCB chi nhánh Bạc Liêu, có trụ sở chính đặt tại 442 Đường Trần Phú, Khóm 1, Phường 7, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu. Cả ba ngân hàng đều có trụ sở nằm tại trung tâm thành phố Bạc Liêu nên có nhiều điều kiện giống nhau như: địa bàn hoạt động, đối tượng khách hàng, cùng có chung điều kiện kinh tế xã hội.

4.4.1 So sánh vốn tự huy động trên tổng nguồn vốn

Chỉ số vốn tự huy động trên tổng nguồn vốn chỉ ra sự cạnh tranh giữa các ngân hàng được so sánh, vốn tự huy động của ngân hàng nào chiếm tỷ trọng lớn chứng tỏ sức cạnh tranh của ngân hàng đó ở địa bàn hoạt động tốt hơn các ngân hàng còn lại, không cần phải xin vốn điều chuyển đến từ hội sở để kinh doanh, mức độ phụ thuộc vào hội sở ít hơn.

Bảng 4.7 Các chỉ tiêu so sánh hoạt động huy động vốn của ngân hàng TMCP Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam, ngân hàng TMCP Phương Đông, ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương

Chỉ tiêu Đơn vị tính

Ngân hàng Năm 6 tháng đầu

năm 2011 2012 2013 2013 2014 Vốn tự huy động/Tổng nguồn vốn (%) BIDV 57,31 60,61 63,87 68,50 67,65 OCB 56,11 62,66 72,47 61,88 64,26 Saigonbank 106,78 139,47 80,20 80,91 87,06 Lãi suất bình quân đầu vào (%) BIDV 17,13 20,00 15,96 8,01 6,79 OCB 23,07 18,69 18,29 10,10 10,49 Saigonbank 16,90 13,70 10,24 6,06 5,85 Dư nợ/Vốn tự huy động (lần) BIDV 1,29 1,48 1,60 1,39 1,65 OCB 1,73 1,58 1,32 1,59 1,40 Saigonbank 0,90 0,69 1,77 1,17 1,08

Nguồn: ngân hàng TMCP Phương Đông chi nhánh Bạc Liêu, ngân hàng TMCP Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam, ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương

Qua chỉ số này thì cho thấy so với BIDV và OCB thì Saigonbank vượt trội hơn hẳn, chỉ số này tại Saigonbank luôn ở mức trên 80% còn hai ngân hàng còn lại thì luôn ở mức dưới 80%. Điều đó cho thấy mức độ phụ thuộc vào hội sở của BIDV và OCB lớn hơn so với Saigonbank vì ở hai ngân hàng này vốn tự huy động được không đủ đê sử dụng nên phải cần đến nguồn vốn điều chuyển đến từ hội sở, còn Saigonbank hoạt động động của công tác huy động vốn là rất tốt, đặc biệt là ở năm 2011 và năm 2012, chỉ số này vượt hơn 100%, cụ thể là 106,78% và 139,47%. Đây là thành tích đáng mừng đối với toàn thể cán bộ nhân viên Saigonbank chi nhánh Bạc Liêu, cần cố gắng phát huy hơn nữa.

4.4.2 So sánh lãi suất bình quân đầu vào

Về lãi suất bình quân đầu vào trên vốn huy động thì ở Saigonbank và BIDV thấp hơn so với OCB. Do lãi suất ở gian đoạn những năm gần đây luôn có xu hướng giảm xuống nên xu hướng chi phí lãi mà các các ngân hàng phải bỏ ra trên huy động cũng có xu hướng giảm xuống qua cả giai đoạn. Hai ngân hàng BIDV và Saigonbank làm tốt công tác điều chỉnh lãi suất linh hoạt và

hợp lý nên chi phí lãi bỏ ra trên tổng vốn huy động bình quân của hai ngân hàng nhỏ hơn OCB. Đặc biệt là ở Saigonbank chỉ số này cũng thấp so với BIDV hơn tuy không nhiều. Về tổng chi phí lãi trên vốn huy động bình quân thì BIDV và Saigonbank hiệu quả hơn OCB và ở Saigonbank lại vượt trội hơn so với BIDV, vì thế nên lãi suất bình quân đầu vào của hai ngân hàng này thâp hơn OCB dù chênh lệch không nhiều, nhưng đó cũng là tín hiệu tích chực của hai ngân hàng BIDV và Saigonbank.

4.4.3 So sánh dư nợ trên vốn tự huy động

Chỉ này Saigonbank tỏ ra kém hiệu quả hơn OCB và BIDV ở khâu sử dụng vốn, tuy nhiên cũng chứng tỏ điều ngược lại là ở Saigonbank có công tác huy động vốn hoạt động tốt hơn, mặc dù công tác sử dụng vốn còn hạn chế. Ở cả 3 ngân hàng chỉ số này đều có sự tăng giảm qua các năm cho thấy hoạt động của các ngân hàng không ổn định và tùy thuộc vào tình hình kinh tế.

Tóm lại: Ở đây chỉ tập trung phân tích khả năng hoạt động tốt hay không tốt của công tác huy động vốn giữa ba ngân hàng BIDV, OCB và Saigonbank thì ở ngân hàng Saigonbank tỏ ra vượt trội hơn so với hai ngân hàng còn lại về về công tác huy động vốn các chỉ số. Dù trên cùng địa bàn, đối tượng khách hàng là như nhau, có cùng điều kiện kinh tế, xã hội nhưng ở Saigonbank luôn cho các chỉ số về huy động vốn tương đối ổn định và hiệu quả hơn so với hai ngân hàng còn lại. Đây là một thành tích đạt được nhờ chiến lược, chỉ đạo kịp thời và hợp lý của ban lãnh đạo Saigonbank, cũng như sự cố gắng, nổ lực hoàn thành chỉ tiêu của các nhân viên bộ phận công tác huy động vốn. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay mà đạt được những tín hiệu tích cực như vậy là điều đáng biểu dương, cần cố gắng duy trì và phát huy hơn.

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẨN

SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH BẠC LIÊU 5.1 ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG

Nguồn vốn chính là nguồn nội lực duy trì và thúc đẩy ngân hàng vận động phát triển, nguồn vốn thể sức mạnh cạnh tranh của ngân hàng trong thời buổi kinh tế cạnh tranh gay găt như hiện nay, hoạt động huy động vốn chính là cánh cửa chính để mang đến nguồn vốn vững mạnh cho ngân hàng. Qua giai đoạn giai đoạn đã phân tích 3 năm 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014 ta nhận thấy ngân hàng đã đạt được một số thành tựu về huy động vốn như sau:

- Năm 2011 và năm 2012 đạt số lượng vốn huy động rất cao, ở hai năm này ngân hàng không cần sử dụng đến vốn điều chuyển từ hội sở nên giảm được chi phí do sử dụng vốn điều chuyển, góp phần cải thiện thu nhập.

- Trong tổng cơ cấu nguốn vốn huy động được theo hình thức huy động thì tiến gửi tiết kiệm có kỳ hạn chiếm tỷ trọng rất lớn so với tiền gửi không kỳ hạn, đây là nguồn tiền mang đến sự ổn định về nguồn vốn cho ngân hàng và có thể chủ động trong việc sử dụng đầu tư vào các dự án trung và dài hạn, khả năng sinh lời cao.

- Qua các chỉ số đã phân tích và so sánh cho thấy hoạt động của công tác huy động vốn của ngân hàng so với các ngân hàng đối thủ trên cùng địa bàn là khá tốt. Điều đó cũng cho thấy lợi thế cạnh tranh của ngân hàng ở địa bàn hoạt động.

Tuy nhiên bên cạnh một số thành tựu thì ngân hàng cũng vài tồn tại ảnh hưởng đến công tác huy động vốn như:

- Một trong những tồn tại rất dễ nhận thấy tại Saigonbank chi nhánh Bạc Liêu đó là mạng lưới hoạt động, hệ thống ATM chưa phát triển, tìm trên khắp địa bàn thành phố Bạc Liêu rất ít khí bắt gặp máy ATM của Saigonbank.

- Tồn tại tiếp theo là trụ sở chính của ngân hàng tuy tọa lạc tại trung tâm thành phố nhưng diện tích và không gian phòng giao dịch còn hạn chế, ngay bãi đậu xe cho khách hàng cũng chưa được thoải mái, chưa tạo được cho khách hàng sự tiện lợi và thoải mái tối đa khi tiến hành giao dịch tại ngân hàng.

- Vào giai đoạn kinh tế có nhiều biến động theo hướng khó khăn với

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn công thương, chi nhánh bạc liêu (Trang 48)