2.1.7.1 Phân tích biến động chi phí sản xuất
Công thức tính:
Biến động lượng = (Lượng thực tế - Lượng định mức) x Giá định mức (2.8) Biến động giá = (Giá thực tế - Giá định mức) x Lượng thực tế (2.9) Tổng biến động = Biến động giá + Biến động lượng (2.10)
2.1.7.2 Phân tích giá thành sản phẩm
a) Đánh giá tình hình biến động giá thành đơn vị sản phẩm
Mục đích đánh giá là nêu lên các nhận xét bước đầu về kết quả thực hiện giá thành đơn vị.
Phương pháp: tính ra mức chênh lệch và tỷ lệ chênh lệch của tình hình thực hiện giá thành đơn vị của từng loại sản phẩm.
Giá thành đơn vị thực tế
Tỷ lệ thực hiện giá thành = x 100 (2.11) Giá thành đơn vị kế hoạch
29
Giá thành đơn vị thực hiện - Giá thành đơn vị kế hoạch (2.12)
- Tỷ lệ chênh lệch:
Giá thành đơn vị thực hiện - Giá thành đơn vị kế hoạch
x 100 (2.13) Giá thành đơn vị kế hoạch
Ngoài ra còn có thể so sánh giá thành đơn vị thực hiện kỳ này hoặc năm nay với giá thành đơn vị kỳ trước hoặc năm trước. Sau khi tính toán tỷ lệ phần trăm (%) theo công thức trên, ta lập bảng phân tích để có căn cứ nêu lên các nhận xét về kết quả thực hiện kết quả giá thành.
b) Phân tích tình hình biến động tổng giá thành sản phẩm
- Mục tiêu của phân tích tình hình biến động tổng giá thành là đánh giá chung tình hình biến động giá thành của toàn bộ sản phẩm theo từng loại
sản phẩm, cho chúng ta nhận thức một cách tổng quát về khả năng tăng hay
giảm lợi tức của doanh nghiệp bởi sự tác động và ảnh hưởng giá thành từng loại sản phẩm. Phân tích đánh giá tình hình biến động của tổng giá thành còn là cơ sở định hướng và đặt vấn đề cần đi sâu nghiên cứu giá thành của từng loại sản phẩm cụ thể.
- Đối với toàn bộ sản phẩm, ta tiến hành phân tích bằng cách so sánh giữa tổng giá thành thực tế với tổng giá thành kế hoạch, từ đó thấy được ưu nhược điểm trong công tác quản lý chi phí và giá thành. Để thực hiện yêu cầu trên cần phải tiến hành so sánh cả số tuyệt đối và số tương đối tổng giá thành thực tế với kế hoạch.
c) Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành sản phẩm
Mục tiêu của tất cả các doanh nghiệp sản xuất là phải phấn đấu hạ giá thành, mức hạ càng nhiều khả năng tăng lợi nhuận càng cao. Hạ giá thành là phương hướng phấn đấu cho tất cả các ngành sản xuất, cho tất cả các loại sản phẩm dù đã sản xuất nhiều năm hay mới bắt đầu sản xuất.
Việc phân tích tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành sản phẩm được tiến hành trên hai chỉ tiêu: mức hạ giá thành (Mz) và tỷ lệ hạ giá thành (Tz). Thông thường khi phân tích giá thành, người ta tiến hành so sánh giá thành thực tế với kế hoạch.
30
* Mức hạ giá thành (Mz): biểu hiện bằng số tuyệt đối của kết quả hạ giá thành năm nay so với giá thành năm trước, phản ánh khả năng tăng lợi tức, tăng tích lũy nhiều hay ít.
Công thức tổng quát: Mz = ∑Qi (Zi – Z0i) (2.14) Chi tiết theo thực tế và kế hoạch:
- Mức hạ giá thành thực tế (Mz1): Mz1 = ∑Q1i (Z1i – Z0i) (2.15) - Mức hạ giá thành kế hoạch (Mzk): Mzk = ∑Qki (Zki – Z0i) (2.16)
* Tỷ lệ hạ giá thành (Tz): biểu hiện bằng số tương đối của kết quả hạ giá thành năm nay so với giá thành năm trước, chỉ tiêu này phản ánh tốc độ hạ giá thành nhanh hay chậm và trình độ quản lý trong việc phấn đấu hạ giá thành. Công thức tổng quát: Tz = Mz / ∑Qi Z0i (2.17) Chi tiết theo thực tế và kế hoạch:
- Tỷ lệ hạ giá thành thực tế (Tz1): Tz1 = Mz1 / ∑Q1i Z0i (2.18) - Tỷ lệ hạ giá thành kế hoạch (Tzk): Tzk = Mzk / ∑Qki Z0i (2.19) Trong đó: Q1i, Qki: khối lượng sản phẩm i nhập kho thực tế và kế hoạch. Z0i, Zki, Z1i: giá thành đơn vị sản phẩm i nhập kho năm trước, kế hoạch và thực tế năm nay.
(Z1i – Z0i) = mz1i và (Zki – Z0i) = mzki là mức hạ giá thành đơn vị thực tế và kế hoạch.
* Phương pháp phân tích: tiến hành so sánh mức hạ và tỷ lệ hạ giá thành giữa thực tế và kế hoạch để xác định đối tượng phân tích (là chênh lệch Mz và Tz giữa thực tế và kế hoạch).
ΔMz = Mz1 – Mzk (2.20) ΔTz = Tz1 – Tzk
Tuy nhiên, để có những nhận xét chính xác sau khi xác định đối tượng phân tích, cần phải xác định các nhân tố và mức độ ảnh hưởng của chúng đến mức hạ và tỷ lệ hạ giá thành.
- Ảnh hưởng của nhân tố khối lượng sản xuất (Q)
+ Đến mức hạ giá thành (Mz):
ΔMzQ = Mzk (∑Q1i Z0i / ∑Qki Z0i) – Mzk (2.21) + Không ảnh hưởng đến tỷ lệ hạ giá thành (Tz).
31
+ Đến mức hạ giá thành (Mz):
ΔMzK = (∑Q1i Zki – ∑Qki Z0i) – Mzk (∑Q1i Z0i / ∑Qki Z0i) (2.22) + Đến tỷ lệ hạ giá thành (Tz) = ΔMzK/ ∑Q1i Z0i (2.23)
- Ảnh hưởng của nhân tố mức hạ giá thành đơn vị (mz)
+ Đến mức hạ giá thành (Mz): ΔMzmz = Mz1 – (∑Q1i Zki – ∑Qki Z0i) (2.24) + Đến tỷ lệ hạ giá thành (Tz) = ΔMzmz / ∑Q1i Z0i (2.25)
- Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố:
ΔMzQ+ ΔMzK + ΔMzmz = ΔMz (2.26) (ΔMzK+ ΔMzmz) / ∑Q1i Z0i= ΔTz (2.27)