Phương pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu phân tích chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nước tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cấp nước và môi trường đô thị đồng tháp (Trang 32)

- Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để mô tả lại thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty.

- Phương pháp so sánh:

+ Phương pháp số tuyệt đối: là hiệu số của hai chỉ tiêu: chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở.

+ Phương pháp sốtương đối: là tỷ lệ phần trăm (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng.

- Từ mô tả và phân tích trên ta dùng phương pháp tự luận để đưa các biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH MTV Cấp Nước và MTĐTĐồng Tháp.

32 CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN CẤP NƯỚC VÀ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ

ĐỒNG THÁP

3.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN CẤP NƯỚC VÀ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ ĐỒNG THÁP

- Tên công ty: Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Một Thành Viên Cấp Nước và Môi Trường Đô Thị Đồng Tháp.

- Tên giao dịch quốc tế: DONG THAP WATER SUPPLY, SANITATION & URBAN ENVIRONMENT COMPANY LIMITED.

- Tên viết tắt: DOWASEN Ltd. - Trụ sở chính:

+ Địa chỉ: Số 01, đường Tôn Đức Thắng, phường 1, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.

+ Điện thoại: 067. 3853332 + Fax : 067. 3852825

- Email: capthoatnuoc@hcm.vnn.vn ; capthoatnuocdt@vnn.vn - Website: http://www.dowasen.com

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 1400101205 do Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp ngày 27/7/2009.

- Công ty mở tài khoản số 102010000312514 tại Ngân hàng Công Thương Đồng Tháp.

- Công ty có con dấu riêng tự hạch toán độc lập.

3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty

-Đồng Tháp là một trong những tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, có đường biên giới dài trên 50 km, tiếp giáp với tỉnh PrayVeng (Campuchia), dân số khoảng 1,6 triệu người. Địa giới hành chính của tỉnh được chia thành 11 đơn vị huyện, thị và thành phố trực thuộc. Trong đó, tỉnh lỵ đặt tại Thành phố Cao Lãnh, một thành phố trẻ.

33

- Hệ thống cấp nước của Đồng Tháp đã có từ năm 1940, do Pháp xây dựng để phục vụ cho các quan chức người Pháp và một số công thự thời bấy giờ. Sau giải phóng 1975, ngành cấp nước của tỉnh đã dần được hình thành và đi vào tổ chức thống nhất.

- Sau khi Tỉnh nhà được thành lập, hệ thống cấp nước lúc này chủ yếu ở hai cơ sở chính là nhà máy nước Sa Đéc và nhà máy nước Cao Lãnh.

- Tháng 03 năm 1976, Sở Xây dựng Tỉnh được thành lập và hình thành các bộ phận trực thuộc sở, trong đó có nhà máy nước Sa Đéc và Cao Lãnh.

- Năm 1983, Ủy ban nhân dân Tỉnh ra quyết định nâng nhà máy nước Cao Lãnh thành Xí nghiệp Cấp nước thị xã Cao Lãnh.

- Năm 1989, Công ty Dịch vụ Cấp thoát nước Tỉnh Đồng Tháp được thành lập theo quyết định số 28/QĐ-TL của Ủy ban nhân dân Tỉnh trên cơ sở nền tảng của Xí nghiệp Cấp nước thị xã Cao Lãnh. Bộ máy tổ chức công ty gồm 3 phòng nghiệp vụ, 1 đội thi công, có 31 cán bộ công nhân viên. Số vốn ban đầu là 10.086.000 đồng. Ông Lý Khôi Văn được đề bạt làm Giám đốc công ty.

- Ngày 09 tháng 12 năm 1992, Ủy ban nhân dân Tỉnh quyết định thành lập doanh nghiệp Nhà nước Công ty Cấp nước Tỉnh Đồng Tháp theo quyết định số 132/QĐ-TL. Trụ sở chính đặt tại số 01, đường Nguyễn Huệ, thị xã Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Các nhà máy trực thuộc gồm:

+ Nhà máy nước thị xã Sa Đéc + Nhà máy nước huyện Hồng Ngự + Nhà máy nước huyện Thanh Bình

- Đến ngày 15 tháng 01 năm 1994, công ty thành lập thêm nhà máy nước huyện Lai Vung và huyện Châu Thành.

- Ngày 18 tháng 04 năm 1998, Ủy ban nhân dân Tỉnh ra quyết định

số 60/QĐUB-TL về việc chuyển Công ty Cấp nước thành doanh nghiệp Nhà

nước hoạt động công ích. Trụ sở chính công ty đặt tại số 44 đường 30/4, phường 1, thị xã Cao Lãnh. Năm 2000, công ty được giao quản lý 11 nhà máy cấp nước huyện, thị trong Tỉnh, trụ sở mới đặt tại số 01 đường Tôn Đức Thắng, phường 1, thị xã Cao Lãnh.

- Ngày 16 tháng 03 năm 2003, Ủy ban nhân dân Tỉnh ra quyết định số 16/QĐ-TL về việc sát nhập 02 công ty Xây lắp và Dịch vụ của hai thị xã Sa Đéc và thị xã Cao Lãnh vào Công ty Cấp nước và đổi tên thành Công ty Cấp

34

thoát nước và Môi trường Đô thị Tỉnh Đồng Tháp. Đến tháng 03 năm 2004, trạm cấp nước huyện Lấp Vò đã được giao về công ty quản lý.

- Ngày 21 tháng 09 năm 2006, Ủy ban nhân dân Tỉnh ra quyết định số 158/QĐ-UBND-TL về việc chuyển đổi tên Công ty Cấp thoát nước và Môi trường Đô thị Tỉnh Đồng Tháp thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cấp nước và Môi trường Đô thị Đồng Tháp.

3.1.2 Quy mô và năng lực sản xuất

3.1.2.1 Vốn kinh doanh

- Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, vốn điều lệ của công ty là 50.844.000.000 đồng.

- Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty gồm nguồn vốn do ngân sách cấp, nguồn vốn tự bổ sung và nguồn vốn vay. Vốn đầu tư của chủ sở hữu đến nay là 304.090.293.360 đồng.

3.1.2.2 Lĩnh vực kinh doanh

- Sản xuất và phân phối nước.

- Kinh doanh vật tư, thiết bị chuyên ngành nước. - Thi công lắp đặt đường ống nước.

3.1.3 Quy trình công nghệ

3.1.3.1 Khâu thi công

Phòng kỹ thuật hoàn thành thủ tục vẽ, khảo sát đo đạt công trình, bộ phận kế toán và kho vật tư hàng hóa tiến hành kiểm tra phân loại cân đối vật tư, bộ phận thi công chuẩn bị những công việc cần thiết tiếp theo để tiến hành thi công lắp đặt.

3.1.3.2 Khâu sản xuất và phân phối nước

Nguồn nước lấy từ giếng nước ngầm ở độ sâu trên 300 m, bơm lên bể chứa, sau một thời gian lượng nước qua hệ thống lắng lọc áp lực thông qua bộ phận lọc hiện đại, ở công đoạn này sẽ có 2 người công nhân châm hóa chất gồm bột keo tụ PAC và bột Clor để xử lý nước. Sau đó qua bể rộng phân phối nước cho người tiêu dùng qua mạng lưới ống dẫn phục vụ hàng ngày 24/24.

35

Hình 3.1 Sơ đồ quy trình sản xuất nước của công ty

3.2 TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY DOANH CỦA CÔNG TY

3.2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

- Tổ chức bộ máy công ty là việc sắp xếp, bố trí theo chức năng quản lý, phối hợp điều hòa giữa các bộ phận chức năng cho phù hợp với cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty. Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn

Một Thành Viên Cấp Nước và Môi Trường Đô Thị Đồng Tháp đang áp dụng

cơ cấu tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng.

- Trong mô hình này các đơn vị trực tuyến được tổ chức theo sản phẩm, theo lãnh thổ hay theo khách hàng, công ty còn lập những đơn vị chức năng như: kế hoạch, kỹ thuật, kế toán, tổ chức hành chính…Ở cấp trung ương của công ty có nhiệm vụ thực hiện các hoạt động chức năng cho các đơn vị trực tuyến.

- Chức năng quản lý chung được chia thành nhiều chức năng quản trị riêng biệt.

Giếng nước ngầm

Hệ lắng lọc áp lực Bể chứa lắng lọc

Bể chứa trung chuyển Bơm hút ni-tơ

Đài nước

Đài ống dẫn nước

36

- Các phòng, ban, các đơn vị trực thuộc chịu trách nhiệm nghiên cứu các chức năng quản trị của mình để tham mưu cho ban lãnh đạo khi đề ra các quyết định quản trị và chỉ làm tham mưu chứ không có quyền quyết định hay ra lệnh.

- Quan hệ và quản trị ở đây được thực hiện theo kiểu đường thẳng từ trên xuống dưới.

- Ưu điểm của loại hình này là ở chỗ hạn chế được những sai lầm khi ra quyết định. Mặt khác cần duy trì quan hệ lãnh đạo trực tuyến giữa người lãnh đạo và người thực hiện. Tuy nhiên cơ cấu này còn bộc lộ một số khó khăn gắn liền với sự liên kết giữa các tuyến quản lý khác nhau.

- Bộ máy lãnh đạo công ty bao gồm: + Chủ tịch công ty: Ông Từ Phát Minh

+ Tổng Giám đốc: Ông Phan Đình Hùng + Phó Tổng Giám đốc: Ông Trần Minh Thiện

+ Phó Tổng Giám đốc: Ông Nguyễn Anh Dũng + Kiểm soát viên: Bà Nguyễn Thị Thu Trang

+ Kiểm soát viên: Bà Phạm Thị Kim Dung + Kế toán trưởng: Ông Phạm Chí Thức

- Tổng số cán bộ công nhân viên là 658 người. Công ty hiện có 8 phòng ban và 9 chi nhánh trực thuộc. Trong đó:

8 phòng ban:

+ Phòng Tổ chức Hành chánh - quản trị + Phòng Tài chính

+ Phòng Công nghệ thông tin + Phòng Dịch vụ khách hàng + Phòng Môi trường + Phòng Quản lý dự án + Phòng Kỹ thuật + Phòng Điều độ cấp nước 9 chi nhánh:

37

+ Chi nhánh 2: gồm thành phố Cao Lãnh và huyện Cao Lãnh.

+ Chi nhánh 3: gồm huyện Thanh Bình, huyện Tam Nông và thị tứ An Long.

+ Chi nhánh 4: gồm thị xã Hồng Ngự, huyện Tân Hồng và xã Bình Thạnh.

+ Chi nhánh 5: gồm huyện Lấp Vò và huyện Lai Vung. + Chi nhánh 6: gồm huyện Tháp Mười và xã Trường Xuân. + Chi nhánh Xí nghiệp Xây lắp Vật tư.

+ Chi nhánh Xí nghiệp Dịch vụ Môi trường - Đô thị.

+ Chi nhánh Xí nghiệp Tư vấn Xây dựng và Cấp thoát nước.

3.2.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý

Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý

CHỦ TỊCH CÔNG TY

KIỂM SOÁT VIÊN KIỂM SOÁT VIÊN

TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC Phòng Kỹ thuật Phòng Dịch vụ khách hàng Phòng Điều độ cấp nước Phòng Quản lý dự án Phòng Môi trường Phòng Công nghệ thông tin Phòng Tài chính Phòng Tổ chức hành chánh – quản trị Chi nhánh 2 Chi nhánh 3 CN Xí nghiệp tư vấn xây dựng và CTN CN Xí nghiệp xây lắp vật tư CN Xí nghiệp dịch vụ MTĐT Chi nhánh 4 Chi nhánh 5 Chi nhánh 6 Chi nhánh 1

38

3.2.3 Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận

- Chủ tịch công ty: Là người có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả

các quyền nhân danh công ty, điều hành chung toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh và các công việc của công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh về thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. - Tổng Giám đốc: Là người có quyền quyết định và điều hành trực tiếp trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo đúng chính sách và pháp luật của Nhà nước, cụ thể là việc kế hoạch kinh doanh và đầu tư của công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Chủ tịch công ty về thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.

- Các Phó Tổng Giám đốc: Hỗ trợ Tổng Giám đốc trong công tác quản lý, đồng thời chịu trách nhiệm quản lý mặt kỹ thuật, thi công lắp đặt hệ thống cung cấp nước và vệ sinh môi trường.

- Kiểm soát viên: Có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát quá trình hoạt động của công ty theo chức năng được phân nhiệm, kiểm tra các báo cáo tài chính hàng năm, sáu tháng và hàng quý trước khi trình lên chủ tịch.

- Phòng Tổ chức hành chánh – quản trị: Tham mưu cho Tổng Giám

đốc về công tác quản lý nhân sự, tuyển chọn cán bộ công nhân viên, đề xuất giải quyết các chế độ, chính sách phân công lao động, đào tạo và đề bạt đội ngũ cán bộ kế cận. Tổ chức quản lý lao động tiền lương, công tác bảo vệ tài sản đơn vị, tổ chức thực hiện các công tác về hành chính quản lý.

- Phòng tài chính:

+ Giúp Tổng Giám đốc tổ chức, chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác thống kê, thông tin kinh tế, hạch toán kinh tế ở công ty theo cơ cấu quản lý của Nhà nước và kiểm soát toàn bộ hoạt động kinh tế tài chính tại công ty. + Tổ chức thực hiện việc ghi chép, tính toán và phản ánh chính xác, kịp thời và đầy đủ toàn bộ tài sản, nguồn vốn và phân tích kết quả kinh doanh của công ty, tính toán và kết hợp đầy đủ, kịp thời các khoản thanh toán.

+ Lập đầy đủ và gởi báo cáo quyết toán của công ty theo chế độ qui định.

+ Tổ chức xuống từng nhà máy để kiểm tra, hướng dẫn và đôn đốc thi hành kịp thời các chế độ quản lý kế toán tài chính của từng bộ phận trực thuộc công ty.

+ Tổ chức bảo quản, lưu trữ các tài liệu kế toán, giữ bí mật các tài liệu và số liệu kế toán.

39

- Phòng Công nghệ thông tin:

+ Lập kế hoạch về sản xuất kinh doanh, đầu tư mở rộng mạng lưới cấp nước, kế hoạch thực hiện các dự án đầu tư hàng năm và dài hạn, kế hoạch cung ứng, quản lý vật tư thiết bị, quản lý kho vật tư, cung ứng vật tư kịp thời theo nhu cầu xây dựng cơ bản và sản xuất kinh doanh của công ty.

+ Báo cáo tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, xây dựng cơ bản của công ty cho Tổng Giám đốc và các Sở, ban, ngành có liên quan theo định kỳ và theo yêu cầu.

- Phòng Môi trường:

+ Lập kế hoạch và phương án kiểm soát công tác phòng và chống thất thoát nước trong khu xử lý và ngoài mạng lưới cấp nước thuộc các chi nhánh. + Phụ trách về chuyên môn đối với các tổ chống thất thoát và phòng thí

nghiệm khu vực. Kiểm định sửa chữa đồng hồ đo nước và dán tem đồng hồ

nước.

+ Tổ chức tập huấn, hướng dẫn về nghiệp vụ, hỗ trợ kỹ thuật dò tìm, chuyển giao công nghệ mới trong quản lý phân tích số liệu phòng và chống thất thoát.

+ Tham gia từ đầu các công tác xây dựng cơ bản có liên quan đến quản lý, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thất thoát nước. Kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất hệ thống cấp nước có thể gây thất thoát nước lớn, lâu dài và đề xuất sử dụng vật tư, vật liệu mới trong thi công đường ống và hệ thống xử lý.

- Phòng Quản lý dự án:

+ Tham mưu giúp việc cho Chủ tịch và Tổng Giám đốc công ty về công tác quản lývà đầu tư xây dựng từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến kết thúc đầu tư.

+ Quản lý và triển khai thực hiện các dự án, kiểm tra tính pháp lý của các dự án trước khi đề xuất lãnh đạo công ty giao nhiệm vụ thi công và giám sát công trình, kết hợp với Phòng tài chính kiểm tra hồ sơ quyết toán công trình. - Phòng Kỹ thuật:

+ Tham mưu, đề xuất với lãnh đạo công ty về công tác kỹ thuật và việc trang bị máy móc thiết bị phục vụ sản xuất.

+ Thực hiện quản lý kỹ thuật, giám sát quản lý chất lượng công trình xây dựng theo đúng quy định, triển khai khảo sát thiết kế và lập dự toán công trình

40

theo kế hoạch, lập kế hoạch vận hành bảo dưỡng thường xuyên cho máy móc thiết bị công nghệ.

- Phòng Điều độ cấp nước:

+ Quản lý, theo dõi, kiểm tra mạng lưới cấp nước, điều tiết lưu lượng, áp lực và theo dõi chất lượng cung cấp vào mạng lưới cấp nước.

Một phần của tài liệu phân tích chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nước tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cấp nước và môi trường đô thị đồng tháp (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)