3.3.1 Chức năng
- Sản xuất, kinh doanh nước sạch phục vụ sinh hoạt, sản xuất và các nhu cầu khác.
- Xây dựng, khai thác, duy tu, bảo dưỡng cơ sở hạ tầng đô thị, nông thôn (cầu, đường, thoát nước, vỉa hè, công viên, cây xanh, điện chiếu sáng công cộng, nghĩa trang nhân dân, thu gom, vận chuyển và xử lý rác).
- Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, cấp thoát nước.
- Sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng, vật tư, sản phẩm chuyên ngành cấp thoát nước, dịch vụ đô thị.
- Tư vấn xây dựng thiết kế công trình hạ tầng kỹ thuật. - Khảo sát địa chất công trình, khảo sát địa chất thủy văn.
- Giám sát thi công xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp (nhẹ, chế biến thực phẩm, vật liệu xây dựng), hạ tầng kỹ thuật.
- Thiết kế xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp (nhẹ, chế biến thực phẩm, vật liệu xây dựng).
- Thiết kế công trình cấp thoát nước.
3.3.2 Nhiệm vụ
- Kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký.
- Tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất nước, kinh doanh vật tư chuyên ngành, thi công lắp đặt đường ống.
- Xây dựng đề án cấp thoát nước, vệ sinh môi trường các đô thị, các vùng lân cận và các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Làm chủ đầu tư các dự án cấp thoát nước, vệ sinh môi trường bằng vốn ngân sách, vốn tự có hoặc các nguồn vốn khác.
- Bảo toàn tăng cường nguồn vốn được giao, tạo hiệu quả kinh tế xã hội, tăng cường cơ sở vật chất cho doanh nghiệp, xây dựng nền tảng cho doanh nghiệp ngày càng vững chắc.
- Chủ động trong việc cung ứng vật tư phục vụ cho sản xuất kinh doanh đạt chất lượng và hiệu quả.
- Đổi mới công nghệ sản xuất, thi công, phương thức quản lý, điều hành, nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quản lý, sản xuất
42
kinh doanh nhằm nâng cao chất lượng, giảm chi phí và tăng chất lượng phục vụ tốt cho khách hàng.
- Thực hiện nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên. - Thực hiện tốt chính sách lao động tiền lương
- Phối hợp với tổ chức Đảng, đoàn thể tại công ty thực hiện dân chủ ở cơ sở, phát huy quyền làm chủ của người lao động, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động.
- Tuân thủ các chính sách và chế độ quản lý kinh tế của Nhà nước. - Tuân thủ quy định của pháp luật vệ sinh môi trường và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
3.3.3 Mục tiêu
- Cải thiện dây chuyền sản xuất. - Nâng cao chất lượng nước.
- Đảm bảo chất lượng công trình xây lắp. - Phục vụ nhu cầu tiêu dùng.
- Tiết kiệm vật tư và hạ giá thành.
3.4 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY 3.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán 3.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán
Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức kế toán tập trung. Theo mô hình này, toàn bộ công việc kế toán được tập trung tại Phòng tài chính làm nhiệm vụ hạch toán tổng hợp và hạch toán chi tiết, lập báo cáo kế toán, phân tích hoạt động kế toán và kiểm tra công tác kế toán toàn công ty. Ởcác đơn vị trực thuộc chỉ bố trí các nhân viên kế toán làm nhiệm vụ thu thập chứng từ, kiểm tra và xử lý sơ bộ chứng từ, gửi các chứng từ về Phòng tài chính của công ty theo đúng định kỳ. Trong điều kiện của công ty, hình thức này có ưu điểm tạo điều kiện chuyên môn hóa nhân viên kế toán và trang bị phương tiện hiện đại, từ đó tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, do công ty có 9 chi nhánh không ở cùng địa bàn hoạt động nên mất thời gian để tập trung chứng từ.
43
Hình 3.3 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
3.4.3 Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận
3.4.3.1 Chức năng
- Kế toán trưởng:
+ Điều hành toàn bộ hệ thống kế toán của công ty, phân công chỉ đạo tất cả nhân viên trong phòng, tổ chức công tác kế toán sao cho phù hợp với tổ chức sản xuất của công ty.
+ Cung cấp thông tin và tham mưu cho lãnh đạo về các hoạt động kinh doanh, phương hướng hoạt động cho công ty đảm bảo các nguồn thu chi tài chính của công ty.
+ Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm, kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
+ Kiểm tra, xét duyệt toàn bộ công tác hạch toán các báo cáo quyết toán quý, năm, nắm sát tình hình biến động về vật tư, vốn của công ty. - Kế toán tài chính – thuế: Theo dõi, tổng hợp tình hình thu, chi tài chính của công ty, tình hình tiêu thụ sản phẩm hàng tháng, theo dõi tình hình công nợ, quản lý thuế.
KẾ TOÁN TRƯỞNG
PHÓ PHÒNG KIÊM KẾ TOÁN TÀI CHÍNH THUẾ
PHÓ PHÒNG KIÊM KẾ TOÁN TỔNG HỢP Kế toán tiền lương và BHXH Kế toán thanh toán Kế toán quản lý giá thành sản phẩm Kế toán quản lý giá thành xây lắp Kế toán ngân hàng kiêm thủ quỷ Kế toán quản lý vật tư
Kế toán quản trị nội bộ Các nhân viên kế toán ở các đơn
44
- Kế toán tổng hợp: Phụ trách công tác kế toán của công ty, kiểm tra đôn đốc các kế toán viên trong công ty, tập hợp các bảng kê chi tiết, phân bổ các khoản chi phí, ghi vào chứng từ ghi sổ và sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, lập sơ đồ chữ T xác định kết quả kinh doanh vào sổ cái, tổng hợp các số liệu quý, năm.
- Kế toán ngân hàng – thủ quỹ: Giao dịch với ngân hàng, theo dõi các khoản tiền gởi tại ngân hàng, thanh toán qua ngân hàng, kiểm tra lượng tiền tồn tại trên tài khoản, thu, chi, bảo quản tiền mặt và các chứng từ có giá trị, trả lương tận tay người nhận, xuất tiền thanh toán các nghiệp vụ phát sinh, rút và nộp tiền mặt tại ngân hàng, cập nhật hàng ngày và báo cáo quỹ tiền mặt, chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc, trước pháp luật khi mất mát tiền.
- Kế toán tiền lương – BHXH: Lập bảng chi trả lương cho các đối tượng trong đơn vị, tính các khoản phải thu theo lương, vào sổ và lên bảng kê chi tiết hàng tháng, thanh toán chế độ BHXH theo quy định của Nhà nước.
- Kế toán thanh toán: Lập phiếu thanh toán và theo dõi tình hình thu chi tiền mặt, theo dõi các khoản tạm ứng và chi thu tạm ứng, theo dõi các khoản phải thu, phải trả, thanh toán với người bán.
- Kế toán quản lý giá thành sản phẩm: Theo dõi, tập hợp các chi phí phát sinh, hàng tháng lên bảng kê chuyển kế toán tổng hợp.
- Kế toán quản lý giá thành sản phẩm xây lắp: Theo dõi, tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp.
- Kế toán quản lý vật tư: Theo dõi tình hình vật tư, nguyên vật liệu và lập kế hoạch biến động vật tư, cập nhật tình hình nhập – xuất – tồn thường xuyên và liên tục.
- Kế toán quản trị nội bộ: Thiết lập định mức chi phí, lập kế hoạch sản xuất kinh doanh.
3.4.3.2 Nhiệm vụ
Thực hiện theo nhiệm vụ đã được Ban Giám đốc công ty phân công, phân nhiệm.
3.4.3.3 Quyền hạn
- Được yêu cầu các phòng, ban, đơn vị phụ thuộc cung cấp số liệu có liên quan đến nghiệp vụ kế toán.
- Tham mưu cho Ban Giám đốc duyệt báo cáo kết quả kinh doanh. - Tham gia một số hợp đồng kinh tế của công ty.
45
- Tham gia các cuộc họp có liên quan đến kế toán.
- Kiểm tra tình hình thực hiện chính sách chế độ quản lý tài chính ở các đơn vị phụ thuộc.
3.5 CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY 3.5.1 Hình thức kế toán 3.5.1 Hình thức kế toán
Công ty áp dụng hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ. Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm.
(1)Hằng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập Chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào Sổ Cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập Chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào Sổ, Thẻ kế toán chi tiết có liên quan.
(2)Cuối tháng, phải khóa sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, tính ra tổng số phát sinh nợ, tổng số phát sinh có và số dư của từng loại tài khoản trên Sổ cái. Căn cứ vào sổ cái lập Bảng cân đối số phát sinh.
(3) Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ cái và Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáo tài chính.
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo tổng số phát sinh nợ và tổng số phát sinh có của tất cả các tài khoản trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau và bằng tổng số tiền phát sinh trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ. Tổng số dư nợ và tổng số dư có của các tài khoản trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau, và số dư của từng tài khoản trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên Bảng tổng hợp chi tiết.
46
Hình 3.4 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ
Ghi chú:
: Ghi hằng ngày : Ghi cuối tháng : Đối chiếu, kiểm tra
3.5.2 Hệ thống chứng từ công ty áp dụng
- Lao động tiền lương gồm: bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương (thưởng), phiếu nghỉ (hưởng BHXH), phiếu báo làm thêm giờ, hợp đồng giao khoán.
- Hàng hóa tồn kho (nguyên liệu, vật liệu) gồm: phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, biên bản kiểm nghiệm, thẻ kho, biên bản kiểm kê.
- Tài sản cố định: biên bản giao nhận và thanh lý TSCĐ, thẻ
TSCĐ, biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành
- Tiền tệ: gồm phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng, biên bản kiểm kê quỹ. Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại CHỨNG TỪ GHI SỔ Sổ Cái
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Bảng cân đối số phát sinh Sổ quỹ Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Bảng tổng hợp chi tiết Chứng từ kế toán
47
3.5.3 Vận dụng hệ thống tài khoản và chế độ báo cáo kế toán của công ty công ty
- Công ty sử dụng hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho các DN ban hành theo Quyết định số 15/2006/TT- BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính.
- Chế độ báo cáo kế toán của công ty:
+ Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01 – DN) + Bảng cân đối tài khoản
+ Kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02 – DN) + Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03 – DN)
+ Bảng thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09 – DN)
- Các báo cáo kèm theo thuyết minh quá trình sản xuất kinh doanh gồm:
+ Bảng chi phí sản xuất theo yếu tố
+ Bảng tình hình tăng giảm vốn chủ sở hữu + Bảng tài sản cố định
3.5.4 Một số chính sách kế toán tại công ty
3.5.4.1 Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng: công ty sử dụng phương pháp khấu trừ. Thuế GTGT áp dụng đối với các hoạt động kinh doanh như sau:
- Doanh thu kinh doanh nước sinh hoạt : 5% - Doanh thu xây lắp: 10%
- Doanh thu từ hoạt động công ích: không chịu thuế
3.5.4.2 Phương pháp tính thuế thu nhập doanh nghiệp: thuế TNDN hiện hành được áp dụng tại công ty là 25%.
3.5.4.3 Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: - Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: theo giá gốc
- Nguyên tắc tính giá trị hàng tồn kho: bình quân gia quyền - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên
3.5.4.4 Phương pháp hạch toán tài sản cố định: công ty tính khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng.
48
3.6 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY DOANH CỦA CÔNG TY
3.6.1 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2010 - 2012 2010 - 2012
Qua bảng 3.1- trang 38 ta nhận thấy:
Nhìn chung hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị tương đối ổn định, không có nhiều biến động. Tổng doanh thu và lợi nhuận sau thuế không ngừng tăng qua các năm. Tuy nhiên tốc độ tăng đangcó xu hướng giảm dần. - Tổng doanh thu của năm 2011 tăng khoảng 15,5 tỷ đồng so với
năm 2010 tương ứng tỷ lệ tăng 15,64%. Tổng doanh thu của năm 2012 tăng
khoảng 9,7 tỷ đồng so với năm 2011 tương ứng tỷ lệ tăng 8,53%. Trong đó, doanh thu từ hoạt động kinh doanh nước sinh hoạt chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng doanh thu của công ty, trung bình chiếm khoảng 50%, kế đến là doanh thu từ lĩnh vực xây lắp trung bình chiếm 30%, còn lại là doanh thu hoạt động công ích như thu gom, vận chuyển rác, công viên cây xanh, thoát nước đô thị. - Lợi nhuận gộp năm 2011 tăng 1,6 tỷ đồng so với năm 2010 tương ứng tỷ lệ tăng 6,09%, năm 2012 tăng 2,5 tỷ đồng so với năm 2011 tương ứng tỷ lệ tăng 9,14%
- Doanh thu hoạt động tài chính và chi phí tài chính chịu ảnh hưởng của sự biến động lãi suất tiền gửi ngân hàng và tỷ giá hối đoái. Doanh thu hoạt động tài chính năm 2011 tăng 21,7 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 8,04% so với năm 2010, năm 2012 chỉ tăng 9,8 triệu đồng tương ứng với 3,35% so với năm 2011.
- Lợi nhuận thuần năm 2011 tăng gần 0,5 tỷ đồng so với năm 2010 tương ứng tỷ lệ tăng 21,46%, năm 2012 tăng hơn 2,2 tỷ đồng so với năm 2011 tương ứng tỷ lệ tăng 70,73%.
- Lợi nhuận trước thuế của công ty tăng nhanh qua các năm và đến năm 2012 lợi nhuận đạt được trên 5,5 tỷ đồng.
So với lợi nhuận thì doanh thu và chi phí là những con số khá lớn, công ty cần phải đầu tư rất nhiều vốn, nguồn vốn chủ yếu nhận từ ngân sách Nhà nước và vay dự án Hà Lan.
49
Bảng 3.1: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2010 – 2012 Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lSố tiềnệch 2011/2010 % Chênh lSố tiềnệch 2012/2011 %
1.Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
98.981.998.679 114.478.278.364 124.231.135.392 15.496.279.685 15,66 9.752.857.028 8,52 2.Các khoản giảm trừ - 17.643.281 9.352.139 17.643.281 - -8.291.142 -46,99 3.Doanh thu thuần 98.981.998.679 114.460.635.083 124.221.783.253 15.478.636.404 15,64 9.761.148.170 8,53 4.Giá vốn hàng bán 72.579.026.628 86.447.819.292 93.648.735.112 13.868.792.664 19,10 7.200.915.820 8,33
5.Lợi nhuận gộp 26.402.972.051 28.012.815.791 30.573.048.141 1.609.843.740 6,09 2.560.232.350 9,14
6.Doanh thu hoạt động tài chính 270.564.387 292.322.757 302.124.754 21.758.370 8,04 9.801.997 3,35 7.Chi phí tài chính 3.935.488.351 3.926.956.239 3.879.753.281 -8.832.112 -0,22 -47.202.958 -1,20 - Trong đó: Chi phí lãi vay 1.550.265.111 1.541.433.000 1.520.482.000 -8.832.111 -0,57 -20.951.000 -1,36
8.Chi phí bán hàng 9.205.264.675 10.925.273.267 11.254.376.854 1.720.008.592 18,69 329.103.587 3,01 9.Chi phí quản lý doanh nghiệp 10.958.439.427 10.326.098.064 10.402.639.021 -632.341.363 -5,77 76.540.957 0,74 10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động
kinh doanh
2.574.343.985 3.126.810.978 5.338.403.739 552.466.993 21,46 2.211.592.761 70,73 11.Thu nhập khác 9.937.500 740.220.554 320.320.198 730.283.054 7.348,76 -419.900.356 -56,72 12.Chi phí khác 4.096.000 391.384.675 79.420.182 387.288.675 9.455,29 -311.964.493 -79,71
13.Lợi nhuận khác 5.841.500 348.835.879 240.900.016 342.994.379 5.871,68 -107.935.863 -30,94