Dư nợ là chỉ tiêu phản ánh rõ nét thực trạng và chính sách tăng trưởng tín dụng của các Ngân hàng tại một thời điểm nhất định, dư nợ phản ánh thực trạng hoạt động tín dụng. Dư nợ thể hiện số vốn mà Ngân hàng đã cho khách hàng vay nhưng chưa thu hồi tại thời điểm báo cáo và có ý nghĩa rất lớn trong việc đánh giá hiệu quả, quy mô hoạt động tín dụng của Ngân hàng.
Nhìn chung doanh số cho vay tiêu dùng, doanh số thu nợ tiêu dùng, dư nợ tiêu dùng đều giảm qua các năm. Tâm lý người tiêu dùng rất nhạy cảm, dễ biến động theo sự thay đổi của nền kinh tế, trong nền kinh tế khó khăn như hiện nay, giá cả biến động nhu cầu chi tiêu của người dân có xu hướng thắt chặt hơn.
Dư nợ tiêu dùng có xu hướng giảm qua các giai đoạn. Năm 2012 dư nợ thấp, giảm 39,72 % so với năm 2011 là do Ngân hàng có doanh số cho vay tiêu dùng tăng 68,64% và doanh số thu nợ tiêu dùng tăng 101,23%. Nhưng doanh số thu nợ tiêu dùng tăng cao hơn doanh số cho vay tiêu dùng nên dư nợ giảm. Vietinbank Cần Thơ đã đảm bảo quá trình luân chuyển vốn liên tục, để đạt được kết quả cao là do Chi nhánh đã nỗ lực trong công tác xử lý nợ, còn nhờ vào những chính sách đúng đắn của Chi nhánh không chỉ quan tâm đến các khoản vay có giá trị lớn của doanh nghiệp mà còn quan tâm những khoản nợ có giá trị thấp như cho vay tiêu dùng, làm doanh số thu nợ tiêu dùng của Ngân hàng tăng lên đáng kể.
Năm 2013 dư nợ tiêu dùng giảm thấp nhất trong 3 năm phân tích, giảm 49.933 triệu đồng, giảm 21,38% so với năm 2012. Do Ngân hàng có doanh số cho vay tiêu dùng giảm 14,58%, doanh số thu nợ tiêu dùng giảm 21,05% so với năm 2012. Dù doanh số thu nợ tiêu dùng giảm nhiều hơn doanh số cho vay tiêu dùng, nhưng doanh số thu nợ có giá trị vẫn còn cao hơn nhiều 995.603 triệu đồng so với 945.670 triệu đồng của doanh số cho vay. Nguyên nhân doanh số cho vay tiêu dùng vẫn có giá trị thấp hơn doanh số thu nợ tiêu dùng là do nhu cầu tiêu dùng của khách hàng dễ biến đổi, khi vay tiêu dùng chỉ tập chung vào một vài món vay tiêu dùng chủ yếu, Ngân hàng thì chưa sáng tạo về dịch vụ hay mở rộng nhóm khách hàng làm cho doanh số cho vay giảm. Bên cạnh đó, phải khích lệ khâu thu hồi xử lý nợ của chi nhánh Cần Thơ tuy doanh số thu nợ giảm nhưng còn ở mức cao.
Giai đoạn 6 tháng 2014, Dư nợ tiêu dùng tiếp tục giảm 24,22%,so với 6 tháng đầu năm 2013. Vì doanh số cho vay tiêu dùng tăng 5,97% nhưng vẫn tăng thấp hơn doanh số thu nợ tiêu dùng với mức 7,23% so với 6 tháng đầu năm 2013 làm cho dư nợ tiêu dùng giảm. Ngân hàng tăng cả về doanh số cho vay tiêu dùng và doanh số thu nợ tiêu dùng. Cho thấy lĩnh vực cho vay tiêu dùng ở Chi nhánh đã được chú tâm hơn, có những chính sách đúng đắn của Chi nhánh giúp doanh số thu nợ tiêu dùng tăng ổn định và cải thiện được việc thu hút khách hàng làm doanh số cho vay tiêu dùng tăng, tuy con số dư nợ tiêu dùng so với tổng dư nợ còn là khập khiễng.
Tuy vậy, Chi nhánh cần thực hiện những chính sách thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trên địa bàn để tăng vốn huy động, thuận lợi cho việc cho vay với việc đưa ra mức lãi suất phù hợp để tăng doanh số cho vay tiêu dùng, nhưng cần thẩm định kỹ các khoản vay tránh tăng nợ quá hạn và nợ xấu, đảm bảo được khách hàng sẽ trả nợ đúng hạn, chú trọng xử lý nợ đến hạn trả, tăng doanh số thu nợ tiêu dùng góp phần làm cho hoạt động tín dụng trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng có hiệu quả.
Bảng 4.6 Tình hình cho vay tiêu dùng của Vietinbank chi nhánh Cần Thơ từ năm (2011 - 2013) và 6 tháng đầu năm (2013 - 2014) ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6T/2013 6T/2014 2012/2011 2013/2012 6T/2014/6T/2013
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Doanh số cho vay tiêu dùng 656.487 1.107.122 945.670 646.096 684.663 450.635 68,64 (161.452) (14,58) 38.567 5,97 Doanh số thu nợ tiêu dùng 626.644 1.260.976 995.603 641.296 687.641 634.332 101,23 (265.373) (21,05) 46.345 7,23 Dư nợ tiêu dung 387.378 233.524 183.591 238.324 180.613 (153.854) (39,72) (49.933) (21,38) (57.711) (24,22)
4.2.1.1 Phân loại theo hình thức đảm bảo tiền vay
Với hai loại có tài sản đảm bảo và không có tài sản đảm bảo.
Các ngân hàng ít cho vay với hình thức vay không có TSĐB, nếu có thì các ngân hàng cũng đưa ra các điều kiện khắt khe, vì đây là hình thức cho vay mang lại nhiều rủi ro cho ngân hàng khi không có TSĐB, tùy vào ngân hàng đánh đổi giữa sinh lời và rủi ro. Cho vay có TSĐB thì khác tạo cho ngân hàng cảm giác an toàn hơn, ít rủi ro tuy là các hợp đồng vay có giá trị nhỏ. Tuy nhiên trong quá trình xét duyệt cho vay, ngân hàng đòi hỏi phải giám định pháp lý về mức cho vay so với giá trị TSĐB hiện tại để có cơ sở xác định mức cho vay phù hợp, đảm bảo cho bản thân ngân hàng.
Cho vay tiêu dùng có TSĐB là khoản vay thông thường có TSĐB như: xe, bất động sản, sổ tiết kiệm… khi đến hạn khách hàng đến Ngân hàng trả nợ và nhận chứng từ về tài sản của mình đã đem đi thế chấp. Bên cạnh đó, cho vay tiêu dùng không có TSĐB thì Ngân hàng rất thận trọng trong khoản vay này, khi Ngân hàng cho vay là khi khách hàng đó phải có trả lương qua hệ thống của ngân hàng Vietinbank và được thẩm định là có tư cách, đánh giá là có khả năng trả nợ vay cho Ngân hàng, thu nhập vẫn ổn định thì lúc ấy Ngân hàng sẽ quyết định cho vay mà không cần phải thế chấp TSĐB và tối đa được vay 12 lần thu nhập theo quy định của Ngân hàng. Thực tế, Ngân hàng cho vay không có TSĐB thường là chính nhân viên trong Ngân hàng hay trong trường hợp Ngân hàng sẽ ký kết hợp đồng với các đơn vị, tổ chức ở các trường học, bệnh viện trả lương qua thẻ tín dụng cho các nhân viên của họ và ký kết hợp đồng cho vay tín chấp, khi được cho vay, mở thẻ cho các nhân viên ở các đơn vị, tổ chức đó thì hàng tháng Ngân hàng sẽ trích phần gốc và lãi mà người nhân viên đó phải trả cho Ngân hàng, sau đó khoản giá trị còn lại sẽ trả cho khách hàng thông qua hệ thống lương. Điều này giúp cho Ngân hàng có thể cho vay an toàn hơn vừa có thể phát triển thẻ tín dụng, thu lợi từ các khoản phí khi sử dụng thẻ tín dụng của Ngân hàng.
Bên cạnh đó, việc phát hành thẻ tín dụng là một hình thức trả nợ để khách hàng có thể trả nợ cho Ngân hàng của cho vay tiêu dùng. Cho vay qua thẻ khách hàng có thể sử dụng để mua sắm hàng tối đa với hạn mức mà Ngân hàng cho phép, có thể được trả dần vì thời hạn của loại thẻ này có thời hạn đến 2 năm nên hàng mua sắm của khách hàng thường là trung và dài hạn. Sau thời gian đó, Ngân hàng có thể phát hành lại nếu trong thời gian 2 năm đó khách hàng sử dụng thẻ đúng mục đích, hoàn trả nợ vay đầy đủ và đúng hạn thì Ngân hàng sẽ cho gia hạn thẻ và phát hành thẻ mới cho khách hàng. Thẻ tín dụng này cũng có hai loại: Có tài sản đảm bảo và không có tài sản đảm bảo. Thẻ tín
dụng có tài sản đảm bảo thì tùy vào nhu cầu vay, giá trị tài sản đảm bảo, khả năng trả nợ vay… mà Ngân hàng đưa ra hạn mức cho vay phù hợp. Thẻ tín dụng không có TSĐB Ngân hàng phát hành thẻ ít hơn nhiều có TSĐB, chỉ có trường hợp giống như đã phân tích, có thể là nhân viên trong chính Ngân hàng hay Ngân hàng ký hợp đồng với cơ quan, đơn vị để những nhân viên của họ sẽ được trả lương qua thẻ mà Ngân hàng cấp Ngân hàng mới cho vay qua thẻ mà không cần TSĐB, còn có ban lãnh đạo của tổ chức lớn có quan hệ tín dụng với Ngân hàng, họ có thể được phát hành thẻ với hạn mức rất cao, vì Ngân hàng đánh giá được khoản vay ấy không đáng kể so với giá trị mà tổ chức đó đã giao dịch với Ngân hàng. Ngân hàng nên mở rộng phát triển loại hình tín dụng qua thẻ để đáp ứng nhu cầu của người dân, thực hiện chính sách marketing thu hút khách hàng mở thẻ không chỉ thuận tiện còn giúp doanh số cho vay tăng, giải quyết vốn đầu ra tốt, góp phần tăng trưởng tín dụng.
Ở chi nhánh Cần Thơ cũng thế, dựa vào bảng 4.7 cho vay có TSĐB luôn chiếm tỷ trọng cao trong hoạt động cho vay tiêu dùng về cả doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ tiêu dùng. Điều này chứng tỏ Chi nhánh chủ yếu tập trung vào các khoản vay có TSĐB là vay tín chấp, các chính sách tín dụng của Chi nhánh không mở rộng hình thức cho vay không có TSĐB vì nó tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro. Doanh số cho vay và doanh số thu nợ kể cả dư nợ của có TSĐB chiếm trên 97% cơ cấu cho vay tiêu dùng của khách hàng. Doanh số cho vay tiêu dùng ở hai hình thức có xu hướng giảm nhưng doanh số thu nợ tăng mạnh khiến cho dư nợ tiêu dùng trong giai đoạn gần đây giảm.
Cho vay tiêu dùng không có TSĐB luôn thu nợ cao hơn doanh số cho vay, tuy nhiên Chi nhánh cần thận trọng và hạn chế trong việc triển khai hình thức cho vay tín chấp, dù ngân hàng nào cũng muốn an toàn, sinh lời. Nhưng nhược điểm của loại hình cho vay tiêu dùng không có TSĐB tiềm ẩn nhiều rủi ro, Ngân hàng cần phải trích dự phòng nhiều gây ra vấn đề về chi phí, bản thân khoản vay đã có giá trị nhỏ, khó kiểm soát, khó thu hồi nợ sau này, khách hàng chủ yếu là cá nhân nên khó thẩm định tư cách khách hàng và những rủi ro không trả nợ ngoài ý muốn.
Cho vay tiêu dùng có TSĐB, tuy đây là loại cho vay chính của Chi nhánh nên cần tính toán để quyết định mức cho vay phù hợp với giá trị tài sản đảm bảo, luôn ước tính kết quả trong trường hợp có rủi ro xảy ra thì Chi nhánh vẫn thu hồi gốc và lãi cũng như các chi phí khác từ việc xử lý tài sản đảm bảo, nhằm đảm bảo cho vay đi và thu nợ về an toàn cho Ngân hàng góp phần tạo nguồn thu cho Chi nhánh.
Bảng 4.7: Tình hình cho vay tiêu dùng theo hình thức đảm bảo tiền vay của Vietinbank chi nhánh Cần Thơ từ năm (2011 - 2013) và 6 tháng đầu năm (2013 - 2014)
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6T/2013 6T/2014
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Có TSĐB 645.195 98,28 1.092.840 98,71 933.849 99,75 632.786 97,94 672.544 98,23 Không có TSĐB 11.292 1,72 14.282 1,29 11.821 0,25 13.310 2,06 12.119 1,77
Doanh số cho vay
tiêu dùng 656.487 100 1.107.122 100 945.670 100 646.096 100 684.663 100 Có TSĐB 608.033 97,03 1.247.383 98,92 981.665 98,6 628.214 97,96 675.332 98,21 Không có TSĐB 18.611 2,97 13.593 1,08 13.938 1,40 13.082 2,04 12.309 1,79 Doanh số thu nợ tiêu dùng 626.644 100 1.260.976 100 995.603 100 641.296 100 687.641 100 Có TSĐB 383.349 98,96 228.806 97,98 180.990 98,58 233.378 97,93 178.202 98,67 Không có TSĐB 4.029 1,04 4.718 2,02 2.601 1,42 4.946 2,07 2.411 1,33 Dư nợ tiêu dùng 387.378 100 233.524 100 183.591 100 238.324 100 180.613 100
Nguồn: Phòng kế toán tổng hợp của Vietinbank Cần Thơ, 2014. Chú thích: TSĐB: Tài sản đảm bảo
4.2.1.2 Phân loại theo thời hạn
Cho vay tiêu dùng phân theo thời hạn Chi nhánh chia làm cho vay tiêu dùng ngắn hạn và cho vay tiêu dùng trung dài hạn.
Dựa vào bảng 4.8 cho ta thấy:
Doanh số cho vay tiêu dùng cả hai thành phần: Ngắn hạn và trung, dài hạn đều có nhiều biến động tăng mạnh ở năm 2012, 6 tháng đầu năm 2014 có xu hướng tăng nhẹ so với cùng kỳ trước, việc nâng cao tỷ trọng phát triển cho vay tiêu dùng là phương châm của Ngân hàng trong những năm qua, để thu hút nhu cầu vốn tiêu dùng Chi nhánh Cần Thơ đã mở rộng mạng lưới rộng khắp địa bàn, nhằm đáp ứng kịp thời khu vực tiềm năng về nhu cầu vốn tiêu dùng, nơi trung tâm kinh tế của Đồng bằng Sông Cửu Long.
Doanh số thu nợ cả cho vay tiêu dùng ngắn hạn và trung, dài hạn tăng cao ở năm 2012. Năm 2013 có xu hướng giảm do ảnh hưởng từ doanh số cho vay nhưng thu nợ luôn đạt mức cao, 6 tháng đầu năm 2014 có dấu hiệu phục hồi so với 6 tháng đầu năm 2013. Cho thấy doanh số thu nợ luôn ở mức tốt, công tác xử lý nợ vững vàng, luôn lựa chọn những khách hàng uy tín trong việc vay - trả. Bên cạnh đó, phần lớn nhu cầu chính là phục vụ nhu cầu của đời sống, khách hàng muốn nâng cao chất lượng cuộc sống nên yên tâm thiện chí trả nợ. Ngân hàng cần có những chính sách lãi suất phù hợp để khách hàng có thể tiếp cận vốn phục vụ cuộc sống.
Dư nợ tiêu dùng ngắn hạn và trung, dài hạn có nhiều biến động, có chiều hướng giảm qua các giai đoạn, nhưng giảm theo chiều hướng tốt doanh số thu nợ tiêu dùng ngắn hạn và trung, dài hạn đều tăng nhiều và có giá trị lớn hơn doanh số cho vay. Ngân hàng cần đưa ra những chính sách ưu đãi cho khách hàng để thu hút khách hàng tăng doanh số cho vay cho Chi nhánh, nhưng đồng thời cũng đảm bảo được việc thu hồi nợ vay làm hoạt động cho vay tăng và thu hồi vốn nhanh, tăng kết quả hoạt động tín dụng tiêu dùng.
Nhìn chung cơ cấu cho vay tiêu dùng trung, dài hạn chiếm tỷ trọng cao hơn ngắn hạn trong cơ cấu doanh số cho vay tiêu dùng. Do ở Chi nhánh cho vay tiêu dùng chủ yếu là cho khách hàng vay để mua nhà ở, mua ô tô mà những trường hợp vay này có thời hạn lâu nên cho vay tiêu dùng trung và dài hạn luôn ở mức cao. Bên cạnh đó, Ngân hàng cho phép sử dụng tài sản đảm bảo bằng chính tài sản hình thành từ vốn vay khi khách hàng không có khả năng trả nợ Ngân hàng còn có tài sản đảm bảo này để bù đắp.
Thực tế việc cho vay đối với nhu cầu vốn tiêu dùng trung hạn, dài hạn thì lãi suất cho vay cao, khách hàng trả nợ theo thời kỳ nên dư nợ ổn định hơn
cho vay tiêu dùng ngắn hạn, nhưng ngược lại cho vay tiêu dùng trung hạn, dài hạn tiềm ẩn nhiều rủi ro, do thời hạn cho vay dài, việc thẩm định hồ sơ nhà đất rất phức tạp, việc xử lý tài sản đảm bảo nhà, đất phải qua nhiều quy trình thủ tục, cả về pháp lý, tốn nhiều thời gian. Ngân hàng đang có những chính sách nhằm thu hẹp phạm vi cơ cấu cho vay tiêu dùng trung và dài hạn này. Khuyến khích, ưu tiên cho những khách hàng có đủ điều kiện mà có thời hạn vay ngắn hạn để tránh những rủi ro cho Ngân hàng.
Cho vay ngắn hạn tiêu dùng luôn chiếm tỷ trọng nhỏ hơn so với cho vay tiêu dùng trung và dài hạn, hiện nay tại Vietinbank chi nhánh Cần Thơ đang chuyển dịch theo hướng tăng trưởng cho vay tiêu dùng ngắn hạn và giảm dần cho vay tiêu dùng trung và dài hạn. Đây là xu hướng thích hợp trong tình hình kinh tế biến động như hiện nay, dù các khoản vay tiêu dùng ngắn hạn làm dư nợ biến động, lãi suất thấp hơn cho vay tiêu dùng trung, dài hạn nhưng đổi lại các khoản vay tiêu dùng ngắn hạn sẽ giúp Ngân hàng giảm bớt gánh nặng về