Khái quát tình hình kinh doanh của Ngân hàng

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 35)

4.1.1 Nguồn vốn huy động

Huy động vốn là hoạt động cơ bản, đối với bất kỳ một một Ngân hàng thương mại nào. Theo NĐ 57/2012/NĐ-CP tại khoản 2 Điều 4 về vốn hoạt động của các tổ chức tín dụng, tại khoản này vốn huy động bao gồm: vốn huy động tiền gửi của các tổ chức và cá nhân, vốn nhận ủy thác đầu tư, vốn vay của các TCTD, tổ chức tài chính trong nước và ngoài nước, vốn vay Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, phát hành các giấy tờ có giá.

Vốn huy động của Vietinbank chi nhánh Cần Thơ gồm tiền gửi doanh nghiệp, tiền gửi tiết kiệm, phát hành công cụ nợ thể hiện qua bảng số liệu. Bảng 4.1: Thành phần vốn huy động của Vietinbank từ (2011 - 2013)

và 6 tháng đầu năm (2013 - 2014) ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6T/2013 6T/2014 Tiền gửi doanh

nghiệp 1.078.501 1.157.760 1.113.498 958.013 807.967 Tiền gửi tiết kiệm 1.112.029 1.033.612 1.121.649 888.126 875.740 Phát hành

công cụ nợ 29.567 98.034 68.932 53.593 43.511 Vốn huy động 2.220.097 2.289.406 2.304.079 1.899.732 1.727.218

Nguồn: Phòng kế toán tổng hợp của Vietinbank Cần Thơ, 2014.

Năm 2011, do những chính sách tiền tệ của NHNN để kiềm chế lạm phát, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc của Ngân hàng, Vietinbank đã điều chỉnh tăng mặt bằng lãi suất huy động vốn để thu hút khách hàng nên vốn huy động của Ngân hàng khá cao. Năm 2012, cùng với việc điều chỉnh lãi suất tăng đã làm cho tiền gửi doanh nghiệp tăng, Vietinbank đã phát hành thành công 250 triệu USD trái phiếu quốc tế, đã làm cho vốn huy động từ việc phát hàng công cụ nợ tăng vượt trội 231,57% so với 2011 dẫn đến tổng vốn huy động tăng 3,12% so với năm 2011.

Năm 2013, Vietinbank chi nhánh Cần Thơ đã giảm tiền gửi doanh nghiệp xuống mức 3,82%, phát hành công cụ nợ giảm 29,69% so với 2012. Tiền gửi tiết kiệm thì ngược lại là do Vietinbank chi nhánh Cần Thơ đã tích

cực đề ra các biện pháp tăng quy mô tiền gửi, mở rộng quy mô các nghiệp vụ khác… nên tiền gửi tiết kiệm tăng 8,52%, tổng vốn huy động tăng 0,64% so với 2012.

Các Ngân hàng đã nhiều lần đồng loạt hạ mặt bằng lãi suất huy động và cho vay xuống làm cho Vietinbank chi nhánh Cần Thơ 6 tháng đầu năm 2014 giảm xuống với tiền gửi doanh nghiệp 15,66%, tiền gửi tiết kiệm 1,39%, phát hành công cụ nợ 18,81% so với năm 6 tháng đầu năm 2013.

Nhìn chung vốn huy động qua 3 năm tương đối ổn định và có xu hướng tăng nhẹ, 6 tháng đầu năm 2014 có xu hướng giảm nhẹ nhưng kỳ vọng rằng 6 tháng cuối năm sẽ phục hồi và tăng cao. Bởi thế, Vietinbank chi nhánh Cần Thơ cần phát huy tốt hơn nữa công tác thu hút tối đa vốn huy động tiền gửi góp phần tạo đầu vào ổn định cho Ngân hàng.

4.1.2 Hoạt động cho vay

4.1.2.1 Doanh số cho vay

Doanh số cho vay phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà Ngân hàng cho khách hàng vay không kể đến việc món vay đó thu được hay chưa trong một thời gian nhất định.

Bảng 4.2: Doanh số cho vay theo hoạt động kinh tế của Vietinbank từ năm (2011 - 2013) và 6 tháng đầu năm (2013 - 2014)

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6T/2013 6T/2014 Cho vay sản xuất

kinh doanh 2.952.489 3.125.468 3.214.586 1.721.535 1.803.139 Cho vay chế biến,

nuôi trồng thủy sản 3.107.901 2.612.289 2.465.800 1.572.875 1.130.694 Cho vay tiêu dùng 656.487 1.107.122 945.670 646.096 684.663 Cho vay dịch vụ

và kinh doanh khác 1.659.830 1.589.763 1.648.342 633.151 609.580 Doanh số cho vay 8.376.707 8.434.642 8.274.398 4.573.657 4.408.076

Nguồn: Phòng kế toán tổng hợp của Vietinbank Cần Thơ, 2014.

Lãi suất cho vay giảm góp phần cho các doanh nghiệp đi vay vốn nhiều hơn để ổn định sản xuất, góp phần ổn định nền kinh tế. Doanh số cho vay sản xuất giảm nhẹ và nhưng cũng tương đối ổn định, Ngân hàng Vietinbank cho đến thời điểm này vẫn cho vay sản xuất kinh doanh là chủ yếu. Doanh số cho vay trong lĩnh vực chế biến, nuôi trồng thủy hải sản có xu hướng giảm năm 2012 giảm 15,95% so với năm 2011 và 6 tháng đầu năm 2014 giảm xuống còn

28,11% so với 6 tháng đầu năm 2013 do thị trường xuất khẩu hàng hóa gặp khó khăn, đầu ra các sản phẩm của doanh nghiệp không có.

Cho vay tiêu dùng luôn chiếm tỷ trọng không lớn so với các hoạt động kinh tế khác nhưng đây được xem là một thị trường tiềm năng cần được khai thác trong thị trường tiền tệ biến động như hiện nay. Tóm lại doanh số cho vay của Vietinbank chi nhánh Cần Thơ cao, có xu hướng giảm, năm 2013 giảm so với năm 2012. Ngân hàng cần phải tăng cường công tác thẩm định khách hàng vay để hạn chế rủi ro và đa dạng hóa đối tượng khách hàng cho vay để phân tán rủi ro tín dụng.

4.1.2.2 Doanh số thu nợ

Doanh số thu nợ chính là các khoản nợ thu về được ở từng giai đoạn phân tích. Vietinbank chi nhánh Cần Thơ rất chú trọng công tác thu hồi và xử lý nợ, cho vay theo đúng quy trình.

Bảng 4.3: Doanh số thu nợ theo hoạt động kinh tế của Vietinbank từ năm (2011 - 2013) và 6 tháng đầu năm (2013 - 2014)

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6T/2013 6T/2014 Cho vay sản xuất

kinh doanh 2.885.941 2.986.578 3.012.457 1.796.316 1.948.581 Cho vay chế biến,

nuôi trồng thủy sản

2.845.617 2.645.123 2.485.678 1.469.872 1.539.081 Cho vay tiêu dùng 626.644 1.260.976 995.603 641.296 687.641 Cho vay dịch vụ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

và kinh doanh khác

1.558.941 1.789.230 1.611.769 670.903 537.254 Doanh số thu nợ 7.917.143 8.681.907 8.105.507 4.578.387 4.712.557

Nguồn: Phòng kế toán tổng hợp của Vietinbank Cần Thơ, 2014.

Doanh số thu nợ qua các giai đoạn của Vietinbank Cần Thơ biến động cùng chiều với doanh số cho vay. Lĩnh vực cho vay sản xuất kinh doanh với doanh số thu hồi nợ cao nhất trong cơ cấu và có xu hướng tăng qua các giai đoạn. Doanh số thu nợ của lĩnh vực chế biến nuôi trồng thủy sản có xu hướng giảm trong 3 năm, nhưng đến 6 tháng đầu năm 2014 doanh số thu nợ có dấu hiệu phục hồi. Doanh số cho vay tiêu dùng biến động cùng chiều với doanh số cho vay tổng các lĩnh vực chứng tỏ khi cho vay tiêu dùng Ngân hàng sẽ ít rủi ro hơn các lĩnh vực khác và cần được phát triển. Cho vay dịch vụ và kinh

doanh khác, ở các lĩnh vực này Ngân hàng dễ thu hồi vốn nên doanh số thu nợ của lĩnh vực này khá cao.

Tóm lại, doanh số thu nợ qua các năm có xu hướng tăng, 6 tháng đầu năm 2014 tăng so với 6 tháng năm 2013, dù năm 2013 giảm. Ngân hàng cần phát huy hơn nữa trong công tác thu hồi và xử lý nợ. Chi nhánh Cần Thơ nên phát triển hơn nữa các lĩnh vực khác ngoài cho vay sản xuất kinh doanh sẽ giúp Ngân hàng phân tán được rủi ro, nâng cao kết quả kinh doanh.

4.1.2.3 Dư nợ

Vietinbank chi nhánh Cần Thơ hiện nay cũng đã tăng cường công tác thẩm định chất lượng khách hàng đi vay, tránh các khoản nợ đến hạn trả mà chưa thu hồi được.

Bảng 4.4: Dư nợ theo hoạt động kinh tế của Vietinbank từ năm (2011 - 2013) và 6 tháng đầu năm (2013 - 2014)

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6T/2013 6T/2014 Cho vay sản

xuất kinh doanh 1.352.642 1.491.532 1.693.661 1.416.751 1.548.219 Cho vay chế

biến, nuôi trồng thủy sản

518.543 485.709 465.831 588.712 237.444 Cho vay tiêu

dùng 387.378 233.524 183.591 238.324 180.613 Cho vay dịch vụ và kinh doanh khác 455.418 255.951 292.524 218.199 364.850 Dư nợ 2.713.981 2.466.716 2.635.607 2.461.986 2.331.126

Nguồn: Phòng kế toán tổng hợp của Vietinbank Cần Thơ, 2014.

Bảng 4.4 cho thấy dư nợ trong lĩnh vực cho vay sản xuất kinh doanh chiếm tỷ trọng cao, tăng qua các giai đoạn năm 2013 tăng 13,55% so với năm 2012, còn 6 tháng đầu năm 2014 tăng so với cùng kỳ năm trước, riêng năm 2013 là do doanh số cho vay tăng cao hơn doanh số thu nợ, do Chi nhánh có nhiều chương trình hấp dẫn như giảm lãi suất cho vay, chăm sóc khách hàng, thủ tục đơn giản, thuận tiện,… Cho vay chế biến và nuôi trồng thủy hải sản biến động nhiều, năm 2013 giảm so với 2012 và 6 tháng đầu năm 2014 giảm mạnh 59,67% so với 6 tháng đầu năm 2013. Lĩnh vực cho vay tiêu dùng có xu hướng giảm qua các giai đoạn. Lĩnh vực cho vay dịch vụ và kinh doanh khác cũng có xu hướng tăng. Nhìn chung dư nợ có xu hướng giảm qua từng năm khi so với năm 2011 và 6 tháng đầu năm cũng có xu hướng giảm, do dự nợ

phụ thuộc nhiều vào doanh số cho vay cũng như doanh số thu hồi nợ và dư nợ của kỳ trước còn tồn động nhiều hay ít.

4.1.2.4 Nợ xấu

Tình trạng nợ xấu của Ngân hàng với nhiều biến động qua các năm, nhưng vẫn nhỏ hơn mức quy định là dưới 3% tổng dư nợ.

Bảng 4.5: Nợ xấu theo hoạt động kinh tế của Vietinbank từ năm (2011 - 2013) và 6 tháng đầu năm (2013 - 2014) ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6T/2013 6T/2014 Cho vay sản xuất kinh

doanh 300 638 1.086 875 854

Cho vay chế biến, nuôi

trồng thủy sản 234 1.330 2.652 2.182 1.591

Cho vay dịch vụ

và kinh doanh khác 270 321 463 478 385

Cho vay tiêu dùng 150 100 200 95 50

Nợ xấu 954 2.389 4.401 3.630 2.880

Nguồn: Phòng kế toán tổng hợp của Vietinbank Cần Thơ, 2014.

Trong những năm qua, nền kinh tế biến động làm cho nợ xấu tăng cao nhờ có những chính sách kịp thời của nhà nước, sự nỗ lực kiềm chế nợ xấu của Ngân hàng và cố gắng bình ổn trong những năm tiếp theo kiềm chế tỷ lệ nợ xấu ở ngưỡng an toàn là dưới 3% tính theo thông lệ quốc tế. Nhìn chung nợ xấu giai đoạn phân tích có xu hướng tăng dần từ năm 2011 đến năm 2013. Nợ xấu cao nhất ở năm 2013, có xu hướng giảm ở 6 tháng năm 2014, đây cũng là một tín hiệu đáng mừng chung. Nợ xấu có xu hướng tăng do khó khăn của doanh nghiệp lĩnh vực cho vay sản xuất kinh doanh, sự khó khăn của nông hộ khách hàng không trả nợ cho Ngân hàng.

Nợ xấu của cho vay sản xuất kinh doanh cao tăng liên tục cho thấy cho vay sản xuất kinh doanh không còn thuận lợi như trước đây, chứa đựng nhiều rủi ro hơn khi các doanh nghiệp ở Cần Thơ gặp nhiều khó khăn. Cho vay chế biến, nuôi trồng thủy sản nợ xấu nhiều nhất trong 3 năm do nông hộ không có đầu ra cho sản phẩm, đầu vào cao, và thất mùa cũng là nguy cơ nợ xấu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chính vì thế cho vay tiêu dùng và cho vay dịch vụ kinh doanh khác là những lĩnh vực mà Ngân hàng muốn hướng tới bởi lẽ nó có nợ xấu nhỏ và có xu hướng giảm trong thời gian nghiên cứu. Cho vay tiêu dùng với nợ xấu rất nhỏ và có xu hướng giảm trong thời kỳ gần đây, đây là một điểm nổi bật nhất cho việc tìm ra hướng đi mới trong việc tìm kiếm thị trường đầu ra của nguồn

vốn hiệu quả là thị trường cho vay tiêu dùng, khách hàng là cá nhân cần được chú trọng hơn. Hiện nay, Vietinbank đang có chủ trương mới là phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng góp phần tăng mức sống của người dân, nhu cầu vay vốn tiêu dùng được mở rộng, rủi ro thấp hơn so với lĩnh vực khác.

4.2 THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG VIETINBANK CHI NHÁNH CẦN THƠ VIETINBANK CHI NHÁNH CẦN THƠ

Trong những năm qua Vietinbank chi nhánh Cần Thơ đã không ngừng nỗ lực phấn đấu vươn lên và đạt được những thành công, không ngừng lớn mạnh với những nội dung đa dạng hóa kinh doanh có hiệu quả. Trong đó có việc chú trọng phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng và các hoạt động khác thay vì trước đây hoạt động theo hướng chuyên doanh tập trung vào cho vay đối với các doanh nghiệp là chủ yếu. Đây là điểm thay đổi lớn của chính Ngân hàng Vietinbank. Bởi lẽ các doanh nghiệp, công ty sản xuất kinh doanh đang gặp nhiều khó khăn, nếu chỉ tập chung cho vay vào thị trường này sẽ gặp nhiều rủi ro cho Ngân hàng, đảm bảo đồng vốn huy động được có hiệu quả và an toàn hơn cho Ngân hàng thì việc khai thác, tìm kiếm thị trường cho vay mới - cho vay tiêu dùng là điều tất yếu. Bên cạnh đó, mức sống của người dân tăng, nhu cầu trang trải, mua sắm của cá nhân, hộ gia đình tăng. Người tiêu dùng cần một khoản tiền để chi tiêu trước khi tích lũy đủ một khoản đó. Mặc dù các khoản vay này với quy mô từng khoản vay nhỏ, tư cách của khác hàng khó xác định nhưng rủi ro phân tán rộng, khi có rủi ro sẽ không ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh của Ngân hàng.

Trong những năm qua Vietinbank chi nhánh Cần Thơ đã không ngừng nỗ lực phấn đấu vươn lên và đạt được những thành công, không ngừng lớn mạnh với những nội dung đa dạng hóa kinh doanh có hiệu quả đặc biệt trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng.

4.2.1 Tình hình cho vay tiêu dùng

Dư nợ là chỉ tiêu phản ánh rõ nét thực trạng và chính sách tăng trưởng tín dụng của các Ngân hàng tại một thời điểm nhất định, dư nợ phản ánh thực trạng hoạt động tín dụng. Dư nợ thể hiện số vốn mà Ngân hàng đã cho khách hàng vay nhưng chưa thu hồi tại thời điểm báo cáo và có ý nghĩa rất lớn trong việc đánh giá hiệu quả, quy mô hoạt động tín dụng của Ngân hàng.

Nhìn chung doanh số cho vay tiêu dùng, doanh số thu nợ tiêu dùng, dư nợ tiêu dùng đều giảm qua các năm. Tâm lý người tiêu dùng rất nhạy cảm, dễ biến động theo sự thay đổi của nền kinh tế, trong nền kinh tế khó khăn như hiện nay, giá cả biến động nhu cầu chi tiêu của người dân có xu hướng thắt chặt hơn.

Dư nợ tiêu dùng có xu hướng giảm qua các giai đoạn. Năm 2012 dư nợ thấp, giảm 39,72 % so với năm 2011 là do Ngân hàng có doanh số cho vay tiêu dùng tăng 68,64% và doanh số thu nợ tiêu dùng tăng 101,23%. Nhưng doanh số thu nợ tiêu dùng tăng cao hơn doanh số cho vay tiêu dùng nên dư nợ giảm. Vietinbank Cần Thơ đã đảm bảo quá trình luân chuyển vốn liên tục, để đạt được kết quả cao là do Chi nhánh đã nỗ lực trong công tác xử lý nợ, còn nhờ vào những chính sách đúng đắn của Chi nhánh không chỉ quan tâm đến các khoản vay có giá trị lớn của doanh nghiệp mà còn quan tâm những khoản nợ có giá trị thấp như cho vay tiêu dùng, làm doanh số thu nợ tiêu dùng của Ngân hàng tăng lên đáng kể.

Năm 2013 dư nợ tiêu dùng giảm thấp nhất trong 3 năm phân tích, giảm 49.933 triệu đồng, giảm 21,38% so với năm 2012. Do Ngân hàng có doanh số cho vay tiêu dùng giảm 14,58%, doanh số thu nợ tiêu dùng giảm 21,05% so với năm 2012. Dù doanh số thu nợ tiêu dùng giảm nhiều hơn doanh số cho vay tiêu dùng, nhưng doanh số thu nợ có giá trị vẫn còn cao hơn nhiều 995.603 triệu đồng so với 945.670 triệu đồng của doanh số cho vay. Nguyên nhân doanh số cho vay tiêu dùng vẫn có giá trị thấp hơn doanh số thu nợ tiêu dùng là do nhu cầu tiêu dùng của khách hàng dễ biến đổi, khi vay tiêu dùng chỉ tập chung vào một vài món vay tiêu dùng chủ yếu, Ngân hàng thì chưa sáng tạo về dịch vụ hay mở rộng nhóm khách hàng làm cho doanh số cho vay giảm. Bên cạnh đó, phải khích lệ khâu thu hồi xử lý nợ của chi nhánh Cần Thơ tuy doanh số thu nợ giảm nhưng còn ở mức cao.

Giai đoạn 6 tháng 2014, Dư nợ tiêu dùng tiếp tục giảm 24,22%,so với 6 tháng đầu năm 2013. Vì doanh số cho vay tiêu dùng tăng 5,97% nhưng vẫn tăng thấp hơn doanh số thu nợ tiêu dùng với mức 7,23% so với 6 tháng đầu năm 2013 làm cho dư nợ tiêu dùng giảm. Ngân hàng tăng cả về doanh số cho vay tiêu dùng và doanh số thu nợ tiêu dùng. Cho thấy lĩnh vực cho vay tiêu

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 35)