2.6.3.1 Muối ăn
Theo Nguyễn Thị Hồng Nhân (2010) thì 1 kg muối ăn thương phẩm trung bình có 380-390 g Na và 585-602 g Cl. Ở nước ta khuyến cáo dùng muối cục nghiền, vì ngoài NaCl muối chưa tinh thể còn chứa một số khoáng đại lượng và vi lượng khác như K, Ca, Mg…
Muối ăn là nguồn chủ yếu cung cấp Na và Cl nhưng không nên trộn muối ăn vào khẩu phần nếu dùng bột cá mặn (Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 2000).
2.6.3.2 Thức ăn bổ sung Ca a) Bột vỏ sò
Vỏ các loại sò, ốc sau khi xử lý nhiệt để đốt cháy hết chất hữu cơ được nghiền nhỏ để làm thức ăn bổ sung Ca cho vật nuôi. Độ nghiền không nên quá 0,4 mm, nhưng cũng không nên quá mịn. Bột vỏ sò là nguồn Ca rất tốt cho gia cầm, trung bình có 37% Ca (Nguyễn Thị Hồng Nhân, 2010).
b) Bột xương
Nguyễn Thị Hồng Nhân (2010) cho rằng bột xương được sản xuất từ phụ phẩm chế biến thịt, đặc biệt là ở các phần xương làm giò, chả, xúc xích. Thành phẩm có màu hơi xám độ mịn lọt qua sàng 0,4 mm.
Trong 1 kg bột xương với 6% độ ẩm chứa 326 g Ca và 152 g P, có giá trị năng lượng tương đương với 0,25 đơn vị thức ăn, nên được xem như là một thực liệu quý bổ sung Ca và P cho heo và gia cầm.
21
2.6.4 Đặc điểm về nhu cầu dinh dưỡng của heo ở giai đoạn 20-50 kg
Võ Văn Ninh (2001) cho rằng đây là thời kì cơ thể phát triển khung xương, hệ cơ, hệ thần kinh, do đó con thú cần nhiều protein, khoáng chất, sinh tố để phát triển bề dài (dài thân) và bề cao. Thiếu dưỡng chất cần thiết trong giai đoạn này sẽ làm cho khung xương kém phát triển, hệ cơ vì thế cũng không phát triển, heo trở nên ngắn đòn, ít thịt vì bắp cơ nhỏ, sự tích lũy mỡ ở giai đoạn sau nhiều hơn. Trái lại nếu dư thừa dưỡng chất sẽ làm tăng chi phí, dư protein sẽ bị đào thải ở dạng urê, heo dễ bị viêm khớp, tích lũy mỡ sớm. Dư khoáng chất nhất là Ca-P gây hậu quả xấu cho sự cốt tạo xương, một số khoáng vi lượng dư thừa sẽ trở nên độc. Nhu cầu dinh dưỡng hằng ngày của heo được thể hiện ở Bảng 2.1.
Bảng 2.3 Nhu cầu dinh dưỡng hằng ngày của heo thịt giai đoạn 20-50 kg Chỉ tiêu
Lượng DE trong khẩu phần (Kcal/kg) Lượng ME trong khẩu phần (Kcal/kg) DE ăn vào ước tính (Kcal/ngày) ME ăn vào ước tính (Kcal/ngày) Thức ăn ăn vào ước tính (g/ngày) Protein thô (%) 3400 3265 6305 6050 1855 18 (NRC, 1998) 2.7 Công tác thú y 2.7.1 Tiêm phòng
Có những bệnh xảy ra trên heo gây hậu quả rất nghiêm trọng, mức tổn thất cao hoặc không có thuốc điều trị hữu hiệu, cần phải được tiêm phòng. Theo Lê Hồng Mận và Bùi Đức Lũng (2002) thì heo cần được tiêm phòng các loại vaccine sau:
- Dịch tả heo với liều 1 ml tiêm dưới da cho heo con theo mẹ từ 20 ngày tuổi trở lên
- Heo đóng dấu VR2 cho heo từ 2 tháng tuổi trở lên với liều cho heo nhỏ 0,5 ml, heo lớn 1 ml tiêm dưới da
- Heo đóng dấu keo phèn cho heo từ 2 tháng tuổi trở lên với liều cho heo nhỏ 2 ml, heo lớn 3 ml tiêm dưới da
- Phó thương hàn cho heo con 20 ngày tuổi, nhắc lại sau 7-9 ngày tiêm dưới da
- Tụ huyết trùng với liều cho heo nhỏ 3 ml, heo lớn 5 ml tiêm dưới da Riêng heo nái chửa và heo con dưới 20 ngày tuổi các loại vaccine chỉ tiêm vào vùng có dịch xảy ra (ổ dịch).
22
2.7.2 Vệ sinh thức ăn, nước uống
Heo phàm ăn và ăn nhiều, nên việc lựa chọn thức ăn cần được chú ý. Thức ăn bị chua có mùi hoặc bị nấm mốc… làm heo ăn dễ bị bệnh đường tiêu hóa, thậm chí còn bị ngộ độc nhất là đối với heo có chửa và heo con. Vì vậy cần kiên quyết loại bỏ những loại thức ăn kém phẩm chất, thức ăn có mùi và thức ăn bị nghi có nấm mốc và độc tố (Trần Ngọc Phương và Lê Quang Minh, 2002). Ngoài ra kho chứa thức ăn phải thông thoáng; nhiệt độ, ẩm độ thích hợp. Các thiết bị chứa thức ăn phải định kì sát trùng tẩy uế tránh tình trạng tích đọng thức ăn cũ hư mốc, giòi bọ phát triển. Máy trộn thức ăn cũng phải vét sạch thức ăn cũ trước khi trộn những mẻ mới (Võ Văn Ninh, 2001).
2.7.3 Vệ sinh chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi
Nguyễn Thanh Sơn và Nguyễn Quế Côi (2005) cho rằng nên có khu vực nuôi và chuồng phù hợp với các loại heo và độ tuổi khác nhau. Thường xuyên quét dọn, định kỳ tẩy uế, khử trùng chuồng nuôi, cọ rửa và tiêu độc máng ăn, máng uống và các dụng cụ chăn nuôi như cuốc, xẻng, ủng, quần áo bảo hộ,... Sau mỗi đợt nuôi, phải vệ sinh chuồng trại và khử trùng tiêu độc, sau đó để trống chuồng khoảng 3-5 ngày trước khi nuôi lứa mới. Phân, rác thải phải được thu gom thường xuyên và chuyển đến nơi tập trung riêng.
Cần khai thông cống rãnh quanh chuồng cho thoát nước tốt, tránh ứ đọng tạo môi trường cho muỗi phát triển, nên phát quang tránh để cỏ lau um tùm làm nơi trú ẩn của rắn rết, bọ cạp…chúng tấn công và có thể gây chết cấp tính cho heo nuôi (Võ Văn Ninh, 2001).
Có rất nhiều loại thuốc sát trùng để sát trùng chuồng trại nhưng đến nay có những chất cổ điển đã qua sử dụng nhiều năm nhưng vẫn chưa giảm sút tác dụng diệt khuẩn, rẻ tiền như: nước javel, sút (NaOH), vôi bột (CaO), nước sữa vôi (Ca(OH)2) 10-20%.
23
Chương 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 3.1 Phương tiện thí nghiệm
3.1.1 Thời gian và địa điểm
Thí nghiệm được tiến hành từ 07/2014 đến 11/2014 tại Trại Chăn nuôi Công ty Vemedim thuộc ấp Thới Hòa C, xã Thới Thạnh, huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ. Khí hậu Cần Thơ mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, có tính chất cận xích đạo và thể hiện rõ ảnh hưởng của hệ thống hoàn lưu Tây Nam từ Ấn Ðộ Dương tới.
Huyện Thới Lai (Hình 3.1) là huyện ngoại thành nằm về phía Tây của thành phố Cần Thơ. Địa giới hành chính của huyện Thới Lai là phía Đông giáp huyện Phong Điền, quận Ô Môn; phía Tây giáp huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ và tỷnh Kiên Giang; phía Nam giáp huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ, tỷnh Hậu Giang và tỷnh Kiên Giang; phía Bắc giáp huyện Cờ Đỏ, quận Ô Môn. Huyện Thới Lai là vùng đất có nhiều tiềm năng, lợi thế về phát triển sản xuất nông nghiệp với 23.279,04 ha đất sản xuất hàng năm, trong đó tập trung nhiều nhất là trồng lúa là 20.345,16 ha.
Hình 3.1: Bản đồ Huyện Thới Lai
Theo Phòng Thống kê huyện Thới Lai: Nhiệt độ trung bình năm của huyện Thới Lai là 270C, nhiệt độ cao nhất trung bình năm là 35,20C, nhiệt độ thấp nhất trung bình năm là 18,60C. Tổng số giờ nắng trung bình năm đạt 2.551,3 giờ. Ðộ ẩm trung bình năm khoảng 82%. Lượng mưa bình quân hàng năm là 1.247,7 mm.
24
Thủy văn: Mùa lũ kéo dài từ tháng 7 đến tháng 12, đỉnh điểm là vào tháng 9, tháng 10. Tại Cần Thơ, lưu lượng cực đại đạt mức 40.000 m3. Mùa cạn từ tháng 1 đến tháng 6, thấp nhất là vào tháng 3 và tháng 4. Lưu lượng nước trên sông tại Cần Thơ chỉ còn 2.000 m3 với mực nước biển.
Công ty Chăn nuôi Vemedim cách quốc lộ 91 khoảng 1 km với diện tích sử dụng là 33.139,3 m2. Trại chia thành 4 khu vực nuôi với các loại vật nuôi như đà điểu, bò, gà, heo… kho thức ăn, nhà để xe, nhà công nhân, kho dụng cụ, bể nước, khu xử lý phân (Hình 3.2).
25
Mục tiêu sản xuất của trại:
Chăn nuôi các loại động vật phục vụ thử nghiệm sản phẩm theo yêu cầu. Tạo được mô hình sản xuất có kỹ thuật cao, có thể áp dụng cho các tỷnh ĐBSCL giúp tăng thu nhập và làm giàu ổn định.
Cung cấp giống vật nuôi chất lượng cao cho khu vực gồm: Giống heo, giống gà thịt địa phương chất lượng cao như gà ta, gà tàu vàng, gà nòi...
Liên kết với các viện, trường, các công ty chăn nuôi gia súc gia cầm, thủy sản trong và ngoài tỷnh để sưu tập và phát triển các giống vật nuôi có triển vọng như dê, cừu, thỏ, cá sấu, đà điểu...
Sản xuất và kinh doanh các loại giống gia súc, gia cầm, thủy sản.
Sản xuất và kinh doanh các loại thức ăn gia súc, dụng cụ chăn nuôi và thuốc thú y.
Chẩn đoán xét nghiệm bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản.
3.1.2 Chuồng trại thí nghiệm 3.1.2.1 Tổng quan về Trại heo hở
Trại chăn nuôi được xây dựng theo hướng Đông Bắc-Tây Nam với kiểu chuồng hở hoàn toàn hai mái đơn, lợp bằng tôn, nền xi măng. Xung quanh trại có thảm thực vật màu mỡ như trồng cỏ voi, cây ăn quả… (Hình 3.3). Theo Võ Văn Ninh (2001) thì trục dọc dãy chuồng chạy theo hướng Đông Bắc-Tây Nam sẽ tránh được gió lạnh Đông Bắc thổi vào chuồng, tránh được mưa và gió Tây Nam. Hai đầu hồi (2 tường chắn đầu dãy) của chuồng sẽ hướng về Đông Bắc và Tây Nam sẽ ngăn cản các luồng gió, luồng mưa và các tia nắng gay gắt bất lợi.
Hình 3.3: Tổng thể của trại heo
3.1.2.2 Chuồng nuôi heo thịt
Chuồng heo thịt được xây dựng với kích thước của mỗi ô chuồng là 2,5 m x 5,5 m. Mỗi ô chuồng có một máng ăn cố định và một núm uống tự động.
26
Lối đi ở giữa 2 dãy chuồng rộng 1,4 m nên thuận lợi cho việc vận chuyển thức ăn, cho heo ăn… (Hình 3.4).
Hình 3.4: Dãy chuồng nuôi heo thí nghiệm
3.1.3 Đối tượng thí nghiệm
Đối tượng thí nghiệm là heo sau cai sữa thuộc giống heo lai ngoại Duroc x (Yorkshire x Landrace). Tổng số heo tiến hành thí nghiệm là 60 con. Heo có khối lượng bình quân đầu kỳ 20±1,5 kg.
3.1.4 Dụng cụ thí nghiệm 3.1.4.1 Tại trại chăn nuôi 3.1.4.1 Tại trại chăn nuôi
Dụng cụ được sử dụng trong thí nghiệm gồm có
- Cân điện tử 1000 kg dùng để cân heo thí nghiệm vào các thời điểm là đầu kỳ, giữa kỳ và cuối kỳ
- Cân đồng hồ 120 kg, độ chính xác 200 g để cân thức ăn - Cân điện tử 2 kg để cân men vi sinh
- Máy ảnh, sổ ghi chép,…
3.1.4.2 Tại phòng thí nghiệm
Sử dụng các dụng cụ và hóa chất cần thiết dùng trong phân tích thành phần hóa học của thức ăn tại Phòng thí nghiệm Chăn nuôi chuyên khoa, Bộ môn Chăn nuôi Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng Đại học Cần Thơ.
Trang thiết bị gồm máy nghiền mẫu, tủ đông, tủ hút, tủ lạnh, lò nung, tủ sấy, bộ chưng cất đạm (Kjeldahl), bộ phân tích béo…
Dụng cụ gồm có bình định mức thể tích 50 ml, 100 ml, 250 ml, 1000 ml. Bình tam giác 250 ml, bình kjeldahl 50 ml, beaker các loại có thể tích 50 ml, 100 ml, 200 ml, 500 ml, ống đong 5 ml, 10 ml, 25 ml, 50 ml và bình hút ẩm...
27
Hóa chất gồm có cồn tuyệt đối, H2SO4 98%, H2O2, NaOH, acid Boric, HCl, chất xúc tác...
3.1.5 Thức ăn dùng trong thí nghiệm
Thức ăn dùng trong thí nghiệm là thức ăn cơ sở (TĂCS) được phối hợp từ thực liệu rời như cám gạo, bắp vàng, bánh dầu đậu nành, bột cá, premix vitamin, dựa theo nhu cầu dinh dưỡng của NRC (1998). Áp dụng Phần mềm Ultramix để lập công thức thức ăn hỗn hợp (Bảng 3.1).
Bảng 3.1: Công thức khẩu phần của thức ăn dùng trong thí nghiệm (dành cho heo lứa có khối lượng từ 20-50 kg)
Thực liệu Hàm lượng, % Bắp vàng 56,11 Cám gạo 15,00 Bánh dầu nành 46% CP 7,16 Bột đậu nành 15,00 Bột cá 55% CP 3,72 Lysin 0,06 Vime Senic EH 0,02 Bột xương 0,78 Bột vỏ sò 1,03 Muối 0,40 Embavit 7 0,72 Tổng cộng 100,00 (Công ty Vemedim)
Vime Senic EH: là sản phẩm dinh dưỡng của Công ty Vemedim có tác dụng tăng cường chức năng gan, cải thiện chất lượng thịt.
Embavit 7: là sản phẩm của Công ty Vemedim có tác dụng bổ sung vitamin, nguyên tố vi lượng khoáng chất kích thích tăng trưởng, sự thèm ăn động vật và cải thiện chất lượng thân thịt.
28
Thức ăn sau khi phối trộn được đem đi phân tích để xác định thành phần dinh dưỡng và năng lượng (Bảng 3.2).
Bảng 3.2: Thành phần dinh dưỡng và năng lượng của TĂHH cho heo lứa có khối lượng từ 20-50 kg (Công ty Vemedim) Thành phần ME, kcal/kg 3131,97 CP, % 17,00 Béo thô, % 6,78 Xơ thô, % 5,50 Lysine, % 0,93 Methionine, % 0,31 Methionine+Cystine, % 0,59 Threonine, % 0,64 Isoleucine, % 0,68 Tryptophan, % 0,18 Calcium, % 0,75 Phosphor tổng số, % 0,58 Phosphor hữu dụng 0,28 Muối, % 0,50 Manganese, mg/kg 123,20 Acid linoleic, % 3,06 Choline, mg/kg 836,35 Biotin, mg/kg 0,11 Vitamin A, IU/kg 14,48 Vitamin D, IU/kg 2,29 Vitamin E, IU/kg 0,03
29
Ngoài ra, mẫu thức ăn được sử dụng ở trại còn được phân tích tại phòng thí nghiệm bộ môn gồm các chỉ tiêu DM, CP, CF, EE và Ash.
3.1.6 Nước uống dùng trong thí nghiệm
Nước dùng để cho heo uống, vệ sinh dụng cụ, chuồng trại và tắm heo hàng ngày được bơm từ hệ thống nước ngầm, sau đó đưa lên bồn chứa nước (Hình 3.6) và theo hệ thống ống dẫn để đưa vào chuồng sử dụng.
Hình 3.5: Bồn chứa nước
3.1.7 Chế phẩm vi sinh dùng trong thí nghiệm
Chế phẩm Sub-Probi sử dụng trong thí nghiệm được sản xuất bởi Công ty cổ phần sản xuất kinh doanh (CP SXKD) vật tư và thuốc thú y Vemedim (số 07 đường 30/4, quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ).
Thành phần: Pediococcus acidilactici (PA) (min-max) 109-1010 CFU,
Bacillus subtilis (BS) (min-max) 109-1010 CFU, chất mang vừa đủ 1 kg, độ ẩm (max) 9%, không có kháng sinh, dược liệu và hormon.
Sản phẩm là một hỗn hợp dinh dưỡng đậm đặc chứa các dòng vi khuẩn
Pediococcus acidilactici, Bacillus subtilis là những vi sinh vật hữu ích có chức
năng sản sinh acid lactic, enzyme tiêu hóa giúp tăng cường khả năng tiêu hóa và ức chế sự xâm nhập, phát triển của vi sinh vật có hại. Cung cấp và hoàn chỉnh hệ vi sinh đường ruột, giảm hệ số chuyển hóa thức ăn, giảm tỷ lệ tiêu chảy và còi cọc. Đặc biệt chế phẩm Sub-Probi phòng bệnh E.coli trên heo và cầu trùng trên gà (Công ty Vemedim).
Hướng dẫn sử dụng chế phẩm
30
Cách 1: Cho heo ăn liên tục thức ăn trộn chế phẩm Sub-Probi trong suốt quá trình thí nghiệm
Cách 2: Cho heo ăn liên tục thức ăn trộn chế phẩm Sub-Probi trong 2 tuần lễ đầu tiên, ngưng 1 tuần lễ cho ăn lại 1 tuần lễ; tiếp tục ngưng 1 tuần lễ cho ăn lại 1 tuần lễ đến khi kết thúc thí nghiệm.
Lưu ý: Thời gian ngưng sử dụng sản phẩm trước khi giết mổ là 0 ngày
3.2 Phương pháp thí nghiệm 3.2.1 Bố trí thí nghiệm 3.2.1 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 nghiệm thức (NT) và 4 lần lặp lại tổng cộng có 12 đơn vị thí nghiệm; mỗi đơn vị thí nghiệm nuôi 5 heo (Hình 3.6).
Nghiệm thức (NT)
Lặp lại ĐC SUB-L SUB-C
1 - - -
2 - - -
3 - - -
4 - - -
Hình 3.6: Sơ đồ bố trí thí nghiệm
NT đối chứng (ĐC): KPCS, không bổ sung chế phẩm Sub-Probi
NT SUB-L: KPCS, bổ sung chế phẩm Sub-Probi với cách cho ăn liên tục NT SUB-C: KPCS, bổ sung chế phẩm Sub-Probi với cách cho ăn cách tuần
3.2.2 Các chỉ tiêu theo dõi
3.2.2.1 Các chỉ tiêu về sinh trưởng của heo
Theo Nguyễn Thiện và ctv (2008) và Đặng Vũ Bình (2005) một số chỉ tiêu tăng trưởng của heo được tính như sau:
Tăng trưởng tích lũy (TTTL) (kg/con): Là sự tăng thêm về khối lượng, kích thước, thể tích của từng bộ phận hay toàn bộ cơ thể của heo sau một thời gian nuôi qua các thời điểm
TTTL (kg) = TL cuối kỳ (kg) - TL đầu kỳ (kg)
Tăng trưởng tuyệt đối (TTTĐ) (g/con/ngày): Là trọng lượng, kích thước của cơ thể gia súc tăng lên trong một đơn vị thời gian.
TTTL (kg)
TTTĐ (g/con/ngày) = x 1000 Thời gian nuôi (59 ngày)
31
Tăng trưởng tương đối (TTTgĐ) (%): Là tỷ lệ % của trọng lượng cơ