Chọn heo nuôi thí nghiệm là những heo có thể trạng tốt, trọng lượng tương đối đồng đều và trước đó heo đã được tiêm phòng các bệnh dịch tả, PRRS, lở mồm long móng, Mycoplasma.
33
Chăm sóc và nuôi dưỡng heo theo quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng của trại.
Cân heo: Trước khi cân heo và sau khi cân thì dụng cụ phải được vệ sinh sát trùng. Heo được cân 2 lần trong quá trình thí nghiệm là vào đầu kỳ và cuối kỳ. Cân vào lúc sáng sớm trước khi cho heo ăn.
Thức ăn dùng trong thí nghiệm:
-Đối với nghiệm thức đối chứng thì sử dụng thức ăn hỗn hợp tự phối trộn của trại (TĂHH)
-Đối với nghiệm thức bổ sung chế phẩm Sub-Probi thì sử dụng TĂHH trộn với chế phẩm theo tỷ lệ 2 g/kg TĂHH
Cách cho ăn: Trước khi cho ăn phải thu gom, cân để xác định khối lượng thức ăn thừa của ngày hôm trước (nếu có). Vệ sinh máng ăn sạch sẽ tránh thức ăn dư thừa gây ẩm mốc ảnh hưởng đến sức khỏe heo và có mùi ôi, chua làm heo không muốn ăn. Heo ở giai đoạn sau cai sữa được cho ăn 6 lần/ngày vào các thời điểm 7 giờ, 9 giờ, 11 giờ, 13 giờ, 15 giờ và 17 giờ, heo ở giai đoạn 50 kg được cho ăn 4 lần/ngày.
Vệ sinh, sát trùng: Chuồng nuôi heo được sát trùng trước khi đưa heo vào nuôi và sát trùng mỗi tuần 1 lần bằng Vimekon. Quy trình tiêm phòng cho heo của công ty Vemedim được thể hiện qua Bảng 3.3 và Bảng 3.4.
Bảng 3.3: Lịch tiêm phòng cho heo giai đoạn sau cai sữa-12 tuần tuổi
Giai đoạn Ngày Mục đích Thuốc sử dụng (chọn 1 loại) Sau cai
sữa
26-30 Phòng tiêu chảy Olavit plus
Phòng hô hấp Tylofos
Phòng chống stress do chuyển
chuồng, thay đổi điều kiện sống Vime-C-Electrolyte 5 tuần
tuổi
35 Tẩy giun Vimectin 0,3%
hoặc Vimectin premix 0,3% hoặc Albendazole 10% 6 tuần
tuổi
41 Tiêm phòng tai xanh lần 2 Vaccine tai xanh 41-43 Tăng cường sức đề kháng, nâng
cao hiệu quả tiêm phòng Vime-C-Electrolyte 45 Bổ sung vitamin cho mau lớn,
da long mượt ADpoly
7 tuần tuổi
55 Tiêm phòng dịch tả (lần 2) Vaccine dịch tả heo Tăng cường sức đề kháng, nâng
cao hiệu quả tiêm phòng Vime-C-Electrolyte 8,5 tuần tuổi 60 Tiêm phòng lỡ mồm long móng (lần 2) Vaccine lỡ mồm long móng heo
Tăng cường sức đề kháng, nâng
cao hiệu quả tiêm phòng Vime-C-Electrolyte 10-12
tuần tuổi
Phòng viêm da Sulfate kẽm,
Olavit plus
34
Bảng 3.4: Lịch tiêm phòng cho heo giai đoạn 12 tuần tuổi-hạ thịt
Giai đoạn Ngày Mục đích Thuốc sử dụng
(chọn 1 loại) 12-16 tuần Bồi dưỡng Kích thích mau lớn Vimekat plus hoặc
Aminovit Tùy theo trại có diễn biến dịch tễ bệnh gì để chọn thuốc E.coli Vime-Apracin Viêm phổi Viêm đại tràng, hồng lỵ Tiamulin Hồng lỵ Suyễn heo Tụ huyết trùng Tylo-Sulfa Suyễn heo Viêm hồi tràng E.coli Thương hàn Lỵ Vimelinspec 500 Lino-specion Suyễn
Viêm dính phổi màng phổi Tụ huyết trùng
Tilmo-Vime 250 premix
Suyễn Viêm phổi Tụ huyết trùng Viêm ruột, E.coli
Doxyt Concentrate
Bổ sung men tiêu hóa sau mỗi đợt dùng kháng sinh
Vizyme hoặc Vime 6 way Bồi dưỡng nếu heo không hồng hào, bóng
mượt, chậm lớn
Vimekat hoặc Vime Canlamin hoặc Vime ATP 15-16 tuần Bổ sung vitamin cho mau lớn, da lông
mượt, nhất là heo được chọn làm hậu bị
Adpoly 17-18 tuần Kết hợp để tăng hiệu quả
Tẩy giun (lần 2)
Vimectin premix 0,3% Hoặc Albendazole 10% Trên
18 tuần
Kích thích tăng trọng, mau lớn, tạo nạc Vimekat plus Hoặc Aminovit
(Công ty Vemedim)
3.3 Xử lý số liệu
Số liệu thí nghiệm được thu thập và xử lý trên phần mềm Excel 2007 và Minitab version 16.0 (2012), phần thống kê mô tả, phân tích phương sai, và sử dụng phép thử Tukey để so sánh trung bình các nghiệm thức.
35
Chương 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN 4.1 Ghi nhận tổng quát
Thí nghiệm được tiến hành trên 60 heo sau cai sữa trong điều kiện chuồng trại thông thoáng, được vệ sinh, sát trùng tương đối sạch sẽ. Ảnh hưởng của thời tiết, tiểu khí hậu trong chuồng nuôi lên sức khoẻ của heo con sau cai sữa là tương đối đồng đều giữa các ô chuồng thí nghiệm. Tuy nhiên trong thời gian thí nghiệm có một số ngày chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm tương đối cao (buổi trưa nắng nóng, buổi tối nhiệt độ xuống thấp), nên ít nhiều cũng làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tiêu tốn thức ăn của đàn heo. Heo bị bệnh viêm phổi, ăn ít, heo bị ghẻ nhưng tình trạng bệnh không kéo dài và được điều trị theo quy trình của trại nên heo đã khỏi bệnh và phát triển bình thường. Cuối thí nghiệm heo nuôi không bị hao hụt nên tỷ lệ nuôi sống đạt 100%.
Hình 4.1: Heo nuôi cuối thí nghiệm ở các nghiệm thức
NT ĐC NT SUB-L
36
4.2 Kết quả về tăng trưởng
Kết quả tăng trưởng của heo thí nghiệm được trình bày ở Bảng 4.1.
Bảng 4.1: Các chỉ tiêu về tăng trưởng của heo thí nghiệm NT
Chỉ tiêu ĐC SUB-L SUB-C SE P
Khối lượng đầu kỳ (kg/con) 20,53 20,70 20,60 0,08 >0,05 Khối lượng cuối kỳ (kg/con) 58,10b 59,33a 59,07a 0,26 <0,01 TTTL (kg/con) 37,57b 38,63a 38,47a 0,20 <0,01 TTTĐ (g/con/ngày) 636,72b 654,80a 651,98a 3,32 <0,01 TTTgĐ (%) 95,54b 96,54a 96,57a 0,21 <0,01
ĐC: NT không bổ sung chế phẩm; NT SUB-L: NT bổ sung chế phẩm Sub-Probi với cách cho ăn liên tục; NT SUB-C: NT bổ sung chế phẩm Sub-Probi với cách cho ăn cách tuần; TTTL: Tăng trưởng tích lũy; TTTĐ: Tăng trưởng tuyệt đối; STTgĐ: Tăng trưởng tương đối
4.2.1 Khối lượng heo thí nghiệm
Qua Bảng 4.1 cho thấy khối lượng đầu kỳ giữa 3 NT khác nhau không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Điều này cho thấy heo được chọn nuôi thí nghiệm là những heo có khối lượng tương đương nhau. Vì vậy, đến cuối thí nghiệm sẽ dễ dàng khẳng định sự khác nhau của các chỉ tiêu tăng trưởng giữa các NT.
Khối lượng cuối thí nghiệm của heo ở các NT có sự khác biệt. Sự sai khác này rất có ý nghĩa thống kê (P<0,01). Như vậy sau quá trình nuôi 59 ngày, tăng trọng ở cuối giai đoạn thí nghiệm của NT SUB-L và NT SUB-C cao hơn ở NTĐC (Hình 4.2), mặc dù trọng lượng bình quân đầu kỳ của các NT không có sự khác nhau. Kết quả này cho thấy hai chủng vi khuẩn
Pediococcus acidilactici và Bacillus subtilis có trong chế phẩm đã có tác
dụng tích cực lên sự tăng trưởng của heo nuôi bằng cách sản xuất các acid hữu cơ, enzyme tiêu hóa, tổng hợp các vitamin nhóm B và sản xuất một số kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn gây bệnh như lactacin B. Do đó làm giảm pH đường ruột, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tiêu hóa protein và đường lactose ở heo con giúp quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng tốt hơn (Cù Thị Thúy Nga và ctv, 2013).
Kết quả nghiên cứu của Trần Tuấn Kiệt (2010) đã chứng minh khi bổ sung chế phẩm Sotibac chứa Saccharomyces cerevisiae (109 CFU),
Lactobacilus acidophilus (108 CFU), Bacillus subtilis (108 CFU ) với liều 5 g Sotibac/kg thức ăn thì khối lượng heo (sau 28 ngày nuôi) ở NT có bổ sung chế phẩm Sotibac cao hơn so với NT ĐC.
Theo nghiên cứu của D. Kampf et al., (2012) thì khối lượng cuối kỳ của heo con (lúc 74 ngày tuổi) được ăn khẩu phần bổ sung chế phẩm chứa Bacillus
subtilis (với liều 3x108 CFU/kg thức ăn) cao hơn nhóm heo con đối chứng và sự sai khác này rất có ý nghĩa thống kê.
37
Hình 4.2: Biểu đồ khối lượng heo cuối thí nghiệm
4.2.2 Tăng trưởng tích lũy
Tăng trưởng tích lũy giữa NT có bổ sung chế phẩm so với NT ĐC khác nhau rất có ý nghĩa thống kê (P<0,01). Cuối thí nghiệm tăng trưởng tích lũy của NT SUB-L và SUB-C cao hơn so với NT ĐC (Hình 4.3). Sự chênh lệch giữa các NT ĐC, SUB-L và SUB-C là 1,06% và 0,9%. Điều này cho thấy việc bổ sung chế phẩm Sub-Probi đã có tác dụng cải thiện tăng trưởng của heo sau cai sữa.
Cù Thị Thúy Nga và ctv., (2013) thực hiện thí nghiệm bổ sung chế phẩm probiotic trên heo con sau cai sữa (giai đoạn 21-56 ngày tuổi) đã thu được kết quả cho thấy khi bổ sung chế phẩm probiotic vào thức ăn đã làm tăng TTTL của heo. Thí nghiệm được chia làm 4 lô: lô ĐC cho ăn khẩu phần cơ sở (KPCS), lô TN1 (cho ăn KPCS + hỗn hợp probiotic gồm Saccharomyces cerevisiae, Lactobacilus acidophilus, Bacillus subtilis), lô TN2 (cho ăn KPCS
+ hỗn hợp probiotic gồm Saccharomyces cerevisiae, Lactobacilus acidophilus, Lactobacilus ceise), lô TN3 (cho ăn KPCS + hỗn hợp probiotic gồm
Lactobacilus acidophilus, Bacillus và Beta glucana). Kết quả cho thấy ở 3 lô
TN1, TN2, TN3 heo có TTTL cao hơn so với heo ở NT ĐC lần lượt là 8,51%, 6,50% và 7,97%. 30 35 40 45 50 55 60 65 ĐC SUBL SUBC b a a k g/con P<0,01 Nghiệm thức SUB-L SUB-C
38
Hình 4.3: Biểu đồ tăng trưởng tích lũy của heo thí nghiệm
4.2.3 Tăng trưởng tuyệt đối
Tăng trưởng tuyệt đối của heo thí nghiệm được thể hiện ở Hình 4.4.
Hình 4.4: Biểu đồ tăng trưởng tuyệt đối của heo thí nghiệm
Qua Hình 4.4 cho thấy tăng trưởng tuyệt đối (g/con/ngày) của các nghiệm thức khác nhau rất có ý nghĩa thống kê (P<0,01). Tốc độ tăng trưởng của heo ở NT SUB-L cao nhất rồi đến NT SUB-C và sau cùng là NT ĐC. Kết quả này cho thấy sử dụng thức ăn có bổ sung chế phẩm Sub-Probi đã cải thiện tốc độ tăng trưởng của heo, hiệu quả này có được là do khả năng tiêu hóa thức ăn của các NT được cải thiện. Kết quả nghiên cứu của Trần Quốc Việt (2008) khi bổ sung chế phẩm probiotic 1 gồm 3 chủng vi khuẩn (Enterococcus
faecium- 6H2; Lactobacillus acidophilus-C3 và Bacillus subtilis- H4), chế
phẩm probiotic 2 gồm 3 chủng vi khuẩn (Pediococcus pentosaceus -Đ7;
0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 ĐC SUBL SUBC k g/con b a a P<0,01 Nghiệm thức SUB-L SUB-C 0 100 200 300 400 500 600 700 ĐC SUBL SUBC g/con/ n gày b a a P<0,01 Nghiệm thức SUB-L SUB-C
39
Lactobacillus plantarum-1K8 và Bacillus subtilis- H4) và chế phẩm probiotic
3 gồm 3 chủng vi khuẩn (Lactobacillus plantarum-3K2; Lactobacillus
rhamnosus-5M2; Bacillus licheniformis-H3) thì TTTĐ của heo ở 3 NT đều có
cao hơn so với NT ĐC- (NT không bổ sung chế phẩm probiotic và kháng sinh).
4.2.4 Tăng trưởng tương đối
Qua Bảng 4.1 và biểu đồ Hình 4.5 cho thấy tăng trưởng tương đối của NT SUB-L và NT SUB-C gần bằng nhau nhưng lại cao hơn NT ĐC. Kết quả này rất có ý nghĩa thống kê (P<0,01). Điều này cho thấy sự kết hợp giữa 2 chủng vi khuẩn (Pediococcus acidilactici và Bacillus subtilis) đã làm tăng tốc độ tăng trưởng của heo thí nghiệm.
Hình 4.5: Biểu đồ tăng trưởng tương đối của heo thí nghiệm
4.3 Mức ăn và dưỡng chất tiêu thụ hàng ngày của heo thí nghiệm
Mức ăn và dưỡng chất tiêu thụ hàng ngày của heo thí nghiệm được trình bày ở Bảng 4.2.
Bảng 4.2: Mức ăn (MĂ) và dưỡng chất tiêu thụ hàng ngày của heo thí nghiệm NT
Chỉ tiêu ĐC SUB-L SUB-C SE P
MĂ (kg/con/ngày) 1,63a 1,54b 1,56 b 0,01 <0,01 CP (g/con/ngày) 282a 267b 272b 2,13 <0,01 EE (g/con/ngày) 63a 59b 60b 0,47 <0,01 CF (g/con/ngày) 29 a 27b 28b 0,22 <0,01 Ash (g/con/ngày) 108a 102b 104b 0,81 <0,01 ME (kcal/con/ngày) 5109a 4817b 4898b 39,39 <0,01 0 20 40 60 80 100 120 ĐC SUBL SUBC % b a a P<0,01 Nghiệm thức SUB-L SUB-C
40
Qua kết quả trình bày ở Bảng 4.2 và biểu đồ Hình 4.6 cho thấy mức ăn (kg/con/ngày) của 3 NT khác nhau rất có ý nghĩa thống kê (P<0,01). Kết quả cho thấy khả năng tiêu thụ thức ăn của heo ở NT SUB-L và NT SUB-C tốt hơn so với heo ở NT ĐC. Điều này chứng tỏ vai trò của hỗn hợp vi khuẩn probiotic đối với khả năng tiêu hóa, tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của heo. Kết quả nghiên cứu của Trần Quốc Việt (2008) cũng cho thấy heo có MĂ (kg/con/ngày) ở các NT có bổ sung probiotic cao hơn mức ăn của heo ở NT ĐC (không bổ sung chế phẩm probiotic).
Năng lượng trao đổi ME (kcal/con/ngày) của heo ở NT ĐC cao hơn so với 2 NT SUB-L và NT SUB-C. Kết quả này rất có ý nghĩa thống kê (P<0,05). CP ăn vào mỗi ngày của heo ở NT ĐC cao hơn so với heo ở NT SUB-L và NT SUB-C. Sự sai khác này có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Theo NRC (1998) nhu cầu CP (g/con/ngày) của heo tăng trưởng 20-50 kg là 18%. Vậy, lượng protein heo thí nghiệm nhận được từ thức ăn là tương đối phù hợp. Việc cung cấp đủ protein cho heo có ảnh hưởng tốt đến tăng trưởng và thành phần phẩm chất thịt.
Hình 4.6: Mức ăn trung bình hàng ngày của heo ở các nghiệm thức
4.4 Tiêu tốn thức ăn và HSCHTĂ của heo thí nghiệm
Kết quả tiêu tốn thức ăn và HSCHTĂ của heo thí nghiệm được trình bày ở Bảng 4.3.
Bảng 4.3: Tiêu tốn thức ăn và HSCHTĂ của heo thí nghiệm NT
Chỉ tiêu ĐC SUB-L SUB-C SE P
TTTK (kg/ô) 187,8b 193,2a 192,3ab 1,25 <0,05 TTTĂ toàn kỳ (kg/ô) 481,2a 453,7b 461,3b 3,61 <0,01
HSCHTĂ 2,56a 2,35b 2,40b 0,02 <0,01
TTTK: tăng trọng toàn kỳ; TTTĂ: tiêu tốn thức ăn; HSCHTĂ: hệ số chuyển hóa thức ăn
0 0,2 0,4 0,6 0,8 1 1,2 1,4 1,6 1,8 ĐC SUB-L SUB-C a b b P<0,01 kg Nghiệm thức
41
Qua kết quả ở Bảng 4.3 cho thấy TTTK của NT ĐC thấp hơn NT SUB-L và NT SUB-C, kết quả có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Tuy nhiên ở NT ĐC lại có TTTĂ và HSCHTĂ cao hơn 2 NT SUB-L và NT SUB-C. Điều này cho thấy heo ở NT ĐC tiêu thụ một lượng thức ăn cao hơn nhưng tăng trọng lại thấp hơn 2 NT SUB-L và SUB-C. Từ đó có thể kết luận khi bổ sung chế phẩm Sub-Probi vào khẩu phần ăn của heo đã làm tăng tỷ lệ tiêu hóa thức ăn nhờ vi khuẩn sản xuất các acid hữu cơ và enzyme tiêu hóa. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Phúc Hậu (2013) khi bổ sung chế phẩm Subtyl và hỗn hợp (Calphovit + Olavit + ADE B. Complex) thì heo thí nghiệm có HSCHTĂ lần lượt là 1,35 và 1,37 thấp hơn so với NT ĐC (1,40). Nghiên cứu của Ngô Yến Như (2010) khi bổ sung chế phẩm Sotizyme (chứa Bacillus subtilis, Lactobacillus acidophilus, chất mang và các enzyme như Amylase,
Protease, Lipase, Phytase…) vào thức ăn cho heo con sau cai sữa đã làm giảm HSCHTĂ so với NT ĐC 0,7%.
Theo Trần Quốc Việt và ctv., (2010) thì việc sử dụng chế phẩm PEV (chế phẩm probiotic-enzyme) chứa các loại enzyme: amylase, protase, cellulase, β-Glucanase, xylanase và các vi khuẩn: Bacillus subtilis, Saccharomyces boulardi, Enterococcus faecium và Lactobacillus fermentum
cho heo thịt (giai đoạn từ 20-50 kg) đã có tác động tích cực đến TTTĂ của heo (giảm 14%) so với NT ĐC(-) (Lô đối chứng tiêu cực heo được ăn khẩu phần cơ sở không bổ sung chế phẩm sinh học và kháng sinh).
4.5 Tỷ lệ tiêu chảy của heo thí nghiệm
Bệnh tiêu chảy là một bệnh thường gặp trên heo do nhiều nguyên nhân gây ra như virus, vi khuẩn, ký sinh vật đường ruột hoặc các nguyên nhân khác như ẩm độ chuồng nuôi quá cao, heo háu ăn hoặc thay đổi khẩu phần nuôi một cách đột ngột,…gây thiệt hại kinh tế cao (Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 2000).
Số heo con tiêu chảy và tỷ lệ tiêu chảy của heo thí nghiệm theo nghiệm thức được thể hiện ở Bảng 4.4.
Bảng 4.4: Tỷ lệ tiêu chảy của heo thí nghiệm NT
Chỉ tiêu ĐC SUB-L SUB-C P
Số heo tiêu chảy 6 1 1
Tỷ lệ tiêu chảy (%) 30a 5b 5b <0,01(*)
Ghi chú: Các số trong cùng một hàng có các chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê. (*) Số liệu P trong bảng tỷ lệ tiêu chảy đã được xử lý bằng cách chuyển đổi Chi-square
Kết quả Bảng 4.4 cho thấy sự khác biệt giữa NT có bổ sung chế phẩm Sub-Probi vào khẩu phần ăn và NT không bổ sung. Tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy
42
của heo ở NT ĐC cao nhất và thấp nhất là NT SUB-L và SUB-C. Nguyên nhân là do các vi khuẩn có trong probiotic đã phát huy tác dụng, một mặt tạo nên sự cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột (ức chế sự phát triển của các tác nhân gây bệnh đường ruột như vi khuẩn Shigella , Salmonella , Clotridium
difficile và Escherichia coli… tạo điều kiện cho các vi sinh vật có lợi phát
triển) (Cù Thị Thúy Nga và ctv, 2010 và menvisinh.org). Mặt khác, kích thích hệ miễn dịch đường ruột do vậy giảm tỷ lệ tiêu chảy ở heo.