Khối lượng heo thí nghiệm

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm men vi sinh subprobi vào khẩu phần lên sự sinh trưởng của heo sau cai sữa (2050 kg) (Trang 46)

Qua Bảng 4.1 cho thấy khối lượng đầu kỳ giữa 3 NT khác nhau không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Điều này cho thấy heo được chọn nuôi thí nghiệm là những heo có khối lượng tương đương nhau. Vì vậy, đến cuối thí nghiệm sẽ dễ dàng khẳng định sự khác nhau của các chỉ tiêu tăng trưởng giữa các NT.

Khối lượng cuối thí nghiệm của heo ở các NT có sự khác biệt. Sự sai khác này rất có ý nghĩa thống kê (P<0,01). Như vậy sau quá trình nuôi 59 ngày, tăng trọng ở cuối giai đoạn thí nghiệm của NT SUB-L và NT SUB-C cao hơn ở NTĐC (Hình 4.2), mặc dù trọng lượng bình quân đầu kỳ của các NT không có sự khác nhau. Kết quả này cho thấy hai chủng vi khuẩn

Pediococcus acidilactici và Bacillus subtilis có trong chế phẩm đã có tác

dụng tích cực lên sự tăng trưởng của heo nuôi bằng cách sản xuất các acid hữu cơ, enzyme tiêu hóa, tổng hợp các vitamin nhóm B và sản xuất một số kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn gây bệnh như lactacin B. Do đó làm giảm pH đường ruột, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tiêu hóa protein và đường lactose ở heo con giúp quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng tốt hơn (Cù Thị Thúy Nga và ctv, 2013).

Kết quả nghiên cứu của Trần Tuấn Kiệt (2010) đã chứng minh khi bổ sung chế phẩm Sotibac chứa Saccharomyces cerevisiae (109 CFU),

Lactobacilus acidophilus (108 CFU), Bacillus subtilis (108 CFU ) với liều 5 g Sotibac/kg thức ăn thì khối lượng heo (sau 28 ngày nuôi) ở NT có bổ sung chế phẩm Sotibac cao hơn so với NT ĐC.

Theo nghiên cứu của D. Kampf et al., (2012) thì khối lượng cuối kỳ của heo con (lúc 74 ngày tuổi) được ăn khẩu phần bổ sung chế phẩm chứa Bacillus

subtilis (với liều 3x108 CFU/kg thức ăn) cao hơn nhóm heo con đối chứng và sự sai khác này rất có ý nghĩa thống kê.

37

Hình 4.2: Biểu đồ khối lượng heo cuối thí nghiệm

4.2.2 Tăng trưởng tích lũy

Tăng trưởng tích lũy giữa NT có bổ sung chế phẩm so với NT ĐC khác nhau rất có ý nghĩa thống kê (P<0,01). Cuối thí nghiệm tăng trưởng tích lũy của NT SUB-L và SUB-C cao hơn so với NT ĐC (Hình 4.3). Sự chênh lệch giữa các NT ĐC, SUB-L và SUB-C là 1,06% và 0,9%. Điều này cho thấy việc bổ sung chế phẩm Sub-Probi đã có tác dụng cải thiện tăng trưởng của heo sau cai sữa.

Cù Thị Thúy Nga và ctv., (2013) thực hiện thí nghiệm bổ sung chế phẩm probiotic trên heo con sau cai sữa (giai đoạn 21-56 ngày tuổi) đã thu được kết quả cho thấy khi bổ sung chế phẩm probiotic vào thức ăn đã làm tăng TTTL của heo. Thí nghiệm được chia làm 4 lô: lô ĐC cho ăn khẩu phần cơ sở (KPCS), lô TN1 (cho ăn KPCS + hỗn hợp probiotic gồm Saccharomyces cerevisiae, Lactobacilus acidophilus, Bacillus subtilis), lô TN2 (cho ăn KPCS

+ hỗn hợp probiotic gồm Saccharomyces cerevisiae, Lactobacilus acidophilus, Lactobacilus ceise), lô TN3 (cho ăn KPCS + hỗn hợp probiotic gồm

Lactobacilus acidophilus, Bacillus và Beta glucana). Kết quả cho thấy ở 3 lô

TN1, TN2, TN3 heo có TTTL cao hơn so với heo ở NT ĐC lần lượt là 8,51%, 6,50% và 7,97%. 30 35 40 45 50 55 60 65 ĐC SUBL SUBC b a a k g/con P<0,01 Nghiệm thức SUB-L SUB-C

38

Hình 4.3: Biểu đồ tăng trưởng tích lũy của heo thí nghiệm

4.2.3 Tăng trưởng tuyệt đối

Tăng trưởng tuyệt đối của heo thí nghiệm được thể hiện ở Hình 4.4.

Hình 4.4: Biểu đồ tăng trưởng tuyệt đối của heo thí nghiệm

Qua Hình 4.4 cho thấy tăng trưởng tuyệt đối (g/con/ngày) của các nghiệm thức khác nhau rất có ý nghĩa thống kê (P<0,01). Tốc độ tăng trưởng của heo ở NT SUB-L cao nhất rồi đến NT SUB-C và sau cùng là NT ĐC. Kết quả này cho thấy sử dụng thức ăn có bổ sung chế phẩm Sub-Probi đã cải thiện tốc độ tăng trưởng của heo, hiệu quả này có được là do khả năng tiêu hóa thức ăn của các NT được cải thiện. Kết quả nghiên cứu của Trần Quốc Việt (2008) khi bổ sung chế phẩm probiotic 1 gồm 3 chủng vi khuẩn (Enterococcus

faecium- 6H2; Lactobacillus acidophilus-C3 và Bacillus subtilis- H4), chế

phẩm probiotic 2 gồm 3 chủng vi khuẩn (Pediococcus pentosaceus -Đ7;

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 ĐC SUBL SUBC k g/con b a a P<0,01 Nghiệm thức SUB-L SUB-C 0 100 200 300 400 500 600 700 ĐC SUBL SUBC g/con/ n gày b a a P<0,01 Nghiệm thức SUB-L SUB-C

39

Lactobacillus plantarum-1K8 và Bacillus subtilis- H4) và chế phẩm probiotic

3 gồm 3 chủng vi khuẩn (Lactobacillus plantarum-3K2; Lactobacillus

rhamnosus-5M2; Bacillus licheniformis-H3) thì TTTĐ của heo ở 3 NT đều có

cao hơn so với NT ĐC- (NT không bổ sung chế phẩm probiotic và kháng sinh).

4.2.4 Tăng trưởng tương đối

Qua Bảng 4.1 và biểu đồ Hình 4.5 cho thấy tăng trưởng tương đối của NT SUB-L và NT SUB-C gần bằng nhau nhưng lại cao hơn NT ĐC. Kết quả này rất có ý nghĩa thống kê (P<0,01). Điều này cho thấy sự kết hợp giữa 2 chủng vi khuẩn (Pediococcus acidilactici và Bacillus subtilis) đã làm tăng tốc độ tăng trưởng của heo thí nghiệm.

Hình 4.5: Biểu đồ tăng trưởng tương đối của heo thí nghiệm

4.3 Mức ăn và dưỡng chất tiêu thụ hàng ngày của heo thí nghiệm

Mức ăn và dưỡng chất tiêu thụ hàng ngày của heo thí nghiệm được trình bày ở Bảng 4.2.

Bảng 4.2: Mức ăn (MĂ) và dưỡng chất tiêu thụ hàng ngày của heo thí nghiệm NT

Chỉ tiêu ĐC SUB-L SUB-C SE P

MĂ (kg/con/ngày) 1,63a 1,54b 1,56 b 0,01 <0,01 CP (g/con/ngày) 282a 267b 272b 2,13 <0,01 EE (g/con/ngày) 63a 59b 60b 0,47 <0,01 CF (g/con/ngày) 29 a 27b 28b 0,22 <0,01 Ash (g/con/ngày) 108a 102b 104b 0,81 <0,01 ME (kcal/con/ngày) 5109a 4817b 4898b 39,39 <0,01 0 20 40 60 80 100 120 ĐC SUBL SUBC % b a a P<0,01 Nghiệm thức SUB-L SUB-C

40

Qua kết quả trình bày ở Bảng 4.2 và biểu đồ Hình 4.6 cho thấy mức ăn (kg/con/ngày) của 3 NT khác nhau rất có ý nghĩa thống kê (P<0,01). Kết quả cho thấy khả năng tiêu thụ thức ăn của heo ở NT SUB-L và NT SUB-C tốt hơn so với heo ở NT ĐC. Điều này chứng tỏ vai trò của hỗn hợp vi khuẩn probiotic đối với khả năng tiêu hóa, tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của heo. Kết quả nghiên cứu của Trần Quốc Việt (2008) cũng cho thấy heo có MĂ (kg/con/ngày) ở các NT có bổ sung probiotic cao hơn mức ăn của heo ở NT ĐC (không bổ sung chế phẩm probiotic).

Năng lượng trao đổi ME (kcal/con/ngày) của heo ở NT ĐC cao hơn so với 2 NT SUB-L và NT SUB-C. Kết quả này rất có ý nghĩa thống kê (P<0,05). CP ăn vào mỗi ngày của heo ở NT ĐC cao hơn so với heo ở NT SUB-L và NT SUB-C. Sự sai khác này có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Theo NRC (1998) nhu cầu CP (g/con/ngày) của heo tăng trưởng 20-50 kg là 18%. Vậy, lượng protein heo thí nghiệm nhận được từ thức ăn là tương đối phù hợp. Việc cung cấp đủ protein cho heo có ảnh hưởng tốt đến tăng trưởng và thành phần phẩm chất thịt.

Hình 4.6: Mức ăn trung bình hàng ngày của heo ở các nghiệm thức

4.4 Tiêu tốn thức ăn và HSCHTĂ của heo thí nghiệm

Kết quả tiêu tốn thức ăn và HSCHTĂ của heo thí nghiệm được trình bày ở Bảng 4.3.

Bảng 4.3: Tiêu tốn thức ăn và HSCHTĂ của heo thí nghiệm NT

Chỉ tiêu ĐC SUB-L SUB-C SE P

TTTK (kg/ô) 187,8b 193,2a 192,3ab 1,25 <0,05 TTTĂ toàn kỳ (kg/ô) 481,2a 453,7b 461,3b 3,61 <0,01

HSCHTĂ 2,56a 2,35b 2,40b 0,02 <0,01

TTTK: tăng trọng toàn kỳ; TTTĂ: tiêu tốn thức ăn; HSCHTĂ: hệ số chuyển hóa thức ăn

0 0,2 0,4 0,6 0,8 1 1,2 1,4 1,6 1,8 ĐC SUB-L SUB-C a b b P<0,01 kg Nghiệm thức

41

Qua kết quả ở Bảng 4.3 cho thấy TTTK của NT ĐC thấp hơn NT SUB-L và NT SUB-C, kết quả có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Tuy nhiên ở NT ĐC lại có TTTĂ và HSCHTĂ cao hơn 2 NT SUB-L và NT SUB-C. Điều này cho thấy heo ở NT ĐC tiêu thụ một lượng thức ăn cao hơn nhưng tăng trọng lại thấp hơn 2 NT SUB-L và SUB-C. Từ đó có thể kết luận khi bổ sung chế phẩm Sub-Probi vào khẩu phần ăn của heo đã làm tăng tỷ lệ tiêu hóa thức ăn nhờ vi khuẩn sản xuất các acid hữu cơ và enzyme tiêu hóa. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Phúc Hậu (2013) khi bổ sung chế phẩm Subtyl và hỗn hợp (Calphovit + Olavit + ADE B. Complex) thì heo thí nghiệm có HSCHTĂ lần lượt là 1,35 và 1,37 thấp hơn so với NT ĐC (1,40). Nghiên cứu của Ngô Yến Như (2010) khi bổ sung chế phẩm Sotizyme (chứa Bacillus subtilis, Lactobacillus acidophilus, chất mang và các enzyme như Amylase,

Protease, Lipase, Phytase…) vào thức ăn cho heo con sau cai sữa đã làm giảm HSCHTĂ so với NT ĐC 0,7%.

Theo Trần Quốc Việt và ctv., (2010) thì việc sử dụng chế phẩm PEV (chế phẩm probiotic-enzyme) chứa các loại enzyme: amylase, protase, cellulase, β-Glucanase, xylanase và các vi khuẩn: Bacillus subtilis, Saccharomyces boulardi, Enterococcus faecium và Lactobacillus fermentum

cho heo thịt (giai đoạn từ 20-50 kg) đã có tác động tích cực đến TTTĂ của heo (giảm 14%) so với NT ĐC(-) (Lô đối chứng tiêu cực heo được ăn khẩu phần cơ sở không bổ sung chế phẩm sinh học và kháng sinh).

4.5 Tỷ lệ tiêu chảy của heo thí nghiệm

Bệnh tiêu chảy là một bệnh thường gặp trên heo do nhiều nguyên nhân gây ra như virus, vi khuẩn, ký sinh vật đường ruột hoặc các nguyên nhân khác như ẩm độ chuồng nuôi quá cao, heo háu ăn hoặc thay đổi khẩu phần nuôi một cách đột ngột,…gây thiệt hại kinh tế cao (Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 2000).

Số heo con tiêu chảy và tỷ lệ tiêu chảy của heo thí nghiệm theo nghiệm thức được thể hiện ở Bảng 4.4.

Bảng 4.4: Tỷ lệ tiêu chảy của heo thí nghiệm NT

Chỉ tiêu ĐC SUB-L SUB-C P

Số heo tiêu chảy 6 1 1

Tỷ lệ tiêu chảy (%) 30a 5b 5b <0,01(*)

Ghi chú: Các số trong cùng một hàng có các chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê. (*) Số liệu P trong bảng tỷ lệ tiêu chảy đã được xử lý bằng cách chuyển đổi Chi-square

Kết quả Bảng 4.4 cho thấy sự khác biệt giữa NT có bổ sung chế phẩm Sub-Probi vào khẩu phần ăn và NT không bổ sung. Tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy

42

của heo ở NT ĐC cao nhất và thấp nhất là NT SUB-L và SUB-C. Nguyên nhân là do các vi khuẩn có trong probiotic đã phát huy tác dụng, một mặt tạo nên sự cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột (ức chế sự phát triển của các tác nhân gây bệnh đường ruột như vi khuẩn Shigella , Salmonella , Clotridium

difficile và Escherichia coli… tạo điều kiện cho các vi sinh vật có lợi phát

triển) (Cù Thị Thúy Nga và ctv, 2010 và menvisinh.org). Mặt khác, kích thích hệ miễn dịch đường ruột do vậy giảm tỷ lệ tiêu chảy ở heo.

Theo Quách Tiến Nam (2010) khi bổ sung chế phẩm Sotibac và Sotizyme vào thức ăn của heo sau cai sữa cũng làm giảm tỷ lệ heo tiêu chảy so với NT ĐC.

Kết quả nghiên cứu của Bạch Quốc Thắng và ctv., (2010) cũng cho kết quả tương tự khi thực hiện thí nghiệm bổ sung chế phẩm probiotic gồm

Lactobacillus acidophillus, Lactobacillus sporogenes và Lactobacillus kefir

trên heo từ sơ sinh đến cai sữa.

4.6 Hiệu quả kinh tế

4.6.1 Chi phí thức ăn/kg tăng trọng của heo

Theo Hội Chăn nuôi Việt Nam (2004) thì thức ăn là nhân tố quan trọng cùng với di truyền quyết định sự thành bại trong sản xuất chăn nuôi heo và hạ giá thành sản phẩm. Vì vậy, chi phí thức ăn/kg tăng trọng càng thấp thì hiệu quả kinh tế càng cao. Chi phí thức ăn/kg tăng trọng của heo thí nghiệm được thể hiện ở Bảng 4.5.

Bảng 4.5: Chi phí thức ăn/kg tăng trọng của heo thí nghiệm NT

Chỉ tiêu ĐC SUB-L SUB-C

TTTK (kg/ô) (P) 187,8 193,2 192,3

TTTĂ (kg/ô) 478,7 453,7 461,3

Chi phí TĂHH (kg/ô) (nghìn đồng) (A) 4.333,2 4.106,9 4.175,7 Chi phí chế phẩm (nghìn đồng/ô) (B) - 196,0 140,3 Chi phí (TĂHH + Chế phẩm)/kg tăng

trọng (A+B)/P (nghìn đồng)

23,1 22,3 22,4

So sánh (%) 100,0 96,5 97,0

Giá TĂ: 9.052 đồng/kg; Sub-Probi: 216.000 đồng/kg

Dựa vào Bảng 4.5 cho thấy TTTK ở NT SUB-L và SUB-C cao hơn NT ĐC nhưng lại có TTTĂ thấp hơn, điều này dẫn đến chi phí về mặt thức ăn của heo thí nghiệm ở NT SUB-L và SUB-C thấp hơn so với NT ĐC. Kết quả này cho thấy vi khuẩn được bổ sung vào thức ăn đã có tác động tích cực lên biểu mô ruột, tăng khả năng tiêu hoá hấp thu dưỡng chất. Mặc dù lượng thức ăn ăn vào thấp hơn nhưng dưỡng chất được cơ thể hấp thu là cao hơn.

43

Nếu chọn hiệu quả kinh tế về mặt thức ăn ở NT ĐC là 100% thì chi phí thức ăn/kg tăng trọng của heo ở NT SUB-L và SUB-C thấp hơn so với NT ĐC lần lượt là 3,5% và 3,0%.

4.6.2 Hiệu quả kinh tế toàn thí nghiệm

Dù chăn nuôi theo quy mô nào thì lợi nhuận luôn là mục đích mà người chăn nuôi mong muốn. Để đánh giá hiệu quả kinh tế, người chăn nuôi dựa vào một số chỉ tiêu như chi phí thức ăn, chi phí thú y và đầu ra của sản phẩm. Kết quả về hiệu quả kinh tế về mặt thức ăn và thú y của toàn thí nghiệm được trình bày ở Bảng 4.6.

Bảng 4.6: Hiệu quả kinh tế toàn thí nghiệm NT

Chỉ tiêu ĐC SUB-L SUB-C

Tổng tăng trọng của từng NT (20 con) (kg)

751,3 772,7 769,3

Tổng thu (nghìn đồng) (D) 37.565,0 38.635,0 38.465,0

Tiêu tốn TĂHH (kg) 1.924,7 1.814,7 1.845,3

Chi phí TĂHH (nghìn đồng) (A) 17.442,4 16.426,7 16.703,7 Chi phí chế phẩm (nghìn đồng) (B) - 784,0 561,3 Chi phí thú y (nghìn đồng) (C) 470,1 283,8 287,6 Tổng chi phí (A+B+C) (nghìn đồng) 17.912,5 17.494,5 17.552,6 Chênh lệch thu - chi [D-(A+B+C)]

(nghìn đồng) 19.652,5 21.140,5 20.912,4

So sánh (%) 100,0 107,6 106,4

Giá TĂ: 9.052 đồng/kg; Sub-Probi: 216.000 đồng/kg; Giá bán heo: 50.000 đồng/kg

Kết quả Bảng 4.6 cho thấy sự chênh lệch về tổng tăng trọng giữa 3 NT. Cụ thể tổng tăng trọng của heo ở NT ĐC thấp hơn 21,4 kg so với NT SUB-L và thấp hơn 18 kg so với NT SUB-C. Điều này là do trong chế phẩm có nhiều vi sinh vật hữu ích, các vitamin; mặt khác cũng làm giảm tỷ lệ tiêu chảy nên kích thích heo ăn nhiều làm heo mau lớn.

Chi phí thú y ở NT ĐC cao nhất, kế đến là NT SUB-C và thấp nhất là NT SUB-L. Sự chênh lệch này là do heo được ăn khẩu phần có bổ sung chế phẩm tỷ lệ tiêu chảy thấp hơn, heo ít bệnh, tăng trọng nhanh, khỏe mạnh. Trong khi đó ở NT ĐC heo mắc bệnh tiêu chảy nhiều hơn, một số heo chậm lớn, còi cọc nên cần bổ sung thêm thuốc bổ, do đó chi phí thú y cao hơn 2 NT thí nghiệm.

Ở NT ĐC heo tiêu thụ một lượng thức ăn lớn hơn nên chi phí TĂHH ở NT ĐC cũng cao hơn chi phí thức ăn ở NT có bổ sung chế phẩm.

Chi phí toàn thí nghiệm của NT ĐC cao hơn NT SUB-L và SUB-C lần lượt là 418,0 nghìn đồng và 359,9 nghìn đồng dù đã cộng thêm tiền chế phẩm. Nguyên nhân là do NT ĐC có tỷ lệ tiêu chảy và tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng

44

cao hơn vì vậy chi phí thuốc thú y và thức ăn cao hơn. Cân đối giữa khoản thu và chi thì lợi nhuận thu được từ NT SUB-L và SUB-C cao hơn NT ĐC lần lượt là 7,6% và 6,4%.

Như vậy, heo được nuôi với khẩu phần thức ăn có bổ sung chế phẩm Sub-Probi đã hạn chế được tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy (một trong các căn bệnh phổ biến trên heo con sau cai sữa gây tổn thất cao cho người chăn nuôi). Ngoài ra chế phẩm còn giúp tăng khả năng tiêu hóa thức ăn góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao.

45

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1 Kết luận

Qua quá trình thực hiện đề tài “Ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm men vi sinh Sub-Probi vào khẩu phần lên sự tăng trưởng của heo sau cai sữa (20-50 kg)” tại Công ty Chăn nuôi Vemedim ở ấp Thới Hòa C, xã Thới Thạnh, huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ đã rút ra một số kết luận sau:

Về tăng trọng: Qua quá trình thí nghiệm thì tăng trọng của heo sử sụng sản phẩm men vi sinh Sub-Probi cao hơn heo nuôi ĐC.

HSCHTĂ: ở heo sử sụng sản phẩm men vi sinh Sub-Probi thấp hơn heo

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm men vi sinh subprobi vào khẩu phần lên sự sinh trưởng của heo sau cai sữa (2050 kg) (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)