Quá trình tiêu hóa ở gia súc nhai lại

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của các mức bổ sung các mức độ thân và lá cây chuối (musa paradisiaca) lên quá trình sinh khí mêtan (ch4) bằng phương pháp in vitro (Trang 28)

Theo Carl và Polan (1999), quá trình tiêu hóa thức ăn ở dạ cỏ có tới khoảng 50 - 80% các chất dinh dƣỡng thức ăn đƣợc lên men ở dạ cỏ. Sản phẩm lên men chính là các axit béo bay hơi, sinh khối vi sinh vật và các khí

Trang 19

thể. Phần lớn axit béo bay hơi đƣợc hấp thu qua vách dạ cỏ trở thành nguồn năng lƣợng chính cho gia súc nhai lại. Các khí thể đƣợc thải ra ngoài qua phản xạ ợ hơi. Trong dạ cỏ còn có sự tổng hợp các vitamin B và vitamin K. Sinh khối vi sinh vật và các thành phần không lên men đƣợc chuyền xuống phần dƣới của đƣờng tiêu hóa.

Tiêu hóa ở dạ cỏ chiếm một vị trí rất quan trọng trong quá trình tiêu hóa loài nhai lại. Trong dạ cỏ không có men tiêu hóa, nhƣng cƣờng độ tiêu hóa, đặc biệt là tiêu hóa chất xơ xảy ra ở đây rất mạnh, phù hợp với đặc điểm thức ăn phần lớn toàn cỏ và rơm đối với loài này. Đó là nhờ trong dạ cỏ chứa một lƣợng lớn những vi sinh vật hữu ích, chúng đi vào dạ cỏ theo thức ăn thực vật rồi gặp điều kiện yếm khí, độ kiềm, độ ẩm và nhiệt độ thích hợp mà sinh sôi nảy nở ở trong đó, chúng bao gồm các protozoa, vi khuẩn và nấm.

Theo Van Kessel và Rusell (1997), sự tiêu hóa ở dạ cỏ gia súc nhai lại khi có sự hòa lẫn vi khuẩn ở gia súc nhai lại bị đói trong thí nghiệm in vitro 24 giờ, tế bào ATP giảm, nhƣng có sự suy thoái trong tế bào protein. Vi khuẩn ở gia súc nhai lại bị đói sử dụng nucleic axit (RNA gốc), nhƣng suy thoái trong ATP thì có mối liên hệ gần hơn với sự giảm polysaccharide. Bởi vì polysaccharide thoái hóa đầu tiên ở tỉ lệ 23%, nó có khả năng đánh giá tỉ lệ trao đổi nội sinh ở những giai đoạn của sự đói khác nhau. Vi khuẩn lúc đầu có khả năng lên men carbohydrate hòa tan ở tỉ lệ 700 mghexose/mgprotein/giờ. Sự đói có một ít va chạm trên tỉ lệ carbohydrate hòa tan trên men từ 8 - 12 giờ, tỉ lệ trao đổi nội sinh giảm hơn 10 mghexose/mgprotein/giờ. Vi khuẩn tiêu hóa những tế bào ball-miled ở tỉ lệ 25 mghexose/mgprotein/giờ cho 8 - 12 giờ. Cả vi khuẩn bị chết trong 24 giờ tiêu hóa tế bào ở tỉ lệ 16 mghexose/mgprotein/giờ. Vi khuẩn sản xuất mêtan từ hydrogen và carbon ở tỉ lệ 70 nmolmêtan/mgprotein/giờ. Vi khuẩn gia súc nhai lại đƣợc thu hoạch 24 giờ sau khi ăn 10 đoạn polysaccharide giảm hơn vi khuẩn 2 giờ sau khi ăn, nhƣng polysaccharide này có tỉ lệ cao của carbohydrate lên men hòa tan, tế bào phân thành những phân tử nhỏ hơn, sự khử và sản xuất khí mêtan.

Theo Carl và Polan (1999), sự cần thiết của tất cả các chất liệu thức ăn đƣợc sử dụng bởi gia súc nhai lại là đối tƣợng của môi trƣờng dạ cỏ, phụ thuộc vào sự cấu thành của thức ăn đó, nó là một phần hoặc tổng cộng biến đổi lên sự lên men những sản phẩm cuối cùng.

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của các mức bổ sung các mức độ thân và lá cây chuối (musa paradisiaca) lên quá trình sinh khí mêtan (ch4) bằng phương pháp in vitro (Trang 28)