Bảng 4.1: Thành phần thí nghiệm hóa học (%DM) các thực liệu dùng trong thí nghiệm
Thực liệu DM OM NDF Ash CP Tanin
Cỏ voi 18,1 90,3 54 9,7 9,75 -
TĂHH 78,1 - - - 15 -
Thân chuối 5,3 85,9 65 14,1 10,7 -
Lá chuối 19,1 93,6 48,8 6,4 13,8 12,9
DM: Vật chất khô, OM: Vật chất hữu cơ, CP: Đạm thô, NDF: Xơ trung tính, Ash: khoáng tổng số
Kết quả ở bảng 4.1 cỏ voi đƣợc sử dụng trong thí nghiệm có DM và CP là 18,1% và 9,75% thấp hơn kết quả của Mtengeti et al., (2006) có DM và CP là 19,0% và 9,6% và Trƣơng Văn Hiểu có DM và CP là 18,4% và 10,2%.
Thức ăn hỗn hợp dùng trong thí nghiệm là thức ăn Hi-pro dạng viên dùng cho bò thịt của công ty Tidaphaco.
Thân cây chuối sau khi lấy buồng có DM là 5,3% thấp hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hữu Văn (2012) có DM là 6,06% và Viện Chăn nuôi quốc gia (1995) có DM là 5,7%. Kết quả OM (85,9%) của thân chuối cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Hữu Văn (2012) có OM là 85,7% và Trần Thị Đẹp (2012) có OM là 84,7%, theo kết quả của Nguyễn Hữu Văn (2012) có Ash là 14,3% và Trần Thị Đẹp (2012) có Ash là 15,5% cao hơn Ash của thân chuối sử dụng trong thí nghiệm có Ash là 14,1%. Phần trăm CP của thân chuối trong thí nghiệm là 10,7% cao hơn kết quả của Viện Chăn nuôi (2001) có CP là 10,5%.
Lá chuối sử dụng trong thí nghiệm có DM và CP là 19,1% và 13.8 % thấp so với kết quả của Viện Chăn nuôi (2001) có DM và CP là 22,5% và 15,2%. Kết quả Ash của lá chuối thấp hơn nghiên cứu của Ally and Kunjikutty (2000) có Ash là 7,7%.
Thành phần tanin của lá chuối trong thí nghiệm là 12,9% thấp hơn kết quả nghiên cứu của Ally and Kunjikutty (2000) có thành phần tanin là 14,3%.
Qua bảng kết quả phân tích trên chúng tôi nhận thấy có sự chênh lệch so với các nghiên cứu trƣớc, có thể do giống, độ tuổi, điều kiện trồng khác nhau, đƣợc thu hoạch ở khoảng thời gian khác nhau và cách thu hoạch khác nhau.
Trang 39