Kiểm định thêm (Robustness Check)

Một phần của tài liệu phân tích ảnh hưởng của tham nhũng đến luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các quốc gia châu á (Trang 64)

Do tồn tại hiện tượng phương sai thay đổi nên nghiên cứu sử dụng phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát (FGLS) trong mô hình. Theo Wooldridge (2002), cho rằng phương pháp này rất hữu dụng khi kiểm soát được hiện tượng phương sai sai số không đồng nhất và hiện tượng tự tương quan. Và kết quả ước lượng mô hình đánh giá tác động của tham nhũng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài theo phương pháp này được thể hiện ở bảng dưới đây.

56

Bảng 4.3 Kết quả ước lượng theo phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát khả thi (FGLS)

Các biến Mô hình 5

Hằng số -7,328 (0,654)***

Các biến kiểm soát

Quy mô thị trường 0,621 (0,073) ***

Độ mở thương mại 0,955 (0,105) *** Cơ sở hạ tầng 0,699 (0,034)*** Tỷ lệ lạm phát -0,212 (1,126) Tỷ lệ thất nghiệp -4,172 (1,665) ** Biến độc lập Chỉ số cảm nhận tham nhũng -0,289 (0,074) *** N 292 Giá trị P 0,000

Số liệu trong dấu ngoặc () là sai số điều chỉnh, *, ** và *** lần lượt biểu diễn giá trị mức ý nghĩa thống kê tại 10%, 5% và 1%

Nguồn: Kết quả xử lý từ Stata

Kết quả ước tính trong Bảng 4.3 cho thấy:

Quy mô thị trường được đại diện bởi GDP bình quân đầu người có tác động cùng chiều lên dòng vốn FDI tại các quốc gia châu Á hệ số này có ý nghĩa thống kê tại mức 1%. Theo đó, khi GDP bình quân đầu người tăng 1% thì dòng vốn FDI chảy vào sẽ tăng 0,62%.

Hệ số của biến độ mở cửa thương mại của nước nhận đầu tư mang dấu dương và có ý nghĩa thống kê tại mức 1%. Điều này hàm ý rằng nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm đến độ mở kinh tế của quốc gia nước chủ nhà khi quyết định nơi đầu tư tại các quốc gia châu Á. Nền kinh tế càng mở cửa thì mức độ giao thương, buôn bán càng mạnh, các doanh nghiệp sẽ có thị trường xuất nhập khẩu lớn hơn và có nhiều cơ hội hơn trong đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Khi độ mở cửa thương mại tăng 1% thì FDI sẽ tăng 0,96%.

Hệ số của biến cơ sở hạ tầng của nước nhận đầu tư mang dấu dương và có ý nghĩa thống kê tại mức 1%. Khi tổng số thuê bao điện thoại cố định tăng 1% thì FDI sẽ tăng 0,70%. Cơ sở hạ tầng tốt và phát triển cũng làm tăng năng

57

suất lao động của đầu tư và vì vậy sẽ hấp dẫn FDI chảy vào nhiều hơn. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả của Khachoo và Khan (2012).

Biến tỷ lệ lạm phát của nước nhận đầu tư không có ý nghĩa thống kê. Hệ số của biến tỷ lệ thất nghiệp của các quốc gia chủ nhà mang dấu âm và có ý nghĩa thống kê tại mức 5%. Khi tỷ lệ thất nghiệp tăng 1% thì FDI sẽ giảm 4,127 triệu USD.

Chỉ số nhận thức tham nhũng có ý nghĩa ở mức 1% và có tác động tích cực đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài do hệ số ước lượng mang dấu dương.

Qua phương phương pháp ước lượng bình phương bé nhất tổng quát khả thi ta thấy được các biến đưa vào mô hình đều có ý nghĩa thống kê. Kết quả này cũng ủng hộ kết quả ước lượng theo phương pháp tác động cố định, tác động ngẫu nhiên và thậm chí hệ số ước lượng của các biến còn được cải thiện hơn với mức ý nghĩa thống kê cao. Do vậy, kết quả nghiên cứu này hoàn toàn tin cậy bởi sử dụng các phương pháp khác nhau cho những kết quả như nhau.

58 CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 KẾT LUẬN

Đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao công nghệ của một quốc gia, tạo ra việc làm mới và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Vì lý do này nhiều nước đang cố gắng thu hút FDI để thúc đẩy kinh tế của nước mình, đặc biệt là trong những năm gần đây khi mà khủng hoảng tài chính toàn cầu dẫn đến sự sụt giảm nghiêm trọng ở các nền kinh tế trên thế giới. Hơn nữa, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã trở thành một nguồn vốn tài trợ khá ổn định của khu vực tư nhân tại các nước châu Á. Do đó, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định của các nhà đầu tư nước ngoài là một câu hỏi đối với các nhà lập chính sách tại mỗi quốc gia.

Với mục tiêu đo lường tác động của tham nhũng đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thông qua thực nghiệm, nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng của 30 quốc gia trong khoảng thời gian từ 2004 – 2013. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra tham nhũng có tác động tích cực đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Ngoài ra, bằng chứng thực tiễn của nghiên cứu còn cho thấy quy mô thị trường, độ mở thương mại cũng giữ vai trò quan trọng đối với khả năng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Kết quả này thể hiện sự nhất quán với nhiều nghiên cứu trước đây. Nghiên cứu này đã bước đầu cung cấp cho các nhà quản lý những nhân tố tác động đến việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài từ đó có thể dựa vào sự vận dụng các lý thuyết, kết quả thực nghiệm và tình hình thực tế để đưa ra chính sách phù hợp nhất.

5.2 KIẾN NGHỊ

Mặc dù chỉ số nhận thức tham nhũng của các quốc gia châu Á đã được cải thiện, tuy nhiên chỉ số này luôn ở mức thấp và có rất ít sự thay đổi qua các năm. Điều này, chứng tỏ tham nhũng của các quốc gia châu Á vẫn đang là một tồn tại lớn, và tác động của tham nhũng tới khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài là một tác động xấu cần loại bỏ. Tham nhũng xuất phát từ sự tha hóa quyền lực mà nguyên nhân sâu xa là xuất phát từ hệ thống tổ chức, thể chế chính trị kinh tế, văn hóa. Một biểu hiện có thể thấy rõ là bộ máy hành chính của các quốc gia ở châu Á làm việc không hiệu quả, vẫn còn tồn tại nhiều yếu kém và trở ngại trong việc tạo một môi trường kinh doanh tốt cho các nhà đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó là hệ thống qui phạm pháp luật còn nhiều sơ hở, thiếu cơ sở giám sát, những thủ tục hành chính rườm rà, tốn nhiều thời gian.

59

Do đó, đề xuất chính sách loại bỏ tham nhũng, bài nghiên cứu đưa ra một số khuyến nghị:

Thứ nhất, cần phải cải thiện môi trường pháp lý cho hoạt động đầu tư. Môi trường pháp lý có vai trò quan trọng trong việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Thể chế chính trị ổn định, thủ tục đầu tư đơn giản và nhiều chính sách khuyến khích, đảm bảo quyền lợi cho các nhà đầu tư là những vấn đề cần được quan tâm.

Thứ hai, hệ thống pháp luật cần phải đồng bộ, đảm bảo cho nhà đầu tư nước ngoài được hưởng mức lợi nhuận thỏa đáng bằng cách thường xuyên bổ sung, sửa đổi Luật đầu tư nước ngoài, đảm bảo tính thực thi nghiêm túc. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát kịp thời phát hiện và ngăn chặn hành vi tham nhũng.

Thứ ba, một trong những nguyên nhân dẫn đến tham nhũng là thông tin thiếu minh bạch. Cần có những kênh thông tin đáng tin cậy cho các nhà đầu tư và các kế hoạch phát triển kinh tế từng giai đoạn ngắn, trung và dài hạn, hướng dẫn các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các ngành được khuyến khích phát triển. Bên cạnh những thông tin về đầu tư, cần có những thông tin về pháp luật cùng những chế tài áp dụng cho các vụ tham nhũng xảy ra trong đầu tư, cụ thể, đầy đủ và minh bạch trong từng vụ án.

5.3 NHỮNG HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Bên cạnh những đóng góp thiết thực nghiên cứu này cũng không thể tránh khỏi những hạn chế nhất định.

Thứ nhất, mặc dù đáp ứng điều kiện dữ liệu về mặt không gian và thời gian nghiên cứu thực hiện theo kinh tế lượng. Tuy nhiên về độ dài thời gian và mức độ phủ rộng không gian nghiên cứu vẫn còn hạn chế. Xuất phát từ dữ liệu tham nhũng của Tổ chức Minh bạch Quốc tế còn hạn chế, nên số kỳ quan sát của mô hình nghiên cứu còn ít (10 kỳ quan sát theo năm) trong khoảng thời gian ngắn từ năm 2004 đến năm 2013. Do đó không phản ánh sâu sắc biến động của các biến giải thích trong mô hình.

Thứ hai, chỉ số nhận thức tham nhũng ít thay đổi điều này có thể làm cho mức độ tác động của tham nhũng lên dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thấp hơn so với các biến còn lại.

Thứ ba, sự vắng mặt của một số yếu tố khác có tác động tới dòng vốn FDI trong mô hình như sự hiệu quả của các chương trình xúc tiến đầu tư, vị trí địa lí gần các cảng biển lớn hoặc quốc gia có cảng biển, pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ,…có thể làm cho các kết quả sai lệch.

60

Thứ tư, do nghiên cứu định lượng qua mô hình hồi quy nên bài nghiên cứu có thể đưa kết luận về tác động của tham nhũng tới lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các nước châu Á. Mà chưa thể cho thấy xu hướng tác động của tham nhũng đối với cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng như sự phân luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài theo ngành và lĩnh vực.

5.4 HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO CỦA ĐỀ TÀI

Nghiên cứu về ảnh hưởng của tham nhũng đến luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các quốc gia châu Á với dữ liệu và phương pháp nghiên cứu được xử lý chặt chẽ. Trên cơ sở nền tảng lý thuyết kết hợp với những nghiên cứu thực nghiệm trước đây. Tuy nhiên, để đảm bảo hoàn thiện trên tất cả các mặt gần như không thể đáp ứng, do đó hướng nghiên cứu tiếp theo cần quan tâm sâu hơn về các nội dung:

 Nghiên cứu về tác động của tham nhũng đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài là một vấn đề khá nhạy cảm. Hạn chế chủ yếu của bài nghiên cứu là số kỳ quan sát chưa đủ lớn. Do đó, trong tương lai khi số kỳ quan sát của nghiên cứu đủ lớn, hướng nghiên cứu tiếp theo sẽ được hoàn thiện và bổ sung. Bên cạnh đó, có thể sử dụng một số chỉ số tham nhũng từ các tổ chức như Business International (BI) hoặc International Country Risk Guide (ICRG). Ngoài ra, một số nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng tham nhũng có độ trễ tức thời. Vì vậy, những tác động của tham nhũng chưa biểu hiện tức thời trong ngắn hạn mà cần phải xem xét trong dài hạn. Do đó, những nghiên cứu sau có thể hướng tới nghiên cứu tác động của tham nhũng trong thời gian dài đến đầu tư thông qua việc dự báo tác động của tham nhũng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài.

 Tiếp tục khai thác nền tảng lý thuyết liên quan đến FDI và tham nhũng theo hướng cập nhật những phương pháp nghiên cứu và kết quả nghiên cứu mới. Kiểm định để lựa chọn phương pháp ước lượng phù hợp nhất, có sự so sánh đối chiếu theo từng phương pháp nghiên cứu, theo hướng phát hiện phương pháp nghiên cứu mới.

 Nghiên cứu sâu hơn có thể sử dụng các mô hình song phương và ước lượng mô hình với những biến kiểm soát khác như giá cả lao động, lao động có kỹ năng, vị trí địa lí, văn hóa, yếu tố ngôn ngữ (trình độ lao động biết tiếng Anh), quyền sỡ hữu trí tuệ, yếu tố mức độ tư nhân hóa và đặc biệt là mức độ hiệu quả của các chương trình xúc tiến đầu tư tại nước tiếp nhận đầu tư và các yếu tố về thể chế. Mô hình song phương cho thấy sự khác biệt về mức độ tham nhũng giữa quốc gia đầu tư và quốc gia chủ nhà có thể được xem như là một lợi thế về địa điểm của mô hình OLI (Dunning, 1977).

61

 Có thể phát triển theo hướng nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ nhân quả giữa dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và tham nhũng. Những nghiên cứu này có thể cung cấp thêm bằng chứng về tầm quan trọng của các biện pháp chống tham nhũng trong lĩnh vực đầu tư hay ý nghĩa của chính sách đầu tư đến việc hạn chế tham nhũng.

 Các nhà đầu tư nước ngoài hoạt động trong cùng một quốc gia chủ nhà có thể có mức độ nhạy cảm khác nhau với những thay đổi trong mức độ tham nhũng của quốc gia chủ nhà. Vì vậy, ta nên xem xét tác động của tham nhũng đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài dựa trên bản chất của các ngành, lĩnh vực khác nhau. Với dữ liệu thu thập từ các công ty đa quốc gia có thể nghiên cứu ảnh hưởng khác nhau của tham nhũng lên những hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài như đầu tư theo chiều ngang và đầu tư theo chiều dọc.

 Phân tích các dữ liệu sơ cấp được thu thập qua các cuộc phỏng vấn từ các nhà đầu tư nước ngoài về bản chất và nguồn gốc của tham nhũng cũng như tác động của tham nhũng đến quyết định đầu tư của họ ở các quốc gia chủ nhà. Ngoài ra, các nghiên cứu cần tiếp tục xem xét tầm quan trọng của những yếu tố khác không được đưa vào trong nghiên cứu này.

62

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Danh mục tài liệu tiếng Việt

Jean-Francois, A., R.E. Berenbeim, 2003. Chống tham nhũng ở Đông Á: Giải pháp từ khu vực kinh tế tư nhân. Dịch từ tiếng Anh. Người dịch Vương Hồng Hạnh, Vũ Cương, Hoàng Thanh Dương, Trần Thị Thái Hà, Nguyễn Văn Chiến, 2004. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.

Nguyễn Văn Bồn và Nguyễn Minh Tiến, 2014. Các nhân tố quyết định dòng vốn FDI ở các nước Châu Á. Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ, số 31, trang 124-131.

Phan Anh Tú, 2013. Tham nhũng định nghĩa và phân loại. Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ, số 25, trang 1-7.

Võ Thanh Thu và Ngô Thị Ngọc Huyền, 2011. Kỹ thuật đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tp Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.

2. Danh mục tài liệu tiếng Anh

Ardiyanto, F., 2012. Foreign direct investment and corruption. PhD thesis. Colarado State University.

Chen, J., B. M. Fleisher, 1996. Regional income inequality and economic growth in China. Journal of Comparative Economies, 22, 141-164.

Cuervo-Cazurra, A., 2008. Better the devil you don't know: types of corruption and FDI in transition economies. Journal of International Management, 14(1):12-27.

Dunning, J.H. 2002. Determinants of foreign direct investment: globalization induced changes and the role of FDI policies. Paper presented at the Annual Bank Conference on Development Economics in Europe, Oslo, mimeo. Conference on Development Economics in Europe, Oslo, mimeo.

Easterly, W., R. Levine, 1997. Africa’s growth tragedy: policies and ethnic divisions. The Quarterly Journal of Economics, 112(4):1203–1250.

Friedman, E., S. Johnson, D. Kaufmann and P. Zoido, 2000. Dodging the grabbing hand: the determinants of unofficial activity in 69 countries. Journal of Public Economics, 76:459-493.

Hakkala, K.N., P.J. Norback and H. Svaleryd, 2008. Asymmetric effects of corruption on FDI: Evidence from Swedish multinational firms. Review of Economics and Statistics, 90(4):627-42.

Hamra, W., 2000. Bribery in international business transactions and the OECD convention: benefits and limitations. Business Economics, 35(4):33-46.

63

Hussain, F., C.K. Kimuli, 2012. Determinants of foreign direct investment flows to developing countries. SBP Research Bulletin, 8(1), 14-31.

Larrain, F., J. Tavares, (2004). Does foreign direct investment decrease corruption. Cuadernos de Economia-Latin American Journal of Economics, 41(123):217-230.

Ketkar, K., A. Murtuz and S. Ketkar, 2005. Impact of corruption of foreign Direct Investment and Tax Revenues. Journal of Public Budgeting Accounting and Financial Management, 17(3):313-340.

Li, H., L. Xu and H. Zou, 2000. Corruption, income distribution, and growth.

Economics & Politics, 12(2):155-182.

Liu, Y., 2012. Foreign direct investment in China: interrelationship between regional economic development and location determinants of foreign direct investment. PhD thesis. University of Western Sydney.

Mauro, P., 1995. Corruption and growth. Quarterly Journal of Economics, 110(3):681-712.

Schneider, F., B.S. Frey, 1985. Economic and political determinants of foreign direct investment. World Development. 13(2): 161-175.

Một phần của tài liệu phân tích ảnh hưởng của tham nhũng đến luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các quốc gia châu á (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)