Có nhiều lý thuyết cố gắng giải thích các yếu tố quyết định đến thu hút dòng vốn FDI. Những lý thuyết này là bước đi quan trọng hướng tới sự phát triển của một khuôn khổ hệ thống cho sự xuất hiện của FDI. Một trong những nỗ lực đầu tiên để giải thích lý do tại sao FDI tồn tại và gia tăng đó là lý thuyết chiết trung của Dunning (1977).
Lý thuyết chiết trung hay mô hình OLI của Dunning (1977) cho rằng công ty thực hiện hoạt động FDI khi hội đủ cả 3 lợi thế, lợi thế về sở hữu (Ownership - O), lợi thế về nội bô hóa (Internalization - I), lợi thế về địa điểm (Location - L). Lợi thế sở hữu của công ty được hiểu là công ty đang sỡ hữu những lợi thế so với công ty khác như công nghệ, bằng phát minh sáng chế, thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm, kỹ năng quản lý. Lợi thế sỡ hữu là tiền đề cho hoạt động FDI. Lợi thế địa điểm có được khi công ty đầu tư tại một địa điểm. Lợi thế địa điểm tạo ra từ vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên dồi dào, quy mô thị trường lớn, chi phí các yếu tố của quá trình sản xuất thấp, môi trường kinh doanh thân thiện. Lợi thế địa điểm là lý do tại sao một quốc gia lại
18
hấp dẫn hơn các nước khác hay công ty chọn địa điểm này thay vì địa điểm khác. Khi lựa chọn địa điểm để đầu tư, các công ty nước ngoài không chỉ giới hạn ở vị trí địa lý như tài nguyên thiên nhiên mà còn bao gồm văn hóa, luật pháp, chính trị, thể chế, môi trường và cơ cấu thị trường, trong đó một công ty hoạt động, chính sách của Chính phủ cũng quan trọng bởi vì thuế quan, hạn ngạch, trợ cấp, và các rào cản phi thuế quan khác ảnh hưởng đến quyết định của một công ty để xác định vị trí để đầu tư ở nước ngoài. Lợi thế nội bộ hóa là sự tương tác giữa hai lợi thế với nhau. Nhờ nội bộ hóa hoạt động tại một địa điểm làm giảm chi phí giao dịch thay vì cấp phép hoặc xuất khẩu công nghệ như chi phí ký kết và thực hiện hợp đồng. Theo lý thuyết chiết trung thì cả 3 điều kiện kể trên điều phải được thỏa mãn trước khi có đầu tư trực tiếp nước ngoài: lý thuyết cho rằng nhân tố “ đẩy” bắt nguồn từ lợi thế O và I, còn L tạo ra nhân tố “kéo” đối với FDI. Những lợi thế này không cố định mà thay đổi theo thời gian và sự phát triển nên luồng FDI ở từng nước, từng khu vực, từng thời kỳ khác nhau. Sự khác biệt này còn bắt nguồn từ việc các nước này đang ở bước nào của quá trình phát triển.
Lý thuyết vòng đời sản phẩm Vernon (1966) làm nổi bật lên những điều kiện làm xuất hiện dòng vốn FDI, đó chính là chi phí sản xuất, tiêu chuẩn hóa sản xuất (ngụ ý nhu cầu lao động có tay nghề thấp), trong khi vẫn dễ dàng để thâm nhập vào thị trường quốc tế. Trong khuôn khổ này, lao động sẵn có, trình độ học vấn nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng giao thông vận tải và thông tin liên lạc, các quy định tài chính (là những biện pháp có thể cho phép các công ty trong nước tiếp cận với nguồn vốn), trong khi chính sách thương mại quốc tế và sự mở cửa thể hiện các khía cạnh chính của lý thuyết vòng đời sản phẩm.
Liên quan đến các khảo sát các nhà đầu tư. Năm 1988, Ngân hàng thế giới tiến hành khảo sát 173 công ty đa quốc gia Nhật Bản ở Châu Á. Kết quả chỉ ra là quy mô thị trường, chi phí lao động, trình độ học vấn của người lao động và việc chuyển lợi nhuận về nước là những nhân tố thu hút đầu tư quan trọng nhất đối với các công ty đa quốc gia Nhật Bản ở Châu Á. Tương tự, Kearney, một doanh nghiệp tư vấn quản trị toàn cầu, tiến hành khảo sát các nhà đầu tư nước ngoài năm 2011. Người được phỏng vấn bao gồm các nhà quản trị cấp cao của các doanh nghiệp hàng đầu thế giới. Khảo sát chỉ ra 1/4 những người được phỏng vấn đang gia tăng đầu tư vào các thị trường mới nổi. Theo những người được phỏng vấn, quy mô và tăng trưởng của thị trường người tiêu dùng, nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao, nhu cầu đa dạng hóa để cải thiện khả năng đáp ứng của chuỗi cung ứng và các lý do về chi phí là những nhân tố quan trọng nhất tác động đến quyết định đầu tư.
19
Khachoo và Khan (2012) xem xét những yếu tố quyết định FDI vào các nước đang phát triển, dựa trên dữ liệu nghiên cứu của 32 nước đang phát triển trong giai đoạn 1982-2008. Bằng phương pháp bình phương bé nhất đã được hiệu chỉnh hoàn toàn (Fully Modified Ordinary Least Squares - FMOLS), kết quả thực nghiệm của nghiên cứu cho thấy dòng vốn FDI phụ thuộc vào một tập hợp gồm: quy mô thị trường, tổng trữ lượng, cơ sở hạ tầng, chi phí lao động và mức độ mở cửa của nền kinh tế. Trong khi đó, nghiên cứu của Hussain và Kimuli (2012) sử dụng mô hình tác động cố định (Fixed Effects Model - FEM) dữ liệu bảng của 57 nước có thu nhập thấp và trung bình thấp trong giai đoạn 2000-2009. Kết quả nghiên cứu đã khẳng định quy mô thị trường là yếu tố quyết định quan trọng nhất của FDI ở các nước đang phát triển. Ngoài ra, môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, hội nhập toàn cầu, sẵn có của lực lượng lao động có tay nghề và phát triển khu vực tài chính cũng thúc đẩy FDI ở các nước đang phát triển. Nghiên cứu thực nghiệm của Hussain và Kimuli cũng đã khẳng định yếu tố quan trọng đầu tiên ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của một quốc gia vào một quốc gia khác có thể kể đến là quy mô thị trường. Nhiều lý thuyết FDI khẳng định quy mô thị trường có tác động quan trọng và mạnh mẽ đến thu hút FDI. Mặc dù không có sự đồng thuận về các yếu tố quyết định FDI. Tuy nhiên, quy mô thị trường là yếu tố tác động dương, mạnh nhất đối với FDI.
Bên cạnh đó độ mở thương mại cũng là một trong những yếu tố cần quan tâm khi thu hút đầu tư trực tiếp. Độ mở thương mại tạo điều kiện giao lưu với nền kinh tế thế giới trong đó có dòng chảy FDI. Nhiều nghiên cứu thực nghiệm khẳng định vai trò quan trọng của độ mở thương mại trong hấp dẫn FDI và phần lớn các nghiên cứu cho thấy tác động dương trong mối quan hệ giữa độ mở thương mại và thu hút FDI (Liu, 2012).
Tầm quan trọng của cơ sở hạ tầng cũng là yếu tố góp phần quan trọng hấp dẫn dòng chảy FDI cũng như sự lưu lại của dòng vốn này ở nước nhận đầu tư (Khachoo và Khan, 2012). Cơ sở hạ tầng tương xứng và đầy đủ có thể thu hút dòng FDI vì chúng cung cấp phương tiện và những điều kiện thuận lợi giúp cho hoạt động của các công ty đa quốc gia dễ dàng hơn (Wheeler và Mody, 1992).
Liên quan đến bằng chứng thực nghiệm về chính sách kinh tế vĩ mô và cải cách. Schneider và Frey (1985) phát hiện lạm phát tác động nghịch chiều đến FDI.
Ngoài ra, trong đề tài này tôi muốn xem xét tác động của tham nhũng đến dòng vốn FDI. Bởi vì, hầu hết các tài liệu lý thuyết cũng như trường hợp
20
nghiên cứu ở cấp độ vi mô đều đưa ra được bằng chứng hỗ trợ cho quan điểm cho rằng tham nhũng tác động tiêu cực vào trong dòng chảy FDI. Mauro (1995) lưu ý rằng với sự hiện diện tham nhũng khiến cho các doanh nghiệp nhận thức được rằng một phần tiền thu được từ các khoản đầu tư của họ có thể bị các quan chức tham nhũng. Thanh toán tiền hối lộ thường được yêu cầu trước khi các giấy phép cần thiết được cấp. Do đó, tham nhũng làm tăng sự không chắc chắn và có thể hoạt động như một loại “thuế” đối với FDI. Các chi phí khác theo hình thức hối lộ để có được giấy phép của Chính phủ để thực hiện đầu tư nâng tổng chi phí đầu tư và do đó giảm lợi nhuận dự kiến.
Một nghiên cứu của Shleifer và Visny (1993) nhận thấy rằng tham nhũng làm giảm ưu đãi cho các doanh nghiệp để đầu tư do lợi nhuận từ một hoạt động kinh doanh có thể bị thất thoát.
Nhiều nghiên cứu thực nghiệm khác cũng ủng hộ cho giả thuyết rằng tham nhũng ở nước sở tại ảnh hưởng tiêu cực đến thu hút FDI. Kaufmann và Wei (1999) thấy rằng chi phí đầu tư vào một nước tham nhũng có thể cao hơn 20% so với đối tác ít tham nhũng. Ketkar và các công sự (2005) cho thấy một sự cải thiện 1 điểm trong chỉ số tham nhũng có thể làm tăng FDI lên 0,5% GDP.
Hơn nữa, theo như nghiên cứu của Mathurvà Singh (2011) cho thấy rằng khi mức độ tham nhũng giảm đi 1% có thể dẫn đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các nền kinh tế mới nổi tăng lên thêm 9%. Do đó, họ kết luận rằng tham nhũng đóng một vai trò quan trọng trong quyết định của nhà đầu tư sẽ đầu tư ở đâu.
Mặc dù hầu hết các nghiên cứu về các mối quan hệ giữa tham nhũng và FDI cho thấy một mối quan hệ nghịch biến. Nhưng một số nghiên cứu khác thấy rằng, trong những trường hợp cụ thể, tham nhũng thậm chí nâng cao hiệu quả và thúc đẩy FDI. Trong sự hiện diện của một quy định cứng nhắc và quan liêu kém hiệu quả, tham nhũng có thể làm tăng hiệu quả của quan liêu đẩy nhanh tiến độ quá trình ra quyết định (Bardhan, 1997). Egger và Winner (2005) cũng tìm thấy tham nhũng có thể được xem như một yếu tố khuyến khích FDI. Đó là một trong những nghiên cứu mâu thuẫn nhất đối với giả thuyết cho rằng mức độ tham nhũng cao dẫn đến luồng vốn FDI thu hút vào ít hơn. Egger và Winner (2005) cho rằng nghiên cứu thực nghiệm trước đây chủ yếu nghiên cứu ảnh hưởng của tham nhũng đến FDI và đã tìm thấy mối quan hệ này là âm. Tuy nhiên, họ tin rằng nghiên cứu trước đây đã bị bỏ quên nhận thức về tham nhũng tương quan với các biến thể chế khác. Biến thể chế khó có thể đo lường và do đó kết quả có thể bị ảnh hưởng bởi không kiểm soát biến
21
thể chế. Egger và Winner cũng lập luận rằng tham nhũng cho phép đẩy nhanh tiến độ ra quyết định, giao dịch và ký kết hợp đồng.
Chỉ tập trung vào các nước đang phát triển, Akcay (2001) sử dụng dữ liệu chéo từ 52 nước đang phát triển với hai chỉ số tham nhũng khác nhau để đánh giá những tác động của mức độ tham nhũng đối với dòng vốn FDI. Ông không tìm thấy bằng chứng về một mối quan hệ tiêu cực giữa FDI và tham nhũng. Ông kết luận rằng yếu tố quyết định quan trọng nhất của FDI là quy mô thị trường, tỷ lệ thuế doanh nghiệp, chi phí lao động, và độ mở thương mại. Còn theo Campos và các cộng sự (2010) lại cho rằng tham nhũng có thể có cả tác động tích cực lẫn tiêu cực đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Qua những nghiên cứu thực nghiệm ở trên ta có thể thấy tác động của tham nhũng đến dòng chảy của FDI có thể có cả tác động dương lẫn tác động âm. Nhưng trong nghiên cứu này tôi đề nghị giả thuyết sau:
Giả thuyết: Mức độ tham nhũng ở các quốc gia châu Á càng cao thì luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chảy vào các quốc gia đó càng ít.
Từ những lập luận trên, mô hình nghiên cứu sau được phát họa để chỉ ra những yếu tố mà nghiên cứu này xem xét trong mối quan hệ giữa tham nhũng và lượng vốn đầu tư trực tiếp vào các quốc gia châu Á.
Mô hình nghiên cứu
(-)