THỰC TRẠNG THAM NHŨNG CỦA CHÂ UÁ

Một phần của tài liệu phân tích ảnh hưởng của tham nhũng đến luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các quốc gia châu á (Trang 50)

Tham nhũng ngày nay là một vấn đề nghiêm trọng ở nhiều nước châu Á. Tham nhũng vẫn lan tràn và được liệt kê như là một vấn đề lớn ở châu Á dựa trên Báo cáo Tham nhũng Toàn cầu (GCR) 2013 được xuất bản bởi Minh bạch Quốc tế (TI). Bắt đầu từ năm 1995, Minh bạch Quốc tế (TI), đã công bố một nhận thức tham nhũng năm (CPI) dựa trên nhận thức của các nhóm lựa chọn của các doanh nghiệp, các nhà phân tích rủi ro và công chúng nói chung về mức độ tham nhũng trong nhiều quốc gia. Dưới đây là bảng số liệu về chỉ số nhận thức của các quốc gia Đông Nam Á trong giai đoạn 2007-2013.

42

Bảng 3.2: Chỉ số nhận thức tham nhũng của các quốc gia Đông Nam Á giai đoạn năm 2007-2013

Nguồn: Tổ chức Minh bạch Quốc tế, 2014

Singapore Việt Nam Indonesia Malaysia Philippines Thái Lan Lào Campuchia

Năm 2007 9,3 2,6 3,3 5,0 2,5 2,0 1,9 3,3 Năm 2008 9,2 2,7 3,5 5,1 2,3 1,8 2,0 3,5 Năm 2009 9,2 2,7 3,4 4,5 2,4 2,0 2,0 3,4 Năm 2010 9,3 2,7 3,5 4,4 2,4 2,1 2,1 3,5 Năm 2011 9,2 2,9 3,4 4,3 2,6 2,1 2,2 3,4 Năm 2012 8,7 3,1 3,7 4,9 3,4 2,2 2,1 3,7 Năm 2013 8,6 3,1 3,5 5,0 3,6 2,3 3,3 3,5

43

Theo số liệu ở trên thì chỉ số cảm nhận tham nhũng ở Malaysia đang có vẻ ngày càng tệ đi với 5,1 điểm năm 2007 (xếp thứ 43) và giảm dần xuống còn 4,3 năm 2011 (xếp thứ 60). Tuy nhiên, chỉ số này vẫn tốt hơn rất nhiều so với các nước còn lại trong khu vực, ngoại trừ Singapore.

Trong khi đó, tiến bộ lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á thuộc về Indonesia. Với 2,3 điểm năm 2007 (xếp thứ 143), Indonesia còn đứng sau cả Việt Nam và Philippines trong cùng năm này. Tới năm 2011, Indonesia đã đạt 3 điểm (xếp thứ 100), trên cả Việt Nam và Philipines.

Các nước còn lại trong khu vực hầu như không có thay đổi gì lớn. Singapore vẫn là đất nước có chỉ số cảm nhận tham nhũng thuộc loại tốt nhất thế giới (9,2 trên 10 điểm), mặc dù về xếp hạng có thay đổi đôi chút (Singapore xếp thứ nhất toàn thế giới năm 2010 và xếp thứ 5 trong năm nay). Myanma vẫn là một trong vài nước tệ nhất thế giới về tình trạng tham nhũng. Năm 2007, Myanma đứng cuối bảng, năm 2011 năm nay cũng đứng thứ 180 trong tổng số 183 nước được xếp hạng.

Lào và Cambodia vẫn hầu như không có thay đổi gì và trong nhóm các nước tệ nhất. Năm nay Lào xếp thứ 154 còn Campuchia xếp thứ 164. Thái Lan cũng nằm nguyên ở vị trí trên dưới 80.

Với 2,9 điểm, Việt Nam xếp hạng 112 trong tổng số 183 nước trong bảng tổng sắp của TI. Riêng trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam được đánh giá là trong sạch hơn Lào, Campuchia, và Myanma trong khi tệ hơn Indonesia, Thái Lan và Singapore. Chỉ số nhận thức tham nhũng của Việt Nam. Những năm gần đây, chỉ số cảm nhận tham nhũng của Việt Nam được xếp như sau: năm 2007 đạt 2,6 điểm, xếp thứ 123/179 quốc gia và vùng lãnh thổ được xếp hạng; năm 2008 đạt 2,7 điểm, xếp thứ 121/180; năm 2009 đạt 2,7 điểm, xếp thứ 120/180; năm 2010 đạt 2,7 điểm, xếp thứ 116/178; năm 2011 đạt 2,9 điểm, xếp thứ 112/182. Mặc dù năm 2011 có những tiến độ nhất định (so với năm 2007, chỉ số cảm nhận tăng 0,3 điểm và thứ hạng tương đối tăng lên khoảng 7 bậc) nhưng Việt Nam vẫn là những nước có điểm số thấp và vẫn đứng ở phía cuối bảng xếp hạng.

Ở châu Á thì tình hình tham nhũng ở Việt Nam nghiêm trọng hơn so với Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Brunei, Malaysia, Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia nhưng ít nghiêm trọng hơn Mông Cổ, Philippines, Lào, Nepal, Campuchia, Myanmar.

Việt Nam luôn được coi là có mức độ tham nhũng cao hơn trong suốt 5 năm vừa qua. Năm 2007, Trung Quốc có số CPI bằng 3,5 và xếp thứ 72. Tới

44

năm 2011, Trung Quốc vẫn có CPI là 3,6 và xếp hạng 75, hầu như không thay đổi gì so với 5 năm trước. Với mức xếp hạng này, Trung Quốc được phân vào nhóm nước có mức độ tham nhũng trung bình, trong khi Việt Nam vẫn bị xếp vào nhóm nước có tham nhũng cao.

Kết quả “Khảo sát đưa hối lộ 2012” của Tổ chức Minh bạch quốc tế (TI), được thực hiện với hơn 3.000 lãnh đạo cấp cao các doanh nghiệp tại 30 quốc gia châu Á, đã cho thấy nạn đưa hối lộ diễn ra rất nghiêm trọng. Đứng đầu danh sách này là Malaysia, Indonesia, Ấn Độ.

Theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế, 50% các lãnh đạo doanh nghiệp cấp cao Malaysia thừa nhận trong năm qua họ từng bị đối thủ giật mất hợp đồng bằng cách đưa hối lộ. Đứng thứ hai là Indonesia với nạn đưa hối lộ ở cấp cao trong doanh nghiệp với tỉ lệ 42%, kế tiếp là Ấn Độ với 36% và Trung Quốc với 27%. Trong khi đó, những nước có nạn đưa hối lộ trong doanh nghiệp thấp nhất là Singapore với 9%, Nhật Bản với 2%.

Theo bảng xếp hạng chỉ số nhận thức tham nhũng của Tổ chức Minh bạch Quốc tế năm 2013 thì Singapore tiếp tục là quốc gia dẫn đầu khu vực Đông Nam Á về chỉ số cảm nhận tham nhũng (8,6/10 điểm) và lọt vào tốp 10 thế giới (hạng 5). Brunei đứng thứ 38 thế giới và thứ 2 ở Đông Nam Á. Malaysia xếp thứ 53 thế giới và thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á. Trong khi đó, Philippines (xếp hạng 94 với 4 điểm) cao hơn các nước Thái Lan (xếp hạng 102), Indonesia (xếp hạng 114), Việt Nam (xếp hạng 116) và Lào xếp hạng 160).

Ở Việt Nam cũng như các nước khác, việc đánh giá chính xác về tình hình tham nhũng diễn ra trong thực tế là rất khó khăn, vì tham nhũng cũng giống như một tảng băng trên biển, chúng ta chỉ có thể nhận biết được phần nổi của tảng băng - là những vụ việc đã được phát hiện, xử lý - mà thôi.

Trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên, khoáng sản: tham nhũng chủ yếu diễn ra trong quy hoạch; chuyển đổi mục đích sử dụng đất; thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu đô thị; giao đất, cho thuê đất; định giá đất khi thu hồi, đền bù; cấp phép khai thác tài nguyên, khoáng sản v.v… Một số đối tượng đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn để giao đất không đúng thẩm quyền; lập hồ sơ khống hoặc khai tăng diện tích đất khi đền bù.

Trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng: nổi lên tình trạng tham nhũng, tiêu cực của một bộ phận cán bộ trong ngành ngân hàng, nhất là các ngân hàng thương mại hoặc cán bộ trong ngành ngân hàng tiếp tay, móc nối với các đối tượng bên ngoài thông qua các hoạt động cho vay, bảo lãnh, cho thuê tài

45

chính, đầu tư tài chính, ủy thác cho vay, ủy tác đầu tư… để chiếm đoạt tài sản, gây thất thoát lớn. Ví dụ như: vụ Lê Hoài Phương, cán bộ Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam, chi nhánh Cầu Giấy, Hà Nội, tham ô 24 tỷ đồng; vụ Phan Văn Tưởng, cán bộ Ngân hàng Techcombank cùng các đồng phạm tham ô trên 10 tỷ đồng; vụ Đoàn Tiến Dũng, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam nhận của khách hàng 5 tỷ đồng, là khoản trích từ 3% - 10% trong số tiền mà khách hàng được vay của Ngân hàng này; vụ Nguyễn Thị Thùy Vân tham ô hơn 24 tỷ đồng ở Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội; vụ Hoàng Thị Thu Hà, Giám đốc chi nhánh miền Bắc của Tổng công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công cụ gây thất thoát 19 tỷ đồng; vụ Vũ Việt Hùng, Giám đốc ngân hàng Phát triển chi nhánh Đắk Lắk - Đắk Nông, nhận 92 tỷ đồng, 100 ngàn USD và một ô tô BMW của Cao Bạch Mai và Trần Thị Xuân để cho vay không đúng quy định..

Trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản: phần lớn các công trình xây dựng đều xảy ra thất thoát tài sản, chủ yếu do tham ô và cố ý làm trái. Sai phạm xảy ra ở hầu hết các khâu, từ việc lập dự án, thiết kế, dự toán, phê duyệt kế hoạch cấp vốn đến đấu thầu, tư vấn, giám sát, thi công, nghiệm thu, quyết toán công trình. Thủ đoạn chủ yếu là không chấp hành đúng trình tự, thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản; gian lận, thiếu minh bạch trong đấu thầu; khai khống khối lượng và giá trị vật tư, thiết bị; đưa vật liệu kém chất lượng, sai quy cách vào sử dụng; thi công sai quy trình để giảm chi phí... Điển hình như: vụ tham ô, cố ý làm trái và lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại Ban quản lý dự án di tích lịch sử chiến thắng Điện Biên Phủ; vụ Huỳnh Ngọc Sĩ, Giám đốc Ban quản lý dự án đại lộ Đông - Tây, TP.Hồ Chí Minh nhận hối lộ 260 nghìn USD để xét thầu, nghiệm thu có lợi cho người đưa hối lộ; vụ tham ô xảy ra tại dự án xây dựng cầu Bãi Cháy, tỉnh Quảng Ninh...

Trong việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại các doanh nghiệp: thủ đoạn tham nhũng chủ yếu là giấu bớt và định giá trị tài sản, đất đai thấp hơn giá trị thực khi cổ phần hóa hoặc bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp; lập các hợp đồng mua bán, vận chuyển hoặc hóa đơn khống để chiếm đoạt; nâng khống giá hoặc gửi giá khi mua bán tài sản công để trục lợi. Ví dụ: Nguyễn Bi, Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Tổng giám đốc và Nguyễn Thanh Huyền, Phó Tổng giám đốc, kế toán trưởng của Công ty Vifon - TP.Hồ Chí Minh, đã lập chứng từ khống chiếm đoạt hơn 20 tỷ đồng và không thu về cho Công ty 59,9 tỷ đồng nhằm chiếm đoạt khi cổ phần hóa Công ty này; vụ Trần Văn Khánh, Tổng Công ty Vật tư nông nghiệp tham ô, cố ý làm trái, gây thiệt hại nhiều tỷ đồng; vụ Công ty xăng dầu Hàng không khai khống tỷ lệ dầu hao hụt

46

nhằm chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng; vụ Công ty cho thuê tài chính II thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn nâng khống giá thiết bị lặn từ 100 triệu lên 130 tỷ đồng. Ngoài ra, một số đối tượng còn sử dụng tài sản công vào mục đích cá nhân hoặc biến tài sản nhà nước thành tài sản riêng, như vụ Bùi Tiến Dũng ở Ban quản lý dự án quốc lộ 18 (PMU18) cho mượn hàng chục ô tô đắt tiền.

Trong công tác cán bộ, dư luận về tình trạng “chạy chức, chạy quyền, chạy công chức” vẫn còn nặng nề, nhưng trong thực tế chưa phát hiện, xử lý được trường hợp nào. Dư luận nói nhiều đến hiện tượng một số cán bộ tiến thân bằng con đường chạy chọt, nịnh bợ cấp trên (tìm hiểu sở thích, nhu cầu cá nhân của cấp trên và gia đình họ để tìm cách đáp ứng; sẵn sàng biếu cấp trên những món quà có giá trị lớn như nhà ở, đất ở, cổ phần trong các dự án, công ty...). Nhiều người nói rằng, hiện nay mọi thứ đều “có giá”, từ việc tuyển dụng, phân công công việc đến bổ nhiệm, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật cán bộ. Báo chí đã đưa tin về 2 trường hợp cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh nhận quà, nộp lại quà và sử dụng quà tặng không đúng quy định, là ông Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau và ông Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng.

Trong lĩnh vực tư pháp, hành vi tham nhũng chủ yếu là cán bộ tư pháp lợi dụng chức vụ, quyền hạn để nhận hối lộ nhằm bỏ lọt hoặc giảm nhẹ tội phạm trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Ví dụ: vụ Vũ Văn Lương, Thẩm phán quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, nhận hối lộ 70 triệu đồng trong vụ tranh chấp 2,7 m2 công trình phụ; vụ Hà Công Tuấn, Thẩm phán Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh bị bắt quả tang nhận hối lộ 200 triệu đồng nhằm xử nhẹ tội cho bị cáo… Ngoài những lĩnh vực trên, tình trạng nhũng nhiễu còn khá phổ biến trong quan hệ giữa cơ quan nhà nước và công chức nhà nước với người dân và doanh nghiệp, giữa nhân viên các cơ sở dịch vụ công với khách hàng, như: cảnh sát giao thông, cán bộ thuế, các cơ quan cấp phép, cơ sở khám, chữa bệnh, các trường học… gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Riêng tham nhũng liên quan đến FDI là một hiện tượng khá phổ biến và bị phản ánh nhiều bởi các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam. Hành vi nhũng nhiễu các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam có gắn với cả 3 công đoạn của quá trình đầu tư: xin cấp phép đầu tư, triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng, lắp đặt điện nước và vận hành dự án. Điều tra về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) cho thấy 20% doanh nghiệp FDI được hỏi phải cho các khoản không chính thức trong quá trình đăng ký kinh doanh, 40% phải trả hoa hồng khi tham gia đấu thầu. Trong khi có đến 70% doanh nghiệp phải chịu các khoản “bôi trơn” để thông quan hàng hóa được nhanh hơn. Không có sự khác biệt đáng kể giữa doanh nghiệp nội và ngoại trong các khoản chi phi chính thức, thậm chí ở một

47

vài lĩnh vực (đặc biệt là các ngành dịch vụ bị quản lý chặt), mức phí “lót tay” mà nhóm FDI phải chịu thậm chí còn cao hơn (có lĩnh vực cao hơn đến 50%). Bên cạnh đó, doanh nghiệp nước ngoài cũng chưa thực sự hài lòng với tính minh bạch của môi trường pháp lý địa phương. Việc giải quyết tranh chấp tại tòa án cũng ít được sử dụng. Cảm nhận của doanh nghiệp về chi phí gia nhập thị trường tại Việt Nam thậm chí còn xấu hơn khi số nhà đầu tư phải đợi hơn một tháng để hoàn tất thủ tục nhiều gấp đôi thống kê tương tự với doanh nghiệp trong nước.

Tuy nhiên, các vụ tham nhũng liên quan đến các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam có quy mô chưa lớn so sánh với các vụ án tham nhũng điển hình. Tại Việt Nam, vụ tham nhũng điển hình nhất liên quan đến doanh nghiệp nước ngoài là vụ án liên quan đến công ty Tư vấn Quốc tế Thái Bình Dương, tên đầy đủ là Pacific Consultants International, viết tắt là PCI. Đây là một doanh nghiệp Nhật Bản, có trụ sở tại Hà Nội, chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn xây dựng giao thông và phát triển hạ tầng, quy hoạch đô thị, xây dựng công trình công cộng. Theo bản cáo trạng, PCI đã trúng thầu các dự án tư vấn xây dựng đường cao tốc tại TP HCM trong hai năm 2001 và 2003 với tổng trị giá 3,1 tỷ yên. Các dự án này đều được đầu tư từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA của Nhật Bản. Trong hồ sơ, các quan chức PCI đã hối lộ ông Huỳnh Ngọc Sĩ, Giám đốc Giám đốc Dự án Đại lộ Đông Tây và Môi trường nước TP HCM để trả ơn cho việc trúng thầu với tổng số tiền hối lộ lên đến 2,43 triệu USD (khoảng 280 triệu yên theo tỷ giá thời điểm vụ việc diễn ra).Tòa án Nhật Bản đã ra phán quyết ông Haruo Sakashita, 62 tuổi, nguyên giám đốc PCI hình phạt 2 năm tù, hoãn thi hành án 3 năm. Ông Kunio Takasu, 66 tuổi, nguyên giám đốc quản lý PCI bị 20 tháng tù và hoãn thi hành án 3 năm. Ông Tsuneo Sakano, 59 tuổi, nguyên chủ nhiệm văn phòng PCI Hà Nội 18 tháng tù, hoãn thi hành án 3 năm. Tòa án buộc công ty tư vấn PCI tại Tokyo nộp phạt 70 triệu yên. Về phía Việt Nam, trong một nỗ lực tương tự để giải quyết vụ việc tham nhũng, hối lộ liên quan đến PCI, tòa án Việt nam trong phiên xử sơ thẩm đã ra phán quyết tù chung thân đối với bị cáo Huỳnh Ngọc Sỹ. Và trong phiên phúc thẩm được tổ chức ngày 1/9/2011, Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TP HCM đã chấp nhận một phần đơn kháng cáo, tuyên giảm hình phạt từ chung thân xuống còn 20 năm, là mức cao nhất của án tù có thời hạn đối với ông Huỳnh Ngọc Sĩ về tội "nhận hối lộ.

48 CHƯƠNG 4

BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM VỀ TÁC ĐỘNG CỦA THAM NHŨNG ĐẾN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

Một phần của tài liệu phân tích ảnh hưởng của tham nhũng đến luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các quốc gia châu á (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)