Bảng 4.1 cho biết trung bình, độ lệch chuẩn và hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu. Trước khi phân tích dữ liệu, nghiên cứu này thực hiện những kiểm định giả thuyết thống kê để xem dữ liệu có thỏa mãn điều kiện giả thuyết hay không?. Sau khi thực hiện các kiểm định, kết quả kiểm định heteroscedasticity cho hiện tượng phương sai sai số thay đổi và kiểm định Wooldridge cho hiện tượng tự tương quan được trình bày trong phụ lục 1 cho biết rằng mô hình có hiện tượng “phương sai sai số thay đổi” và “tự tương quan” trong dữ liệu. Để khắc phục hiện tượng phương sai sai số và tự tương quan, nghiên cứu sử dụng phương pháp dùng sai số chuẩn điều chỉnh– heteroskedasticity robust standard error. Ngoài ra, để đảm bảo đạt được những ước lượng tin cậy nghiên cứu tiếp tục kiểm tra xem mô hình có tồn tại hiện tượng đa cộng tuyến hay không?. Kết quả trong Bảng 4.1 cho thấy tất cả các hệ số tương quan giữa các cặp biến trong mô hình ở Bảng 4.1 đều có hệ số tương quan nhỏ hơn 0,8, giá trị cao nhất là 0,79 - mối tương quan giữa chỉ số cảm nhận tham nhũng với quy mô thị trường. Bảng 4.1 cũng cho thấy giá trị VIF của các biến đều dưới giá trị “ngưỡng” là 10 (Hair và các cộng sự, 2006). Đều này hàm ý rằng, không có đa cộng tuyến khi xem xét tất cả các biến này đồng thời trong mô hình nghiên cứu. Các kết quả này ngụ ý rằng kết quả ước lượng không bị chệch về mặt thống kê.
49
Bảng 4.1: Mô tả thống kê và ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình (n=292)
*, ** và *** lần lượt biểu diễn giá trị mức ý nghĩa thống kê tại 10%, 5% và 1% Nguồn: tác giả tổng hợp Các biến Trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất VIF 1 2 3 4 5 6
1. Luồng vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài (LnFDI) 7,81 2,05 -0,11 11,73 1
2. Chỉ số nhận thức tham nhũng 3,74 1,90 1,30 9,40 4,90 0,47*** 1
3. Quy mô thị trường
(LnGDPpc) 8,23 1,49 5,74 11,44 2,94 0,54*** 0,79*** 1
4. Độ mở thương mại 1,08 0,88 0,24 4,58 2,12 0,33*** 0,66*** 0,39*** 1
5. Cơ sở hạ tầng (LnINFR) 14,80 1,98 10,15 19,73 1,30 0,67*** 0,12** -0,18*** -0,13** 1
6. Tỷ lệ lạm phát (%) 0,07 0,06 -0,10 0,53 1,19 -0,20*** -0,40*** -0,31*** -0,20*** -0,07 1
50 4.2 THẢO LUẬN KẾT QUẢ
4.2.1 Kết quả ước lượng theo phương pháp tác động tác động cố định (fixed effect) và tác động ngẫu nhiên (random effect). định (fixed effect) và tác động ngẫu nhiên (random effect).
Kết quả ước lượng mô hình hồi quy theo hai phương pháp tác động cố định (fixed effect) và tác động ngẫu nhiên (radom effect) về tác động của tham nhũng đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được trình bày trong Bảng 4.2.
Với phương pháp ước lượng tác động cố định ở mô hình 1 chỉ xem xét tác động của các yếu tố kiểm soát tác động đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Mô hình 2 trình bày kết quả ước lượng tác động của chỉ số nhận thức tham nhũng đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với sự kiểm soát của các yếu tố khác đã được ước lượng trong mô hình 1.
Với phương pháp ước lượng tác động ngẫu nhiên, mô hình 3 chỉ xem xét tác động của các yếu tố kiểm soát tác động đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Mô hình 4 trình bày kết quả ước lượng tác động của chỉ số nhận thức tham nhũng đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với sự kiểm soát của các yếu tố khác đã được ước lượng trong mô hình 3.
Sau khi thực hiện các ước lượng theo phương pháp ước lượng cố định và tác động ngẫu nhiên. Nghiên cứu tiếp tục thực hiện kiểm định Hausman để xem mô hình tác động ngẫu nhiên hay tác động của cố định phù hợp hơn trong nghiên cứu ảnh hưởng của tham nhũng đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở các quốc gia châu Á. Kết quả kiểm định Hausman được trình bày ở phụ lục 2 cho thấy bác bỏ H0 ở mức ý nghĩa 1% (p-value 0,0006< 0,05) cho thấy mô hình FEM phù hợp hơn trong nghiên cứu này.
51
Bảng 4.2 Tác động của tham nhũng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài
Số liệu trong dấu ngoặc () là sai số điều chỉnh, *, ** và *** lần lượt biểu diễn giá trị mức ý nghĩa thống kê tại 10%, 5% và 1% Nguồn: Kết quả xử lý từ Stata
Các biến
Fixed effect Radom effect
Mô hình 1 Mô hình 2 Mô hình 3 Mô hình 4
Hằng số -4,240 (2,240)* -3,893 (2,146)* -6,372 (2,104) *** -7,092 (2,054) ***
Các biến kiểm soát
Quy mô thị trường 1,297 (0,226) *** 1,330 (0,223) *** 0,785 (0,144) *** 0,952 (0,161) ***
Độ mở thương mại 0,729 (0,380) ** 0,801 (0,386) ** 0,478 (0,166) *** 0,804 (0,190) *** Cơ sở hạ tầng 0,052 (0,112) 0,065 (0,107) 0,499 (0,113) *** 0,522 (0,109) *** Tỷ lệ lạm phát 0,822 (0,893) 0,737 (0,773) 1,414 (1,241) 1,035 (0,956) Tỷ lệ thất nghiệp -4,050 (3,136) -3,914 (3,188) -5,234 (2,813)* -5,299 (2,758)* Biến độc lập Chỉ số nhận thức tham nhũng -0,236 (0,122) * -0,349 (0,110) *** N 292 292 292 292 R2 điều chỉnh 0,3425 0,3558 0,6404 0,6715 Giá trị P 0,000 0,000 0,000 0,000
52
Kết quả ước lượng mô hình theo phương pháp tác động cố định cho thấy giá trị R2 của mô hình 1 là 34,25%. Điều này có nghĩa là các biến kiểm soát trong mô hình giải thích 34,25% sự thay đổi của biến phụ thuộc (dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài). Giá trị của R2 đã tăng lên là 35,58%. Điều này cho thấy mô hình được giải thích bởi các biến độc lập ở mô hình 2 tốt hơn khi xem xét chỉ số nhận thức tham nhũng trong cùng mô hình. Điều này hàm ý rằng tầm quan trọng của biến độc lập-chỉ số nhận thức tham nhũng cần được xem xét trong mô hình.
Trong khi đó, nếu ước lượng theo phương pháp tác động ngẫu nhiên thì giá trị của R2 ở mô hình 3 tăng lên 64,04% và giá trị của R2 trong mô hình 4 ở Bảng 4.2 cũng tăng lên 67,15%. Hệ số R2 tương đối cao cho thấy khả năng kiểm soát đối với biến phụ thuộc trong mô hình 3 và 4 là khá tốt. Giá trị của P là 0,000 có nghĩa là mô hình 1 có ý nghĩa thống kê ở mức 1%.
Quy mô thị trường
Ở cả bốn mô hình đều có hệ số hồi quy là dương cho thấy tác động cùng chiều của quy mô thị trường đến khả năng thu hút đáng kể và đồng nhất ở mức ý nghĩa 1% đúng với dấu kỳ vọng. Tuy nhiên, hệ số của biến quy mô thị trường ở mô hình 1 (β =1,297) nhỏ hơn mô hình 2 (β =1,330). Và theo mô hình 3 (β =0,785) thì hệ số của biến này cũng nhỏ hơn ở mô hình 4 (β =0,952). Điều này hàm ý rằng những quốc gia có quy mô thị trường lớn (GDP bình quân đầu người cao hơn) sẽ thu hút được một lượng vốn đầu tư nước ngoài nhiều hơn. Nghĩa là, quy mô thị trường có ảnh hưởng tích cực tới việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chảy vào các nước bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn lợi nhuận mà các nhà đầu tư mong đợi. Một nước với thị trường rộng lớn sẽ tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh và thu lợi nhuận cho các doanh nghiệp nước ngoài. Kết quả đưa ra phù hợp với kết luận trong bài nghiên cứu thực nghiệm của Khachoo và Khan (2012), các nhà đầu tư tìm kiếm thị trường luôn bị hấp dẫn bởi các thị trường nội địa lớn và có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng. Ngoài ra, kết quả này cũng thể hiện sự nhất quán với nghiên cứu Hussain và Kimuli (2012). Kết quả nghiên cứu của Hussain và Kimuli cũng tìm thấy một mối quan hệ tích cực giữa quy mô thị trường tại các quốc gia tiếp nhận đầu tư và quyết định địa điểm đầu tư các công ty đa quốc gia của Hoa Kỳ. Do đó, quy mô quy mô thị trường là một trong những yếu tố quyết định quan trọng nhất trong việc giải thích vị trí của dòng vốn FDI. Kết quả nghiên cứu này góp phần khẳng định yếu tố quy mô thị trường tác động tích cực đến hấp dẫn dòng chảy của FDI vào các quốc gia, nhất là các quốc gia đang phát
53
triển. Điều này góp phần quan trọng để khẳng định khuôn khổ lý thuyết về các yếu tố thu hút dòng chảy FDI trên thế giới vốn có nhiều tranh luận. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng thể hiện tầm quan trọng của quy mô thị trường đối với việc hấp dẫn dòng vốn FDI. Điều này cần được quan tâm để tạo chất xúc tác thu hút nguồn FDI vào quốc gia châu Á trong thời gian tới.
Độ mở thương mại
Độ mở thương mại luôn cho thấy có mối tương quan dương và sự tăng cường mạnh mẽ vào biến đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tác động của biến độ mở thương mại lên dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được cải tiến tiếp tục có ý nghĩa về mặt thống kê (β =0,801) so với mô hình 1 (β =0,729). Hệ số này cũng tăng đáng kể từ (β =0,478 ở mô hình 3 lên β =0,804 ở mô hình 4). So với phương pháp ước lượng tác động cố định thì phương pháp ước lượng ngẫu nhiên đã cải thiện mức ý nghĩa của biến này từ 5% lên 1%. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Liu (2012). Điều này hàm ý rằng mức độ mở cửa của thị trường là một trong những yếu tố truyền thống ảnh hưởng tới sự di chuyển của dòng vốn đầu trực tiếp nước ngoài. Các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư hướng về xuất khẩu có xu hướng chọn các thị trường có mức độ mở cửa cao vì các thị trường có độ bảo hộ cao cũng đồng nghĩa với việc các chi phí bỏ ra để xuất khẩu hàng hoá là lớn. Chỉ số độ mở thương mại cho thấy sự bảo vệ thị trường nội địa, các kênh xuất nhập khẩu càng được mở rộng càng làm nhiều sản phầm bị loại bỏ, trong khi sản phẩm và dịch vụ ngày càng đa dạng trong một thị trường ngày càng mang tính phức tạp. Những phát hiện này cho thấy một số động cơ sâu xa của các công ty đa quốc gia sử dụng các nước đang chuyển đổi như là một địa điểm để cải thiện xuất khẩu và vị trí thương mại quốc tế của họ. Do đó, cần thêm một số khích lệ bổ sung, như giảm chi phí sản xuất, hoặc gần với các thị trường lớn. Ngoài ra, điều này còn khẳng định một phần từ mô hình chiết trung của Dunning và lý thuyết chu kỳ sản phẩm của Vernon đều hàm ý rằng đầu tư trực tiếp nước ngoài đưa vào các nước đang chuyển đổi để sản xuất các sản phẩm chuẩn hóa, sau đó được đưa ra thương mại quốc tế.
Cơ sở hạ tầng
Kết quả ước lượng ở cả mô hình 1 và mô hình 2 đều không có ý nghĩa thống kê (β =0,052, p>0,1 ở mô hình 1 và β =0,065, p>0,1 ở mô hình 2). Nhưng tác động của biến này lên dòng vốn FDI lại có ý nghĩa thống kê với phương pháp ước lượng tác động ngẫu nhiên với mức ý nghĩa 1%. Cơ sở hạ tầng có tương quan dương với biến phụ thuộc với hệ số lần lượt ở mô hình 3 và 4 (β =0,499 và β =0,522). Điều này ngụ ý rằng các quốc gia có cơ sở hạ
54
tầng được cải thiện và tốt hơn sẽ có lợi thế cạnh tranh so với các nước khác trong việc thu hút đầu tư nước ngoài. Vì nó là điều kiện nền tảng để các nhà đầu tư có thể khai thác lợi nhuận. Cơ sở hạ tầng có chất lượng và được phát triển tốt làm tăng năng suất lao động của đầu tư và vì vậy sẽ hấp dẫn FDI chảy vào nhiều hơn. Nếu hạ tầng cơ sở yếu kém và thiếu đồng bộ thì nhà đầu tư rất khó để triển khai dự án, chi phí đầu tư tăng cao, quyền lợi của nhà đầu tư không được bảo toàn. Đây là một trong những nguyên nhân khiến nhà đầu tư không mặn mà trong việc đầu tư vốn của mình. Kết quả này phù hợp với kết quả của Khachoo và Khan (2012).
Tỷ lệ lạm phát
Ở cả 4 mô hình biến này đều không có ý nghĩa thống kê (β =0,822, p>0,1; β =0,737, p>0,1; β =1,414, p>0,1; β =1,035, p>0,1).
Tỷ lệ thất nghiệp không có nghĩa về mặt thống kê khi ước lượng theo phương pháp tác động cố định (β= -4,050, p>0,1; β = -3,914, p>0,1). Nhưng lại có ý nghĩa thống kê ở mức 10% ở mô hình 3 và mô hình 4. Nhưng hệ số hồi của mô hình 3 và mô hình 4 lại âm. Điều này hàm ý rằng tỷ lệ thất nghiệp có tác động tiêu cực đến luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tỷ lệ thất nghiệp hàm ý ngầm về trình độ thấp của nguồn nhân lực cần một dòng vốn đầu tư nước ngoài vào các nước chuyển đổi. Mặc dù, theo quan điểm đầu tư trực tiếp nước ngoài thực sự quan tâm đến tìm kiếm chi phí lao động rẻ, nhưng điều này không phải là một mục tiêu chính, có một số nguyên nhân khác giải thích cho sự hiện diện vốn đầu tư nước ngoài (như nguồn tài nguyên thiên nhiên, cơ hội thị trường). Trong thực tiễn, lợi thế nguồn nhân lực dồi dào, giá nhân công thấp của những quốc gia này đang giảm dần trong khi lại thiếu nguồn nhân lực có trình độ cao. Điều này hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu của Chen (1996) chỉ ra tác động tích cự của chất lượng lao động đối với FDI cho cả trường hợp Nhật Bản và Hồng Kông.
Chỉ số nhận thức tham nhũng
Kết quả ước lượng cho thấy mối quan hệ giữa chỉ số nhận thức tham nhũng và dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là mối quan hệ nghịch chiều thông qua hệ số hồi quy mang dấu âm. Và đều có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, trái với kỳ vọng ban đầu (giả thuyết được đề nghị) là mối tương quan thuận (tức là mang dấu dương). Điều này nói lên mối quan hệ giữa tham nhũng và đầu tư trực tiếp nước ngoài là tích cực tại các nước châu Á. Kết quả này có thể được lý giải với nhiều lý do. Thứ nhất, các nhà đầu tư còn bị thu hút bởi các yếu tố khác như quy mô thị trường, chi phí lao động và cơ sở hạ tầng cũng như mức độ mở cửa của nền kinh tế hơn nên những tác động của tham nhũng
55
còn mờ nhạt thậm chí là có tác động tích cực. Thứ hai, ở nơi có trình độ phát triển kinh tế tương đối thấp, hệ thống luật pháp tương đối yếu. Việc các nhà đầu tư nước ngoài nói chung và các tập đoàn xuyên quốc gia và đa quốc gia nói riêng sẵn sàng bỏ ra những khoản tiền không lớn so với lợi nhuận họ thu về để giành được những hợp đồng béo bở hoặc những ưu đãi đặc biệt từ các quan chức của các nước sở tại là một điều không mới. Nhiều nhà nghiên cứu cũng như các doanh nghiệp gọi các khoản tiền kiểu này là chi phí bôi trơn và chấp nhận hợp thức hóa (mặc dù không được hợp pháp hóa) các khoản chi phí này. Và mối quan hệ kinh doanh ở châu Á cũng dựa trên mối quan hệ “nhất thân nhì quen” vì vậy mà những doanh nghiệp nào có được mối quan hệ với các cán bộ, quan chức thì sẽ thu được nhiều đặc lợi hơn. Các giải thích này có hàm ý hoàn toàn phù hợp với văn hóa phương Đông ở các nước Châu Á. Ngoài ra, than nhũng có thể làm thông suốt tiến trình điều hành và xóa bỏ các hạn chế về bô máy chính quyền như chủ nghĩa chính quyền trì trệ cũng như những công chức nhà nước không có tinh thần làm việc. Vì thế, tham nhũng có thể bù đắp cho vấn đề điều hành yếu kém và thu hút thêm FDI.
Do phương pháp ước lượng tác động cố định phù hợp hơn trong nghiên cứu ảnh hưởng của tham nhũng đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của các quốc gia châu Á. Nên kết quả nghiên cứu cho thấy ngoài ảnh hưởng tích cực của tham nhũng đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thì các nhân tố khác như quy mô thị trường và độ mở thương mại cũng có tác động tích cực đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
4.2.2 Kiểm định thêm (Robustness Check)
Do tồn tại hiện tượng phương sai thay đổi nên nghiên cứu sử dụng phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát (FGLS) trong mô hình. Theo Wooldridge (2002), cho rằng phương pháp này rất hữu dụng khi kiểm soát được hiện tượng phương sai sai số không đồng nhất và hiện tượng tự tương