3.1 THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA CHÂU Á CỦA CHÂU Á
Thế kỷ 21 đã mở ra một thời kỳ phát triển mới cho toàn cầu, một thế giới đầysôi động của quá trình toàn cầu hóa. Một khía cạnh quan trọng toàn cầu hóa là đầu tư trực tiếp nước ngoài. Từ khi xuất hiện đến nay, hoạt động đầu tư nước ngoài có những biến đổi sâu sắc. Xu hướng chung là ngày càng tăng lên về số lượng, quy mô, hình thức, thị trường, lĩnh vực đầu tư và thể hiện vị trí, vai trò ngày càng to lớn trong quan hệ kinh tế quốc tế. Những dòng vốn FDI vào các quốc gia châu Á đã đóng góp một vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế châu Á.
Bảng 3.1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào châu Á giai đoạn 2006-2013
Đơn vị tính: tỷ USD
Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á Tây Á
Năm 2006 200 60 Năm 2007 249 71 Năm 2008 187 90 Năm 2009 208 66 Năm 2010 300 58 Năm 2011 376 53 Năm 2012 365 48 Năm 2013 381 44 Nguồn:UNCTAD, 2014
Theo như số liệu trong Bảng 3.1 thì luồng vốn FDI vào khu vực Nam Á, Đông Á, Đông Nam Á được duy trì theo hướng đi lên trong năm 2006, tăng khoảng 19% chạm mức 200 tỷ USD. Luồng vồn FDI có sự gia tăng theo cấp độ khu vực, cụ thể tại Nam và Đông Nam Á có thể thấy luồng vốn tăng ổn định, trong khi tại Đông Á thì tốc độ tăng chậm hơn. Trung Quốc và Hồng Kông giữ vị trí là nước nhận đầu tư nhiều nhất trong khu vực, tiếp sau là
32
Singapore và Ấn Độ. Hồng Kông thu hút được 43 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, Singapore là 24 tỷ USD và Ấn Độ là 17 tỷ USD .
Trong năm 2006, đầu tư FDI đổ vào 14 quốc gia ở khu vực Tây Á tăng 44% đạt 60 tỷ đô la, mức cao chưa từng thấy. Tư nhân hoá các lĩnh vực kinh tế phát triển trong năm 2006 đã cải thiện môi trường kinh doanh. Kinh tế trong khu vực tăng trưởng mạnh đã khuyến khích đầu tư, giá dầu cao đã thu hút được ngày càng nhiều lượng đầu tư FDI vào ngành dầu, khí đốt và các ngành công nghiệp sản xuất có liên quan. Một số công ty mua lại và sát nhập lớn và các dịch vụ tài chính tư nhân của Thổ Nhĩ Kỳ là nơi tiếp nhận đầu tư nhiều nhất ở Tây Á vào khoảng 20 tỷ USD. Ả rập-Xê út là nước tiếp nhận đầu tư lớn thứ hai với 18 tỷ USD (tăng 51% so với năm 2005). Dịch vụ vẫn là ngành thu hút, chi phối hoạt động thu hút đầu tư FDI của khu vực Tây Á, một tỷ lệ lớn FDI được đầu tư cho hoạt động tài chính là kết quả của chính sách tư nhân và tự do hoá của một số nước trong khu vực. Bằng sự cố gắng của mình, các quốc gia trong khu vực đã đa dạng hoá hoạt động sản xuất dầu và thành công trong việc thu hút nhiều hơn nguồn vốn FDI chảy vào các khu vực sản xuất. Trong suốt nửa đầu năm 2007, giá trị M&A tăng vào khoảng 3% so với khoảng thời gian tương ứng năm 2006.
Nguồn vốn FDI đổ vào Nam Á, Đông Á, Đông Nam Á đạt con số 249 tỷ USD trong năm 2007. Hầu hết các khu vực và các nền kinh tế đều nhận được nhiều đầu tư hơn. Trung Quốc và Hồng Kông vẫn tiếp tục là hai điểm đến dẫn đầu trong khu vực. Trong khi đó, Ấn Độ là nước tiếp nhận đầu tư nhiều nhất tại Nam Á. Các quốc gia Đông Nam Á cũng thu hút một số lượng lớn hơn vốn đầu tư FDI. Trong năm 2007, giá trị M&A trong khu vực tăng gần 20% cao hơn so với năm 2006.
Năm 2007, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chảy vào khu vực Tây Á tăng 12% đạt 71 tỷ USD, đánh dấu một bước phát triển mới và là năm thứ năm tăng trưởng liên tiếp. Dòng vốn đổ vào khu vực tập trung chủ yếu ở ba quốc gia: Ả rập-Xê út, Thổ Nhĩ Kỳ. Môi trường đầu tư được cải thiện trong năm 2007 đã thu hút FDI từ các quốc gia thành viên của Hội đồng hợp tác Vịnh (GCC). Điển hình như Qatar có nguồn FDI đầu tư vào đáng kể-nhiều hơn gấp 7 lần so với năm 2006.
Dòng FDI chảy vào Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á trong năm 2008 lần lượt là 187 nghìn tỷ USD, 60 nghìn tỷ USD, 51 nghìn tỷ USD. Nếu như năm 2007, tốc độ tăng dòng FDI vào 3 khu vực này tương đối bằng nhau thì sang năm 2008 có một sự khác biệt đáng kể: 49% ở Nam Á, 24% ở Đông Á và -14% ở Đông Nam Á. Mức độ thu hút FDI của khu vực cũng có sự khác nhau
33
lớn. FDI vào 2 nền kinh tế mới nổi lớn nhất là Trung Quốc và Ấn Độ tiếp tục tăng trong năm 2008. Trong 4 nước Châu Á thuộc nhóm NICs (các nước công nghiệp mới), dòng FDI tăng mạnh ở Hàn Quốc và tiếp tục tăng ở Trung Quốc nhưng lại giảm đáng kể ở Singapore và Đài Loan. Ở Malysia và Thái Lan, dòng FDI giảm nhẹ .Một số nước ở Đông Nam Á, bao gồm Indonesia và Việt Nam, đã chứng tỏ được khả năng duy trì dòng vốn FDI qua khủng hoảng. Một điểm đáng lưu ý là dòng vốn FDI chảy vào khu vực này trong vài năm gần đây từng bước đóng vai trò rất quan trọng đối với các nền kinh tế nhận FDI, đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ. Với dòng FDI vào tăng vượt trội, đạt mức cao nhất trong lịch sử (108 nghìn tỷ USD) trong năm 2008, Trung Quốc trở thành nước nhận FDI cao thứ 3 trên thế giới (sau Mỹ và Pháp). Ấn Độ xếp ở vị trí thứ 10. Trung Quốc và Ấn Độ cũng được xếp ở vị trị dẫn đầu và ví trí thứ 3 nền kinh tế mới nổi và là nơi thu hút FDI lớn trên thế giới.
Dòng vốn FDI chảy vào Tây Á tăng 16% lên 90 nghìn tỷ USD trong năm 2008, đánh dấu năm thứ 6 tăng liên tiếp. Thị phần của khu vực trong tổng số vốn FDI chảy vào các nước đang phát triển tăng 15% trong năm 2008, so với lượng một lượng không đáng kể 3% năm 2002. Nhìn chung, dòng FDI chảy vào Tây Á chủ yếu là nước Ả rập-Xê út, Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq, đặc biệt là từ năm 2003. Lượng FDI này chiếm khoảng 75% tổng lượng FDI tập trung vào Tây Á năm 2008. Sự tăng FDI năm 2008 chủ yếu là do lượng FDI tăng mạnh ở khu vực Ả rập , tăng 57% đến 83 nghìn tỷ USD. Lượng tiền vào các ngành công nghiệp hóa dầu và tinh chế lên đến 12 nghìn tỷ USD, tăng 57% so với năm trước đó. Lượng tiền vào bất động sản tăng gấp 4 lần, đạt 7,9 nghìn tỷ USD. Lượng FDI vào Tây Á tăng đáng kể do giá dầu tăng mạnh.
Trong khi dòng vốn FDI chảy vào khu vực Tây Á vẫn còn giữ ở mức cao trong suốt cuộc khủng hoảng 2008 thì doanh số của các công ty thâu tóm và sáp nhập qua biên giới giảm 36% xuống còn 14,7 nghìn tỷ USD trong năm 2008 do sự sụt giảm các dòng tiền ròng của MNCs (các công ty đa quốc gia) từ các đang phát triển sụt giảm nhẹ (giảm 5%).
Theo khảo sát của UNCTAD 2009-2011, Châu Á đang thu hút một lượng FDI lớn nhất so với các khu vực đang phát triển khác và đang trở thành một địa điểm lý tưởng nhất để đầu tư vào trong vòng 3 năm tới. Năm quốc gia châu Á bao gồm: Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam và Thái Lan đang được đánh giá là 5 trong 15 địa điểm thu hút nguồn vốn FDI nhiều nhất.
Tuy nhiên dòng vốn FDI đổ vào bắt đầu giảm từ đầu năm 2009, đặc biệt là ở nền kinh tế lớn như Trung Quốc, Ấn độ và doanh số các công ty thâu tóm và sát nhập giảm đáng kể trong nửa năm đầu 2009 còn 16 nghìn tỷ USD.
34
Giống như nhiều khu vực đang phát triển khác, Đông Á, Nam Á và Đông Nam Á không thể thoát khỏi cú sốc kinh tế từ khủng hoảng tài chính toàn cầu. Cụ thể hơn, bởi vì nền kinh tế các khu vực này phụ thuộc chủ yếu vào xuất khẩu, nên một sự sụt giảm trong nhu cầu hàng hóa dịch vụ từ nước ngoài dẫn đến làm chậm tốc độ tăng trưởng kinh tế khu vực của này vào cuối năm 2008. Trong nửa năm đầu 2009, doanh số các công ty mua bán và sát nhập qua biên giới giảm chỉ còn 1,4 nghìn tỷ USD.
Bất chấp tác động của khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu lên các nền kinh tế các nước nhận FDI tại Đông Á, Nam Á và Đông Nam Á lẫn các nước đi đầu tư, tổng lượng FDI vào các khu vực này tăng 17%, đạt 300 nghìn tỷ USD vào năm 2010, phần lớn trong số đó là do hoạt động mua bán và sáp nhập qua biên giới. Giá trị ròng của hoạt động này lên đến 51 nghìn tỷ USD. Luồng vốn FDI chảy vào các quốc gia Đông Nam Á tăng gấp đôi.
Lượng vốn đầu tư trực tiếp vào châu Á tiếp tục tăng từ 300 tỷ USD vào năm 2010 lên 376 tỷ USD vào năm 2011. Và dòng vốn FDI chảy vào từng khu vực của châu Á cũng có những thay đổi khác nhau.
Nguồn:UNCTAD, 2014 Đơn vị tính: tỷ USD
Hình 3.1: Dòng vốn FDI chảy vào Châu Á giai đoạn 2011-2013
Báo cáo Đầu tư toàn cầu của UNCTAD cho thấy các dòng vốn tiếp tục chảy mạnh vào khu vực Đông Á và Đông Nam Á. Cụ thể tổng vốn FDI đổ vào Đông Á trong năm 2011 đạt 233 tỷ USD tăng 14% so với năm trước đó. Như vậy, Đông Á hiện chiếm 22% tổng FDI toàn cầu và tăng mạnh so với mức 12% vào trước năm 2008. Báo cáo của UNCTAD ghi nhận luồng vốn FDI
35
chảy vào Trung Quốc năm 2011 đã chạm mức cao lịch sử 124 tỷ USD, trong đó lần đầu tiền luồng vốn đầu tư chảy vào lĩnh vực dịch vụ lại vượt lĩnh vực chế tạo. Riêng dòng vốn FDI chảy vào các quốc gia Đông Nam Á cũng có những gia tăng đáng kể là 117 tỷ USD 26% so với năm 2010. Cụ thể nguồn vốn chảy vào từng quốc gia của khu vực này được thể hiện qua hình dưới đây.
Nguồn: UNCTAD, 2013 Đơn vị tính: tỷ USD
Hình 3.2 Dòng vốn FDI chảy vào các quốc gia Đông Nam Á giai đoạn 2011-2012
Theo như hình trên chúng ta thấy, Singapore hiện là quốc gia thu hút FDI lớn nhất Đông Nam Á. Năm 2011, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài rót vào nước này đã tăng 31,6% lên trên 64 tỷ USD, chiếm 54,7% tổng FDI tại ASEAN. Do Singapore có thế mạnh về mức thuế thấp và hệ thống pháp luật khá hoàn thiện.
Không chỉ Singapore, Indonesia cũng đã thu hút 19,2 tỷ USD FDI vào năm 2011, tăng 37,3% so với năm trước đó. Còn ở Malaysia, sau khi gặp khó khăn vào năm 2009, giới chức nước này đã rút ra bài học kinh nghiệm và cải thiện môi trường đầu tư. Trong năm 2010 và 2011, đầu tư trực tiếp nước ngoài
36
đã tăng trở lại khi đạt 9,1 tỷ và 12 tỷ USD. Tại Thái Lan, mặc dù thiên tai lũ lụt năm ngoái đã khiến việc thu hút FDI của Thái Lan sụt giảm 1,7%, song các chuyên gia cho rằng nhờ có sự tích lũy về cơ sở kinh tế và mô hình phát triển linh hoạt, Thái Lan vẫn sẽ là một trong những tâm điểm của khu vực Đông Nam Á trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Tuy nhiên, trong bức tranh chung khá sáng sủa thì Việt Nam lại là một trong số ít các quốc gia bị sụt giảm FDI trong năm qua với 7,43 tỷ USD thu hút được, giảm 570 triệu USD so với năm 2010 và cũng là mức thấp nhất trong vòng 4 năm qua. Như vậy tính đến hết năm 2011, lượng FDI được hút ròng vào Việt Nam đạt gần 72,8 tỷ USD, tương đương hơn 60% GDP.
Trong khu vực Đông Nam Á, cùng với Việt Nam, đầu tư vào Thái Lan, Philippines và Đông Timor cũng sụt giảm nhưng với con số không đáng kể. Trong khi đó, tăng trưởng mạnh được ghi nhận tại Brunei, Indonesia, Lào và Myanmar (tăng 50-100%). Việc lạm phát cao cũng như nền kinh tế tụt hạng năng lực cạnh tranh trong năm 2011 có thể được xem là lý do khiến nhà đầu tư bớt hứng thú với Việt Nam.
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã dẫn đến dòng vốn FDI vào các quốc gia Nam Á giảm trong năm 2008 và 2009 nhưng sau đó đã có một sự phục hồi mạnh mẽ và dòng chảy của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu vực Nam Á đạt được gần 44 tỷ USD trong năm 2011 chiếm 8% vốn FDI của toàn thế giới.
Năm 2012, lần đầu tiên các nền kinh tế đang phát triển vượt các nước phát triển trong thu hút FDI. Khi các quốc gia đang phát triển tiếp nhận được lượng vốn FDI lên đến 703 tỷ USD (chiếm 52% tổng vốn FDI toàn cầu), cao hơn 142 tỷ USD so với các nền kinh tế phát triển. Bên cạnh đó, danh sách các nước đứng đầu trong tiếp nhận FDI cũng đang có sự thay đổi với 9/20 nước là các nước đang phát triển. Trong khi khu vực Đông Á giảm 5% về thu hút FDI thì khu vực Đông Nam Á vẫn duy trì mức tăng trưởng nhẹ 2% về thu hút FDI trong năm 2012, đạt 117 tỷ USD (riêng Singapore thu hút được 54,5 tỷ USD, chiếm trên 50%). Thái Lan vẫn là một nước thành công về thu hút mới các dự án FDI, đặc biệt ở các ngành công nghiệp ô tô và điện tử. Các nước có thu nhập thấp hơn trong khối ASEAN như Việt Nam, Lào, Campuchia và Myanmar vẫn tiếp tục thu hút một lượng lớn vốn FDI trong lĩnh vực khai khoáng, xây dựng cơ sở hạ tầng và các ngành thâm dụng nhân lực do các nước này sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào và giá nhân công thấp. Trong khi đó, Myanmar hiện nay đang trở thành sức hút mới đối với các nhà đầu tư lớn từ châu Âu, Hoa Kỳ và Nhật Bản thông qua những cải cách mạnh mẽ về
37
thể chế chính trị, chính sách đối với đầu tư nước ngoài và chính sách tài chính. Nhìn chung, UNCTAD đánh giá triển vọng tích cực về dòng vốn FDI trong những năm tới đối với khu vực Đông Á và Đông Nam Á.
Trong số các nước đang phát triển, nguồn vốn FDI vào các quốc gia châu Á đã giảm 6,7%. Sự sụt giảm này đã được phản ánh trên tất cả hầu hết các nền kinh tế, bao gồm Trung Quốc, Hồng Kông, Ấn Độ, Hàn Quốc, Ả rập - Xê út. Tuy nhiên, năm 2012 dòng vốn đầu tư trực tiếp chảy vào châu Á vẫn đạt được mức cao thứ hai, chiếm 58% của dòng FDI vào các nước đang phát triển. FDI vào Đông Nam Á đã tăng 2%.
FDI chảy vào Nam Á giảm đáng kể trong năm 2012 vì sự tụt giảm lớn trong thu hút FDI của một số nước tiếp nhận bao gồm Ấn Độ, Pakistan và Sri Lanka. Dòng vốn của ba nước này đã giảm lần lượt 26 tỷ USD, 847 triệu USD và 776 triệu tương ứng với 29%, 36% và 21%. FDI vào Bangladesh cũng giảm 13% còn 1 tỷ USD. Tuy nhiên, nước này vẫn là quốc gia nhận FDI lớn thứ 3 trong khu vực, sau Ấn Độ và Iran - nơi FDI tăng 17% đạt mức cao lịch sử tới 5 tỷ USD. Ấn Độ tiếp tục là quốc gia tiếp nhận FDI chiếm ưu thế trong khu vực Nam Á trong năm 2012. Tuy nhiên, kinh tế Ấn Độ tăng trưởng chậm nhất trong một thập kỷ và tỷ lệ lạm phát cao làm tăng rủi ro cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Kết quả là niềm tin đầu tư đã bị ảnh hưởng và FDI vào Ấn Độ giảm đáng kể. Dòng vốn đầu tư của nước này chảy mạnh vào lĩnh vực dịch vụ, nhờ những nỗ lực liên tục để mở rộng hơn nữa các lĩnh vực kinh tế trọng điểm như: bán lẻ.
Ổn định chính trị, xã hội và viễn cảnh hội nhập kinh tế khu vực là động