2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu.
Trên cơ sở đánh giá các yếu tố quyết định đến dòng vốn FDI của lý thuyết đồng thời căn cứ vào nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của tham nhũng đến FDI trước đó. Để kiểm định cho giả thuyết, nghiên cứu này sử dụng dữ liệu thứ cấp 3 nguồn. Nguồn thứ nhất là Tổ chức Minh Bạch Quốc tế (TI). Từ năm 1995, Tổ chức Minh Bạch Quốc tế đã công bố hằng năm bảng xếp hạng các quốc gia về mức độ tham nhũng bằng việc đưa ra một chỉ số để đánh giá mức độ tham nhũng tồn tại trong giới công chức và chính trị gia của một quốc gia, đó là CPI-Corruption Perceptions Index, chỉ số nhận thức tham nhũng CPI là một chỉ số tổng hợp và được xây dựng từ nhiều nguồn khác nhau
Mức độ tham nhũng
Luồng vốn FDI Các yếu tố
22
với nhiều hình thức điều tra khác nhau của các nhà kinh doanh cũng như đánh giá của giới phân tích quốc gia. Để đánh giá mức độ tham nhũng ở mỗi quốc gia, Tổ chức Minh bạch Quốc tế sử dụng ít nhất ba nguồn tham khảo. Nguồn dữ liệu thứ hai được khai thác từ Hệ thống dữ liệu Công cụ chỉ báo phát triển thế giới (WDI) của tổ chức Ngân hàng Thế giới (WB). Bộ Chỉ số Phát triển Thế giới là công cụ để đánh giá tiến độ phát triển các nền kinh tế có đầy đủ các công cụ chỉ báo về kinh tế, xã hội, tài chính, tài nguyên thiên nhiên và môi trường dựa trên dữ liệu của Ngân hàng Thế giới và hơn 30 cơ quan đối tác. Hệ thống cơ sở dữ liệu này có hơn 900 công cụ chỉ báo cho 216 nền kinh tế với thông tin dữ liệu từ năm 1960 đến nay. Cuối cùng, nghiên cứu thu thập số liệu thống kê về đầu tư trực tiếp nước ngoài từ tổ chức Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD).
Nghiên cứu thu thập dữ liệu từ 30 quốc gia châu Á trong giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2013. Bởi vì, nghiên cứu cần xem xét trên diện rộng với số mẫu quan sát đủ lớn đảm bảo tính khách quan. Đồng thời cần gắn với yếu tố thời gian (không bỏ qua biến động theo xu hướng thời gian) nhằm đảm bảo tính chính xác của kết quả ước lượng. Bên cạnh đó, cơ sở để lựa chọn các quốc gia trong nghiên cứu này là dựa vào số liệu thống kê của tất cả các quốc gia có thể phục vụ cho nghiên cứu. Ngoài ra, các quốc gia được lựa chọn còn mang tính đại diện cho các khu vực của châu Á. Do vậy, dữ liệu để phân tích trong nghiên cứu này là dữ liệu bảng (panel data). Thông tin từ những dữ liệu của nghiên cứu này cho phép đo lường các biến trong mô hình.
Dưới đây là bảng thống kê các quốc gia đại diện cho các khu vực của châu Á sử dụng trong nghiên cứu:
Bảng 2.1: Các quốc gia của mô hình nghiên cứu
Khu vực Quốc gia
Đông Nam Á Việt Nam, Philippines, Malaysia, Indonesia, Singapore, Thái Lan, Lào, Campuchia
Đông Á Trung Quốc, Hồng Kông, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mongolia
Nam Á Iran, Nepal, Ấn Độ , Pakistan, Bangladesh, Sri Lanka
Tây Á Ả rập-Xê út , Oman, Iraq, Quatar, Jordan, Kuwait, Thổ Nhĩ Kỳ
Trung Á KaZakhstan, Uzbekistan, Kyrgyzstan, Tajikistan
23
2.2.2 Định nghĩa và đo lường các biến trong mô hình nghiên cứu
Biến phụ thuộc (Y): vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chảy vào các quốc gia chủ nhà (Foreign direct investment). Đầu tư trực tiếp nước ngoài được định nghĩa là những dòng vốn ròng của đầu tư để có được một sự quan tâm quản lý lâu dài (10% trở lên cổ phiếu biểu quyết) trong một doanh nghiệp hoạt động ở một nền kinh tế khác hơn so với các nhà đầu tư. FDI bằng tổng vốn chủ sở hữu, tái đầu tư lợi nhuận, nguồn vốn dài hạn khác và vốn ngắn hạn như trong cán cân thanh toán4. Lượng vốn đầu tư trực tiếp chảy vào các quốc gia chủ nhà trong mô hình được đo lường bằng giá trị logarit tự nhiên dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đi vào (triệu USD, tính theo giá USD hiện tại). Trong nghiên cứu này thì biến phụ thuộc có giá trị thay đổi từ -0,11 đến 11,73. Biến độc lập (X): chỉ số nhận thức tham nhũng. Do tham nhũng được cho là bất hợp pháp ở các nền kinh tế nên việc tìm được những dữ liệu trực tiếp để đo lường cho hiện tượng tham nhũng là rất khó khăn. Cũng như việc đánh giá tham nhũng cho đến hiện nay vẫn chưa tìm được tiếng nói chung giữa các quốc gia. Tuy nhiên, một trong số đó thì chỉ số nhận thức về tham nhũng được xem là bảng xếp hạng uy tín về mức độ tham nhũng của các quốc gia trên thế giới. Và vì thế, trong nghiên cứu này tôi sử dụng chỉ số nhận thức tham nhũng (CPI), được xuất bản bởi Minh bạch Quốc tế, như là một biện pháp đo lường tham nhũng. Chỉ số dựa trên 13 khảo sát độc lập lấy ý kiến đánh giá của các chuyên gia và quan điểm của doanh nghiệp. Chỉ số nhận thức tham nhũng được xây dựng để đo lường mức độ nhận thức tham nhũng khu vực công tại hơn 170 nước (Minh bạch Quốc tế, 2013). Chỉ số này có thang đo từ 1 tới 10 với mức độ tăng dần của tính minh bạch tương ứng tính giảm dần của tham nhũng. Các nước nhận được điểm từ 0 (tham nhũng cao) đến 10 (không có tham nhũng). Điều này, đồng nghĩa với giá trị của chỉ số nhận thức tham nhũng thấp hơn phản ánh tham nhũng cao hơn. Do đó, biến chỉ số nhận thức tham nhũng sẽ có mối tương quan thuận chiều với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Giá trị của biến này thay đổi từ 1,3 đến 9,4.
Các biến kiểm soát: Biến kiểm soát là những đặc điểm được đưa vào
mô hình nhằm làm giảm bất cứ tác động nào có thể gây nhiễu cho các nhân tố khác hoặc cho việc diễn giải kết quả của nghiên cứu. Biến kiểm soát cũng có một ảnh hưởng tiềm năng vào biến phụ thuộc như biến độc lập, nhưng sự tác động đó không phải là điều mà ta đang quan tâm. Bên cạnh đó, việc đưa biến
24
kiểm soát vào mô hình phân tích vì ta không thể bỏ qua sự tác động của nó khi xem xét các tác động của biến độc lập. Chính vì vậy, ngoài biến giải thích được xem xét trong nghiên cứu này là chỉ số cảm nhận tham nhũng để tăng độ chính xác của mô hình, nghiên cứu sử dụng một tập hợp các biến kiểm soát khác sau:
Thứ nhất, quy mô thị trường được đo lường dựa vào GDP bình quân đầu người, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế hay có thể đo lường bằng GDP. Một số nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra rằng sự gia tăng GDP bình quân đầu người có liên quan tới dòng vốn FDI vào nước sở tại, tăng mức thu nhập là một tín hiệu của sự gia tăng quy mô thị trường và sức mua. Thật vậy, tầm quan trọng của quy mô thị trường đã được khẳng định trong nhiều nghiên cứu thực nghiệm trước đó (Wheeler và Mody, 1992; Wei, 2000). Từ thực tiễn trên, nghiên cứu sử dụng GDP bình quân như là dẫn xuất cho biến quy mô thị trường trong đánh giá các yếu tố thu hút dòng vốn FDI vào các quốc gia châu Á, phù hợp với nghiên cứu của Liu (2012). Do đó, trong mô hình này biến quy mô thị trường được đo lường bằng giá trị logarit tự nhiên tổng sản phẩm quốc nội tính trên đầu người (triệu USD). Biến kiểm soát này có tác động tích cực đến thu hút dòng vốn FDI. Khi quy mô thị trường của nước chủ nhà càng lớn càng thu hút được nhiều FDI. Giá trị của biến này thay đổi từ 5,74 đến 11,44.
Thứ hai, độ mở thương mại thường được sử dụng để đo lường tầm quan trọng của giao dịch quốc tế liên quan đến giao dịch trong nước. Biến này đại diện cho mức độ giao thương. Chỉ số này được tính cho mỗi quốc gia là trung bình giản đơn (tức là giá trị trung bình) của tổng số thương mại (tức là tổng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ) so với GDP, thể hiện dưới dạng phần trăm của GDP. Nhiều nghiên cứu thực nghiệm như nghiên cứu của Liu (2012) cũng sử dụng cách tính này để đo lường độ mở cửa thương mại. Nước chủ nhà càng mở cửa càng thu hút được nhiều FDI đến nước mình. Giá trị của biến này thay đổi từ 0,24 đến 4,58.
Thứ ba, cơ sở hạ tầng sự sẵn có và chất lượng cung cấp điện, mạng viễn thông, đường giao thông, đường cao tốc, sân bay, cảng biển,… sẽ tạo ra lợi thế về vị trí cho nước chủ nhà. Cơ sở hạ tầng bao gồm cơ sở hạ tầng vật chất - kỹ thuật (hay cơ sở hạ tầng cứng) và cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội (hay cơ sở hạ tầng mềm). Hệ thống cơ sở hạ tầng liên quan đến cả các yếu tố đầu vào lẫn đầu ra của hoạt động sản xuất kinh doanh. Theo nghiên cứu của ODI (1997), cơ sở hạ tầng nghèo nàn có thể được cho là vừa là trở ngại vừa mang tính cơ hội cho đầu tư nước ngoài. Với đa số các quốc gia có thu nhập thấp, cơ sở hạ tầng nghèo nàn được xem như một trong các hạn chế chính. Nhưng các nhà đầu tư nước ngoài cũng xem đó là cơ hội đầu tư và mang lại lợi nhuận nếu các
25
Chính phủ của nước tiếp nhận FDI cho phép sự tham gia của họ vào lĩnh vực hạ tầng. Nghiên cứu này sử dụng logarit tự nhiên của tổng số thuê bao điện thoại cố định làm đại diện cho sự sẵn có của cơ sở hạ tầng. Quốc gia có cơ sở hạ tầng càng tốt càng thu hút được nhiều FDI. Giá trị của biến này thay đổi từ 10,15 đến 19,73.
Thứ tư, tỷ lệ lạm phát được đo bằng phần trăm thay đổi của chỉ số giá tiêu dùng. Chỉ số giá tiêu dùng phản ánh sự thay đổi tỷ lệ phần trăm hàng năm trong chi phí cho người tiêu dùng trung bình có được một rổ hàng hóa và dịch vụ. Rổ hàng hóa này có thể được cố định hoặc thay đổi trong khoảng thời gian quy định. Biến này đại diện cho chính sách của Chính phủ. Lạm phát làm tạo ra những thay đổi không được dự kiến của giá trị tiền tệ. Điều đó khiến không có sự tương đương giữa số tiền được trả và nhận trong thực tế. Nghĩa là đồng tiền đầu tư vào thị trường nội địa có nguy cơ mất giá. Kèm theo đó là lạm phát không kiểm soát gây tình trạng kinh tế không ổn định: tăng trưởng kinh tế chậm, suy thoái kinh tế, thất nghiệp…Mối quan hệ giữa thất nghiệp và sản lượng được thể hiện qua định luật Okun: “Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi tỉ lệ thất nghiệp tăng 1% so với tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên thì sản lượng giảm 2,5% so với sản lượng toàn dụng”. Điều này gây bất lợi cho việc đầu tư FDI vào các quốc gia có tỷ lệ lạm phát cao vì rất mạo hiểm, nguy cơ gặp rủi ro cao. Schneider và Frey (1985) cho rằng tỷ lệ lạm phát cao có thể làm giảm lợi nhuận của các nhà đầu tư. Trong khi đó, tỷ lệ lạm phát thấp được coi là dấu hiệu của một nền kinh tế ổn định. Trong nghiên cứu này thì biến này có mối quan hệ nghịch chiều với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Do đó, biến này càng lớn thì càng ảnh hưởng tiêu cực tới nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài được thu hút vào. Giá trị của biến này thay đổi từ -0,10 đến 0,53.
Thứ năm, tỷ lệ thất nghiệp là tỷ lệ của lực lượng lao động không có việc
làm nhưngđang tìm kiếm việc làm và sẵnsàng làm việc. Biến này được tính
bằng phần trăm số người thất nghiệp trên tổng số người trong lực lượng lao động. Biến này có thể được xem như là một dấu hiệu sẵn có về chi phí lao động. Vốn đầu tư nước ngoài xuất hiện khá đáng kể ở nơi có tỷ lệ thất nghiệp cao. Do đó, tỷ lệ thất nghiệp có quan hệ tích cực đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Giá trị của biến này dao động từ 0 đến 0,28.
Dưới đây là bảng tổng hợp tên biến, ký hiệu phương pháp đo lường, dấu kỳ vọng của các biến trong mô hình thực nghiệm và nguồn của dữ liệu.
26
Bảng 2.2 Mô tả biến, phương pháp đo lường và kỳ vọng dấu của các biến trong mô hình
Ghi chú:Dấu “+” thể hiện mối quan hệ tỷ lệ thuận với biến phụ thuộc; Dấu “-” thể hiện mối quan hệ tỷ lệ nghịch với biến phụ thuộc. Nguồn: tác giả tổng hợp
Các biến Ký hiệu Phương pháp đo lường Kỳ vọng Nguồn
Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ròng
chảy vào quốc gia chủ nhà (Y) FDI
Giá trị logarit tự nhiên dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đi vào
(triệu USD, tính theo giá USD hiện tại) UNCTAD
Chỉ số nhận thức tham nhũng (X1)
CORR Chỉ số này có thang đo từ 1 tới 10 với mức độ tăng dần của tính
minh bạch tương ứng tính giảm dần của tham nhũng +
Transparency International Quy mô thị trường (X2)
GDPPC Giá trị logarit tự nhiên tổng sản phẩm quốc nội tính trên đầu người
(triệu USD) + World Bank
Độ mở thương mại của một quốc gia (X3)
OPN
Được tính bằng tỷ trọng XNK chia cho GDP (%)
OPN=
+ World Bank
Cơ sở hạ tầng (X4) INFR Giá trị logarit tự nhiên của tổng số thuê bao điện thoại cố định + World Bank
Tỷ lệ lạm phát (X5) INFL Được đo bằng chỉ số giá tiêu dùng (%) - World Bank
Tỷ lệ thất nghiệp (X6)
UNEM Được tính bằng phần trăm số người thất nghiệp trên tổng số người
27 2.2.3 Phương pháp ước lượng
2.2.3.1 Phương pháp mô tả, so sánh số tuyệt đối, số tương đối
Sử dụng phương pháp mô tả, phương pháp so sánh số tuyệt đối, số tương đối để phân tích thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài của các quốc gia Châu Á giai đoạn 2006- 2013
- Phương pháp mô tả số liệu: Nêu lên ý nghĩa của các thông số để từ đó đưa ra những nhận xét, đánh giá các yếu tố đang xem xét hoặc phân tích.
- Phương pháp so sánh số tuyệt đối: Là kết quả phép trừ giữa trị số kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Kết quả so sánh phản ánh tình hình thực hiện kế hoạch, sự biến động về quy mô, khối lượng của hiện tượng kinh tế.
ΔY = Y1 – Y0
Trong đó:
Y0: Chỉ tiêu năm gốc Y1: Chỉ tiêu năm phân tích
ΔY: Phần chênh lệch tăng/giảm của các chỉ tiêu kinh tế.
- Phương pháp so sánh số tương đối: Là kết quả của phép chia giữa giá trị chênh lệch của kỳ phân tích và kỳ gốc với giá trị kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.
Trong đó:
ΔY= *100%
Y0: Chỉ tiêu năm gốc Y1: Chỉ tiêu năm phân tích
ΔY: Phần chênh lệch tăng/giảm của các chỉ tiêu kinh tế.
Phương pháp này dùng để làm rõ tình hình biến động của mức độ của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục.
2.2.3.2 Phương pháp hồi quy
Để đo lường mối quan hệ giữa tham nhũng với đầu tư trực tiếp nước ngoài tôi sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu bảng (panel data) với hai
28
phương pháp khác nhau: Phương pháp tác động cố định (fixed effect) và phương pháp tác động ngẫu nhiên (random effect).
Hồi quy mô hình theo phương pháp tác động cố định (fixed effect)
Với giả định mỗi quan sát chéo đều có những đặc điểm riêng biệt có thể ảnh hưởng đến các biến giải thích, phương pháp ước lượng tác động cố định phân tích mối tương quan giữa phần dư của mỗi quan sát chéo với các biến giải thích qua đó kiểm soát và tách ảnh hưởng của các đặc điểm riêng biệt (không đổi theo thời gian) ra khỏi các biến giải thích để chúng ta có thể ước lượng những ảnh hưởng thực của biến giải thích lên biến phụ thuộc.
Phương trình ước lượng được thể hiện như sau:
Y it = β0 + β1iXit + β2iXit + β3iXit + β4iXit + β5iXit + β6iXit + μit
Trong đó
Y là biến phụ thuộc (dòng vốn FDI)