Tình hình xuất khẩu theo cơ cấu thị trường

Một phần của tài liệu giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu cho công ty cổ phần dược hậu giang (Trang 50)

4.1.2.1 Doanh thu xuất khẩu theo thị trường

Hiện nay, Dược Hậu Giang đã xuất khẩu sang 12 thị trường gồm: Campuchia, Moldova, Ukraina, Myanmar, Nga, Mông Cổ, Nigieria, Lào, Singapore, Jordan, Sri Lanka, Rumani. Trong đó, Campuchia và Moldova là hai thị trường truyền thống mà Công ty đã giao dịch từ khi bắt đầu thực hiện xuất khẩu vào năm 2003. Qua các năm, Công ty tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu của mình sang các nước Đông Nam Á và Đông Âu khác. Những thị trường như Singapore, Sri Lanka, Jordan, Rumani là thị trường xuất khẩu mới của Dược Hậu Giang. Công ty chỉ mới bắt đầu chính thức xuất sản phẩm sang các nước này từ năm 2012.

Do doanh thu xuất khẩu sang một số thị trường khá thấp, chiếm tỷ trọng không cao và cũng không có nhiều ảnh hưởng đến tổng doanh thu xuất khẩu của Công ty, nên Bảng 4.2 và Hình 4.2 bên dưới chỉ thể hiện doanh thu tại 3 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Dược Hậu Giang là Campuchia, Moldova và Myanmar. Các thị trường còn lại như Ukraina, Nga, Mông Cổ, Nigieria, Lào, Singapore, Jordan, Sri Lanka và Rumani do được xếp vào nhóm các thị trường khác.

42

Bảng 4.2 Kim ngạch xuất khẩu theo thị trường của Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang giai đoạn 2011 – 6/2014

Thị trường 2011 2012 2013 6/2014 Campuchia 9.472 9.167 13.020 10.394 Moldova 7.848 5.307 10.110 2.224 Myanmar 5.307 3.619 3.680 2.737 Các thị trường khác 4.330 6.031 6.690 3.162 Tổng 27.062 24.124 33.500 18.517

Nguồn: Phòng Marketing, Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang, 2011, 2012, 2013, 2014.

Nguồn: Phòng Marketing, Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang, 2011, 2012, 2013, 2014.

Hình 4.2 Tỷ trọng doanh thu xuất khẩu theo thị trường của Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang giai đoạn 2011 – 6/2014

Nhìn chung doanh thu xuất khẩu tại các thị trường của Dược Hậu Giang cũng phát triển theo xu hướng của tổng doanh thu xuất khẩu. Cụ thể là doanh thu giảm vào năm 2012 và tăng vào năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014.

43

Campuchia

Campuchia là thị trường chiếm tỷ trọng doanh thu xuất khẩu cao nhất và tỷ trọng liên tục tăng, từ 35% tổng doanh thu xuất khẩu ở năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 đã tăng vọt lên 56%. Tuy doanh thu của Dược Hậu Giang tại thị trường Campuchia liên tục tăng trưởng về mặt tỷ trọng nhưng kim ngạch xuất khẩu lại có sự sụt giảm nhẹ vào năm 2012. Trong năm này, doanh thu xuất khẩu sang thị trường Campuchia của Dược Hậu Giang chỉ đạt 9,17 tỷ đồng, giảm nhẹ 305 triệu đồng (tương đương khoảng 3%) so với năm 2011. Nguyên nhân là do trước nay, Dược Hậu Giang khi thực hiện xuất khẩu sang Campuchia luôn tận dụng lợi thế nước láng giềng, xuất hàng theo đường tiểu ngạch, không thông qua hải quan. Tuy nhiên, càng về sau này thì công ty càng chú trọng xuất khẩu theo đường chính ngạch và hạn chế tối đa việc xuất sản phẩm theo đường tiểu ngạch. Đến năm 2012 thì Công ty hoàn toàn ngừng xuất khẩu bằng tiểu ngạch.Vì vậy, doanh thu xuất khẩu tại thị trường Campuchia trong năm này tương đối giảm so với năm 2011, nhưng đây chỉ là hao hụt không đáng kể nên không ảnh hưởng về mặt cơ cấu. Sang năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014, hoạt động xuất khẩu sang thị trường này được khôi phục với doanh thu liên tục tăng trưởng. Cụ thể, doanh thu ở thị trường Campuchia của Công ty trong năm 2013 đạt 39% tổng doanh thu xuất khẩu, tăng khá mạnh gần 4 tỷ đồng, tương đương mức tăng 42% so với năm trước. Riêng trong hai quý đầu năm 2014, doanh thu của thị trường này đạt 10,3 tỷ đồng, gần bằng 80% doanh thu của năm 2013 và đặc biệt là tỷ trọng tăng mạnh đến 17%, chiếm hơn một nửa tổng doanh thu xuất khẩu của Dược Hậu Giang. Có được thành công trên là một phần là nhờ trong giai đoạn này, Công ty có thêm khá nhiều khách hàng mới tại đây. Tuy nhiên nguyên nhân chính là do số liệu về doanh thu xuất khẩu được sử dụng để phân tích từ năm 2013 đến nay vẫn còn bao gồm doanh thu có được từ việc phân phối các sản phẩm thuộc nhãn hàng Eugica. Từ sau khi thực hiện chuyển nhượng sản phẩm Eugica cho đối tác Mega Lifesciences Limited vào năm 2013, sản phẩm này được phân phối thông qua hệ thống phân phối rộng khắp và mạnh mẽ của Mega nên doanh số tăng đáng kể. Eugica là một trong những sản phẩm chủ lực mà Dược Hậu Giang xuất sang Campuchia nên nhờ đó mà doanh thu của Công ty tại thị trường này từ năm 2013 đến nay cũng tăng mạnh.

Moldova

Đứng thứ hai về mặt tỷ trọng doanh thu trong các thị trường xuất khẩu của Dược Hậu Giang là Moldova với khoảng trên 20% tổng doanh thu xuất khẩu. Tuy nhiên doanh thu của Công ty ở thị trường này lại có nhiều biến động và hiện đang có xu hướng giảm mạnh. Năm 2012 doanh thu tại đây chỉ đạt 5,3 tỷ

44

đồng, giảm 32,3% so với năm 2011và tỷ trọng cũng thấp hơn năm 2011 đến 7%. Như đã giải thích ở trên, nguyên nhân chính gây ra sự sụt giảm này là do trong năm 2012, Công ty gặp khó khăn trong việc đăng ký lại sản phẩm ở Moldova, đặc biệt là sản phẩm chủ lực Choliver, vì Bộ Y Tế nước này thay đổi về Bộ hồ sơ đăng ký cũng như tiêu chuẩn đăng ký sản phẩm. Đến năm 2013, những khó khăn về đăng ký lại sản phẩm đã được khắc phục và đồng thời Dược Hậu Giang cũng phát triển thêm được một số sản phẩm mới tại thị trường này nên doanh thu xuất khẩu tại đây được phục hồi, đạt hơn 10 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi năm trước và chiếm 30% tổng doanh thu xuất khẩu. Bước sang nửa đầu năm 2014, những bất ổn chính trị tại khu vực Đông Âu gây ảnh hưởng khá lớn đến hoạt động xuất khẩu của Công ty tại Moldova, do đây là nước láng giềng, nằm sát biên giới Ukraina – quốc gia đang là “tâm bão" chính trị tại Đông Âu. Cụ thể doanh thu tại thị trường Moldova ở thời điểm này chỉ đạt khoảng 2 tỷ đồng, bằng 1/5 con số của năm 2013 và tỷ trọng doanh thu cũng giảm mạnh hơn 50% so với năm trước.

Myanmar

Là một trong những thị trường xuất khẩu truyền thống của Dược Hậu Giang, doanh thu tại Myanmar luôn chiếm từ 10 – 20% tổng doanh thu xuất khẩu của Công ty. Tuy nhiên, nhìn chung thì doanh thu ở thị trường này có xu hướng giảm từ năm 2011 đến nửa đầu năm 2014. Năm 2012, tỷ trọng doanh thu xuất khẩu sang Myanmar chỉ còn 15%, giảm 5% và kim ngạch cũng giảm 31,8% so với năm 2011, đạt khoảng 3,6 tỷ đồng. Tương tự như nguyên nhân của sự sụt giảm cùng năm tại Moldova, ở thời điểm này Dược Hậu Giang cũng gặp nhiều khó khăn trong vấn đề đăng ký sản phẩm ở Myanmar. Năm 2012 là năm mà quốc gia này bắt buộc sử dụng Hồ sơ Kỹ thuật chung Châu Á (ACTD – The Asian Common Technical Dossier) để đăng ký sản phẩm. So với hồ sơ thông thường thì hồ sơ ACTD khó thực hiện hơn, yêu cầu nhiều tiêu chuẩn hơn nên việc đăng ký lại sản phẩm gặp không ít khó khăn do tốn nhiều thời gian chuẩn bị hồ sơ. Không chỉ vậy một số hồ sơ đăng ký sản phẩm từ trước, đang trong thời gian xét duyệt cũng bị trả về để thực hiện lại theo ACTD. Vì vậy doanh thu xuất khẩu sang Myanmar của Công ty trong năm này bị sụt giảm đáng kể. Đến năm 2013, với kim ngạch xuất khẩu hầu như dậm chân tại chỗ, chỉ nhỉnh hơn năm trước 61 triệu đồng, cộng thêm sự phát triển doanh thu mạnh mẽ ở thị trường Campuchia, tỷ trọng doanh thu ở Myanmar lại tiếp tục giảm 4% so với năm 2012. Bên cạnh vấn đề đăng ký sản phẩm còn chưa giải quyết dứt điểm, nguyên nhân chính của tình hình này là do sự cạnh tranh ở thị trường Myanmar ngày càng trở nên gay gắt với sự tham gia của ngày càng nhiều đối thủ mới. Vì Myanmar mới thực hiện mở cửa kinh tế nên đây là một thị trường cực kỳ giàu tiềm năng phát triển, đặc biệt là trong lĩnh vực y –

45

dược. Thuốc ở Myanmar được nhập phần lớn từ Ấn Độ, Trung Quốc, Bangladesh với giá rẻ, giá trị không cao nên khả năng tiêu dùng tại đây còn rất lớn. Thêm vào đó, công tác quản lý nhà thuốc của chính phủ Myanmar vẫn chưa nghiêm ngặt, chưa đòi hỏi nhà thuốc phải đạt tiêu chuẩn GPP nên thuốc được bán vô cùng đại trà. Chính vì vậy mà “miếng bánh ngon” Myanmar đang bị rất nhiều công ty dược không chỉ của Việt Nam mà còn của các quốc gia khác “giành phần” khiến cho doanh thu tại Myanmar của Dược Hậu Giang trong năm 2013 không thể phục hồi được như trước khi bị sụt giảm. Sang nửa đầu năm 2014, nhờ có thêm được khách hàng mới cộng thêm nỗ lực đẩy mạnh xuất khẩu sang Myanmar nên doanh thu của Công ty ở thị trường này đã được cải thiện rõ rệt chiếm tỷ trọng 15% tổng doanh thu xuất khẩu. Cụ thể doanh thu chỉ trong 6 tháng đầu năm 2014 đã gần bằng 3/4 doanh thu cả năm 2013. Nếu tiếp tục phát triển theo đà này, đến cuối năm nay doanh thu xuất khẩu sang thị trường Myanmar của Dược Hậu Giang sẽ được khôi phục, thậm chí là cao hơn so với giá trị trước khi bị sụt giảm ở năm 2011.

Nhóm các thị trường khác

Nhóm các thị trường khác tuy có tỷ trọng doanh thu biến động nhưng về mặt kim ngạch lại tăng trưởng khá tốt trong giai đoạn 2011 – 2013. Năm 2012 là năm công tác xuất khẩu của Dược Hậu Giang tại nhóm thị trường này thành công nhất. Cụ thể trong năm này, doanh thu tại đây chiếm đến ¼ tổng doanh thu xuất khẩu, tăng 9% so với tỷ trọng của năm trước và giá trị kim ngạch cũng tăng gần 40%, từ con số 4,3 tỷ đồng của năm 2011 tăng lên 6 tỷ đồng. Điều này cho thấy công ty đã bắt đầu khai thác ngày một tốt hơn tiềm năng của các thị trường xuất khẩu nhỏ lẻ. Tuy vậy, sự tăng trưởng doanh thu này chủ yếu là do trong năm 2012, Dược Hậu Giang đã xuất khẩu sản phẩm sang được thêm 3 thị trường mới là Jordan, Singapore và Sri Lanka. Trong số đó, việc xuất được sản phẩm sang Singapore có thể nói là một thành tựu lớn của Công ty bởi lẽ Singapore luôn được xem là một thị trường “khó tính” với nhiều yêu cầu khắt khe về chất lượng sản phẩm. Mặc dù bước đầu mới chỉ xuất khẩu thực phẩm chức năng sang quốc gia này với doanh số ít nhưng việc có thể bán được sản phẩm sang Singapore chính là một cột mốc quan trọng trong công tác xuất khẩu của Công ty. Sang năm 2013, so với tổng doanh thu xuất khẩu thì tỷ trọng của nhóm này lại giảm 5% do mức tăng kim ngạch chỉ khoảng 700 triệu đồng, không đủ làm tăng tỷ trọng trong khi doanh thu tại thị trường Moldova trong năm này lại tăng mạnh. Dù vậy nhưng hoạt động xuất khẩu của Dược Hậu Giang tại đây trong năm 2013 cũng có thể xem là có tiến triển tốt khi phát triển được thêm nhiều mặt hàng sang các thị trường Lào, Mông Cổ, Singapore, Sri Lanka, Jordan, Rumani. Đặc biệt, so với năm 2012 Công ty mới chỉ xuất khẩu thực phẩm chức năng sang thị trường Singapore thì

46

sang năm 2013 Công ty đã có thêm 4 số đăng ký dược phẩm tại thị trường này. Đến 6 tháng đầu năm 2014, tình hình xuất khẩu của Dược Hậu Giang tại đây có dấu hiệu sa sút rõ rệt khi doanh thu chỉ đạt hơn 3,1 tỷ đồng, chưa tới 50% con số của năm trước và tiếp tục giảm 3% về mặt tỷ trọng. Sự sụt giảm doanh thu xảy ra chủ yếu tại các thị trường ở khu vực Đông Âu. Nguyên nhân chính là do trong nửa đầu năm 2014, tình hình chính trị tại đây trở nên bất ổn khi bạo động, tranh chấp quyền lực nổ ra tại Ukraina. Bên cạnh đó, việc sáp nhập Crimea vào Nga cũng khiến cho quan hệ giữa Nga và các phương Tây ngày càng căng thẳng với nhiều lệnh trừng phạt, cấm vận được ban hành. Dược Hậu Giang thực hiện xuất sản phẩm sang khá nhiều các nước Đông Âu như Nga, Ukraina, Rumani, Jordan nên bất ổn chính trị tại khu vực này có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động xuất khẩu của Công ty. Với những bất đồng khó có thể dung hòa trong thời gian ngắn, khả năng đến cuối năm nay khả năng bình ổn chính trị tại khu vực này là không cao. Do đó, doanh thu xuất khẩu của Dược Hậu Giang tại đây trong năm 2014 cũng khó có thể phục hồi hay tăng trưởng.

4.1.2.2 Tình hình đăng ký sản phẩm tại các quốc gia

Số đăng ký sản phẩm có thể nói là một trong những yếu tố mang tính quyết định đối với hoạt động xuất khẩu dược phẩm. Tính đến hết tháng 6 năm 2014, Dược Hậu Giang đã có 122 số đăng ký sản phẩm tại 12 quốc gia trên thế giới.

Số liệu về số sản phẩm đã có số đăng ký thường thay đổi liên tục do sản phẩm hết hạn số đăng ký hoặc có thêm số đăng ký mới. Do đó, chúng chỉ phản ánh số sản phẩm đang có số đăng ký tại một thời điểm nhất định trong năm. Các số liệu sử dụng được tổng kết vào cuối các năm phân tích và nửa đầu năm 2014 nên dựa vào đó, ta sẽ phân tích một các tương đối về tình hình đăng ký sản phẩm của Công ty tại các quốc gia giai đoạn 2011 – 6/2014.

ĐVT: Số đăng ký

sản phẩm

Nguồn: Phòng Marketing, Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang, 2011, 2012, 2013, 2014

Hình 4.3 Tình hình đăng ký sản phẩm tại các thị trường xuất khẩu của Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang giai đoạn 2011 – 6/2014

47

Nhìn chung, trong 3 thị trường chủ lực, sản phẩm của Dược Hậu Giang tại Campuchia là đa dạng nhất với 51 loại loại sản phẩm có số đăng ký trong 6 tháng đầu năm 2014, kế đến là Moldova với 29 loại và cuối cùng là Myanmar với 17 loại vào cùng thời điểm. Tuy nhiên, xu hướng phát triển của số sản phẩm có số đăng ký tại 3 thị trường này là không giống nhau. Tại Campuchia và Myanmar, số loại sản phẩm của Dược Hậu Giang có số đăng ký có xu hướng tăng. Cụ thể ở Campuchia, từ 43 loại sản phẩm có số đăng ký vào năm 2011 tăng lên 51 loại vào cuối tháng 6 năm 2014. Nguyên nhân chính của việc tăng số đăng ký sản phẩm tại thị trường Campuchia chủ yếu là do Công ty tìm được thêm nhiều khách hàng mới tại đây. Bên cạnh đó, sự tương đồng giữa thị trường Việt Nam và Campuchia cũng góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động phát triển sản phẩm mới ở Campuchia. Ngoài ra, Campuchia cũng được xem là một thị trường khá “dễ tính”, không đòi hỏi cao về tiêu chuẩn chất lượng hay bộ hồ sơ đăng kí sản phẩm như Singapore hay Myanmar nên việc đăng ký lưu hành sản phẩm tại đây cũng dễ dàng và tốn ít thời gian hơn. Đối với thị trường Myanmar, số loại sản phẩm có số đăng ký từ 16 loại ở năm 2011giảm lần lượt còn 14 và 13 loại trong hai năm 2012 – 2013, sau đó tăng lên 17 loại vào nửa đầu năm 2014. Sự sụt giảm ở hai năm 2012 và 2013, như đã giải thích bên trên, chủ yếu là do Myanmar bắt đầu buộc doanh nghiệp xuất khẩu dược phẩm phải sử dụng Hồ sơ Kĩ thuật chung Châu Á để đăng ký sản phẩm, khiến việc đăng kí lại cũng như đăng kí sản phẩm mới gặp nhiều khó khăn. Sang nửa đầu năm 2014, do đã thích nghi được với những quy định mới, đồng thời tập trung khai thác tiềm năng tại thị trường này nên số loại sản phẩm có số đăng ký ở Myanmar của Công ty tăng nhẹ. Ngược lại với Campuchia và Myanmar, số loại sản phẩm có số đăng ký tại Moldova có xu hướng giảm. Từ

Một phần của tài liệu giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu cho công ty cổ phần dược hậu giang (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)